Nguyên tắc trong Giao tiếp sư phạm | Câu hỏi ôn tập Giao tiếp sư phạm | HNUE (2025)

Tài liệu môn GIAO TIẾP SƯ PHẠM được biên soạn tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội về câu hỏi: "Trình bày các nguyên tắc trong giao tiếp Sư phạm?" Đề cương ôn tập cuồi kỳ học phần Giao tiếp sư phạm giúp bạn đạt điểm cao!

Nguyên tắc trong Giao tiếp sư phạm

Khái niệm giao tiếp sư phạm

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức lẫn nhau, ảnh hưởng tác động lẫn nhau.b

Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lí giữa các chủ thể trong quá trình giáo dục, nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, thiết lập nên những mối quan hệ để thực hiện mục đích giáo dục.

Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm

Nguyên tắc giap tiếp sư phạm bao gồm 5 nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính mô phạm; Nguyên tắc tôn trọng nhân cách; Nguyên tắc thiện chí; Nguyên tắc tạo niềm tin trong giao tiếp và nguyên tắc đồng cảm 

1. Nguyên tắc đảm bảo tính mô phạm

- Khái niệm mô phạm: Mô phạm là khuôn mẫu, mực thước cho mọi người làm theo.

- Diễn ra trong dạy học và giáo dục hs và nó đòi hỏi sự chính tắc, khuôn mẫu, trong hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ, thái độ.

- Nguyên tắc yêu cầu cả giaos viên lẫn học sinh cùng các lực lượng giáo dục phải đảm bảo tính khuôn mẫu, chuẩn mực trong quá trình giao tiếp.

- Biểu hiện:

  • Sự mẫu mực trong thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của nhà giáo thể hiện ở sự chuẩn mực, làm gương sáng cho đối tượng giao tiếp mọi lúc, mọi nơi.
  • Lời nói và hành động luôn thống nhất với nhau, tránh hiện tượng “làm như tôi nói, đừng như tôi làm”
  • Sự mẫu mực về trang phục: trang phục lịch sự, gọn gàng phù hợp với quy định của nghề.
  • Để thực hiện được nguyên tắc, nhà giáo dục cũng như học sinh trước hết phải rèn luyện ngôn ngữ, tác phong, tư cách,.. phù hợp với môi trường giáo dục, thể hiện tính văn hóa trong giao tiếp.

2. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách

- Khái niệm: Tôn trọng nhân cách là coi trọng phẩm giá, tâm tư, nguyện vọng của nhau, không ép buộc nhau bằng vũ lực, cường quyền hay uy vũ, uy danh mà thuyết phục bằng uy tín.

- Tôn trọng người khác là biết đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp, không làm những điều mà mình không thích cho người khác.

- Tôn trọng là thể hiện sự khiêm tốn, không được kiêu căng, tự cho mình hơn người.

- Biểu hiện:

  • Biết lắng nghe ý kiến của đối tượng giao tiếp
  • Không nên ngắt lời đối tượng giao tiếp bằng những hành vi, cử chỉ, điệu bộ thiếu lịch sự.
  • Biết động viên, khích lệ đối tượng giao tiếp nói lên những suy nghĩ của mình.
  • Có thái độ ân cần, niềm nở, trung thực, chân thành trong giao tiếp
  • Không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác
  • Thể hiện ở việc sử dụng các phương tiện giao tiếp có văn hóa như: nói chuyện nhẹ nhàng, tình cảm,…trang phục lịch sự, gọn gàng phù hợp, tác phong tư thế đĩnh đạc
  • Ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng dễ hiểu, gần gũi…
  • Tạo nên niềm tin của học sinh, từ đó tạo nên tính cởi mở, tự tin trong giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc dạy học, giáo dục.

3.  Nguyên tắc thiện chí

- Khái niệm: Thiện chí là luôn nghĩ tốt về đối tượng giao tiếp, luôn tin tưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng giao tiếp được bộc bạch tâm tư, nguyện vọng của mình.

- Biểu hiện:

  • Người giáo viên luôn dành tình cảm tốt đẹp và đem lại niềm vui cho hs, luôn nhìn thấy những điểm mạnh của hs giúp các e phát huy hết những ưu điểm của mình.
  • Luôn động viên, khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên hoàn thiện bản thân.
  • Công bằng, khách quan trong phân công nhiệm vụ, trong nhận xét và đánh giá học sinh.
  • Hình thành cho hs tính cởi mở, tin yêu và nể trọng nhau trong giao tiếp.
  • Gv sẽ trở thành nguồn động viên, khích lệ tinh thần của hs trong cuộc sống cũng như trong công việc.

4. Nguyên tắc tạo niềm tin trong giao tiếp

- Khái niệm: Niềm tin trong giao tiếp là sự thể hiện sự chân thành, không sáo rỗng, kiểu cách. Thông qua giao tiếp, đối tượng và chủ thể dần tin tưởng vào sự chân thành, cởi mở của nhau, tin vào những gì hai bên nói với nhau.

- Biểu hiện

  • Để cho học sinh tin tưởng thì giáo viên phải tin học sinh, phải xuất phát từ sự chân thật, chân thành, không sáo rỗng, kiểu cách,…
  • Nhà giáo dục phải luôn tin tưởng vào khả năng tiến bộ, sự thay đổi theo chiều hướng tích cực và những phẩm chất tốt đẹp, lương thiện của hs.
  • Ngay cả khi các em mắc sai lầm, cũng phải tìm ra những ưu điểm, những mặt tích cực chứ không nên miệt thị hay phê phán nặng nề.
  • Chính sự tin tưởng và khích lệ của giáo viên sẽ là động lực cho hs cố gắng, phấn đấu để học tập, hoàn thiện bản thân.

5. Nguyên tắc đồng cảm

- Khái niệm:  Đồng cảm là biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp, biết sống trong niềm vui, nỗi buồn của họ để rung cảm, cùng suy nghĩ với đối tượng giao tiếp nhằm tạo ra sự đồng điệu với nhau trong giao tiếp.

- Biểu hiện:

  • Là sự gần gũi, thân mật, luôn cảm thấy sự an toàn, ấm cúng, tin tưởng….
  • Phải lựa chọn không gian, thời gian giao tiếp phù hợp
  • Biết được đối tượng giao tiếp đang nghĩ gì, muốn gì có tâm trạng như nào, cội nguồn của hiện tượng tâm lí để có cách ứng xử khéo léo.
  • Muốn đồng cảm với hs, phụ huynh, nhà giáo dục phải chú ý:
  • Nắm vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi của đối tượng giao tiếp
  • Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lí riêng của đối tượng giao tiếp  phác thảo chính xác chân dung tâm lí của đối tượng giao tiếp. 
  • Đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp trong những tình huống cụ thể  thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của đối tượng giao tiếp.
  • Biết gợi lên những điều đtgt muốn nói mà không dám nói và tạo điều kiện để thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của họ

Kết luận sư phạmm đối với giáo viên trong các nguyên tắc:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!
Nhắn tin Zalo