1. Nhân viên Sales là gì?
Nhân viên Sales là người chịu trách nhiệm giới thiệu và tư vấn sản phẩm đến khách hàng, thuyết phục khách hàng lựa chọn mua sản phẩm và từ đó tạo ra lợi nhuận cho công ty. Họ là người nắm rõ những chi tiết về sản phẩm cũng như các chương trình ưu đãi của công ty để kịp thời mang đến cho khách hàng thông tin chính xác, kịp thời và nhanh nhất.
Người nhân viên sales càng có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm cùng các kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt sẽ có thể thu hút được lượng khách hàng lớn, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp, để thúc đẩy lợi nhuận thì sales là một vị trí vô cùng quan trọng. Nhân viên sales còn được gọi là Nhân viên Kinh doanh, chiếm giữ một vai trò vô cùng thiết yếu ở mọi công ty, bất kể ngành nghề kinh doanh.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Mô tả chi tiết 9 công việc của nhân viên Sales
Sales là một vị trí khá phổ biến và được tuyển dụng liên tục hiện nay do nhu cầu thúc đẩy doanh số bán hàng của nhiều doanh nghiệp. Ngoài khả năng giao tiếp trôi chảy, ứng biến nhanh nhạy, người nhân viên sales còn phải có cho mình nhiều kỹ năng khác nếu muốn giữ chân được khách hàng.
Nắm rõ thông tin sản phẩm/ dịch vụ của công ty
Vì nhân viên sales là người trực tiếp làm việc và tư vấn đến khách hàng, mang lại cho họ ấn tượng đầu tiên về sản phẩm nên người nhân viên sales phải nắm rõ tất cả các thuộc tính của sản phẩm, công dụng, chính sách bảo hành, ưu đãi,... để kịp thời trình bày với khách hàng.
Giới thiệu sản phẩm với khách hàng
Người nhân viên sales cũng là người trực tại bộ phận bán hàng của công ty, kịp thời hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm cũng như các chính sách, ưu đãi của doanh nghiệp.
Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường
Để nắm bắt được mặt bằng chung nhằm đưa ra những lời khuyên hợp lý cho khách hàng, người nhân viên sales cần tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, mặt bằng chung về ngành hàng cũng như các đối thủ khác. Có thế, khi tư vấn có thể nêu được những ưu, nhược điểm của sản phẩm một cách hợp lý nhất.
Tìm kiếm khách hàng về cho công ty
Ngoài việc giới thiệu để khách hàng mua sản phẩm, nhân viên sales còn là người chịu trách nhiệm tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp từ những cá nhân, tập thể đang có nhu cầu tìm mua sản phẩm.
Đàm phán và báo giá cho khách hàng
Sau khi giới thiệu cho khách hàng về các thuộc tính của sản phẩm và chương trình ưu đãi, nhân viên sales cũng sẽ là người tiếp tục đàm phán, báo giá sản phẩm đến khách hàng và những thỏa thuận mua hàng.
Chăm sóc khách hàng
Để khách hàng có được trải nghiệm mua sắm tốt nhất, người nhân viên sales cần có những phương thức chăm sóc khách hàng trước và cả sau khi mua hàng, đem lại cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời, từ đó có thể xây dựng được lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Giữ mối quan hệ với khách hàng
Để xây dựng được tệp khách hàng trung thành, đi cùng doanh nghiệp theo thời gian dài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, người nhân viên sales cần giữ được mối quan hệ hoà hảo, thường xuyên thăm hỏi và tiếp thu ý kiến của khách hàng để nâng cao dịch vụ.
Gửi báo cáo định kỳ
Đối với những vị trí liên quan đến kinh doanh, việc báo cáo doanh thu là vô cùng cần thiết để kiểm soát được tiến độ công việc cũng như doanh số định kỳ, người nhân viên sales cũng có trách nhiệm phải báo cáo doanh số định kỳ cho doanh nghiệp.
Kiểm kê hàng hóa
Ngoài những công việc phải tiếp xúc với khách hàng, người nhân viên sales còn có nhiệm vụ kiểm kê hàng hoá, hoá đơn bán hàng và bổ sung hàng hóa mới kịp thời để khách hàng có thể có được trải nghiệm mua sắm thoải mái, dễ dàng lựa chọn.
Đọc thêm: Việc làm dành cho nhân viên sale/ kinh doanh mới nhất
3. TOP 4 vị trí Sales được tuyển dụng nhiều nhất 2023
Nhân viên Sales Logistics
Nhân viên sales Logistics (Sales Logistics Staff) hay nhân viên kinh doanh Logistics là những người bán các sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi dịch vụ Logistics như kho bãi, dịch vụ khai báo hải quan, cung cấp giá cước,.... Họ là người trực tiếp tìm kiếm, trao đổi và thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ Logistics và giám sát hoạt động của chuỗi cung ứng trong tổ chức. Công việc cụ thể của nhân viên sales Logistics gồm:
- Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng thông qua quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của công ty.
- Liên lạc, chăm sóc khách hàng cũ tiềm năng để hỗ trợ giá cả và thông báo các dịch vụ ưu đãi.
- Phối hợp cùng nhóm hậu cần để đảm bảo chất lượng các lô hàng đến và đi không bị nhầm lẫn, thiếu sót hoặc hư hại.
- Phối hợp với các đơn vị vận chuyển để quản lý các tệp tin vận chuyển điện tử và xử lý các phát sinh như hoàn trả hàng (nếu có).
Đây là một công việc chịu nhiều áp lực về doanh số và khả năng bị đào thải cao nếu không đảm bảo nguồn khách hàng. Tuy nhiên, môi trường làm việc nhiều cơ hội học hỏi, lương thưởng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn nên vị trí này vẫn thu hút lượng lớn ứng viên. Mức trung bình khoảng 7-20 triệu đồng/tháng và có thể cao hơn tùy vào năng lực của bạn.
Nhân viên Sales Admin
Sales admin là trợ lý hoặc thư ký của các phòng ban trong doanh nghiệp. Họ là người tiếp nhận thắc mắc của khách hàng và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Tùy vào quy mô và cách thức làm việc của mỗi doanh nghiệp mà công việc của sales admin khác nhau. Tuy nhiên, họ đều phải chịu trách nhiệm cho các đầu việc sau:
- Theo dõi tình trạng hàng hóa, nguyên vật liệu,... xuất nhập và tồn kho.
- Theo dõi lịch trình đơn hàng, tiến hành lập biên bản giao - nhận của từng đơn.
- Thúc đẩy tiến độ làm việc của nhân viên sales để đạt được doanh số tối thiểu.
- Kiểm tra đơn hàng bao gồm tình trạng, thông tin khách hàng,... để đảm bảo giao đúng người, đúng sản phẩm.
- Nhập đơn hàng vào hệ thống của doanh nghiệp và kiểm tra tình trạng thanh toán, công nợ, thông tin của khách hàng và cập nhật những thay đổi (nếu có).
- Hỗ trợ cấp trên soạn thảo văn bản, giấy tờ nội bộ liên quan đến các cuộc họp hoặc hoạt động của phòng kinh doanh.
- Liên hệ, giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ cũng như hỗ trợ khi cần thiết.
- Tổng hợp thông tin khách hàng, phân loại khách thường, khách VIP,... để đưa ra các chính sách tri ân phù hợp.
- Cập nhật số liệu bán hàng và lập báo cáo ngày, tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của cấp trên.
Nhân viên Sales Marketing
Nhân viên sales marketing vừa là người bán hàng vừa là người tiếp thị, marketing cho dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Họ là "cầu nối" giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo doanh thu ổn định cho công ty. Công việc chính của nhân viên sales marketing gồm:
- Tiếp nhận kế hoạch marketing từ cấp trên và triển khai, theo dõi mọi hoạt động trong quá trình thực hiện và sau hoàn thành.
- Thực hiện các công việc nhằm quảng báo chiến lược marketing, mang hình ảnh doanh nghiệp đến với khách hàng.
- Lập kế hoạch chi tiết và thực hiện các chiến lược marketing cho dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc của khách hàng về tính năng, lợi ích của sản phẩm.
- Xây dựng chiến lược marketing gồm chương trình ưu đãi, khuyến mại, sự kiện ra mắt sản phẩm,....
- Gặp gỡ, trao đổi và đàm phán với khách hàng về hợp đồng mua bán dịch vụ, hàng hóa của công ty.
- Chăm sóc khách hàng cuc và làm dày hồ sơ khách hàng mới tiềm năng.
- Báo cáo tình trạng và hiệu quả công việc cho cấp trên.
Nhân viên Sales bất động sản
Nhân viên sales bất động sản là những người sẽ thực hiện công việc trung gian trong các giao dịch mua bán, cho thuê, chuyển nhượng bất động sản giữa các bên. Nhờ có nhân viên sales bất động sản, các giao dịch diễn ra thuận lợi, tỷ lệ thành công cao hơn.
Trên thực tế, tùy vào quy mô doanh nghiệp và khu vực làm việc mà công việc cụ thể của mỗi nhân viên sales bất động sản khác nhau. Tuy nhiên sẽ có một vài công việc chính như:
- Tìm kiếm, gọi điện giới thiệu, tư vấn các dự án bất động sản cho khách hàng tiềm năng.
- Phát tờ rơi hoặc tham gia các sự kiện liên quan đến bất động sản.
- Cung cấp thông tin dự án, chính sách bán hàng, các ưu đãi,... đến khách hàng.
- Tiếp nhận thắc mắc của khách hàng và đưa ra giải đáp hợp lý .
- Hỗ trợ khách hàng tìm được bất động sản giá tốt, phù hợp nhu cầu sử dụng.
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục, giấy tờ và ký hợp đồng khi khách chốt.
- Làm báo cáo tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của cấp trên
Đọc thêm: Mức lương nhân viên tư vấn/ kinh doanh bất động sản là bao nhiêu?
4. Các kỹ năng cần có ở nhân viên Sales
Kỹ năng giao tiếp
Là một lẽ đương nhiên, nhân viên sales cần có khả năng nói năng lưu loát, xử lý tình huống nhanh nhạy để có thể kịp thời trả lời các thắc mắc của khách hàng. Đây là tố chất đầu tiên cũng là rất quan trọng không thể thiếu đối với một nhân viên Sales giỏi. Kỹ năng này giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận trao đổi và đàm phán giúp tạo dựng mối quan hệ cũng như tư vấn giúp khách hàng tin tưởng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Kỹ năng ngoại ngữ và tin học
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, các doanh nghiệp đã dần mở rộng thị trường kinh doanh ra các nước trong khu vực và quốc tế. Vậy nên kỹ năng ngoại ngữ sẽ giúp nhân viên sales tiếp cận được nhiều khách hàng với khả năng chi tiêu lớn hơn, thúc đẩy doanh số và mở rộng tệp khách hàng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó kỹ năng về tin học và cập nhật các xu hướng mới về công nghệ cũng giúp nhân viên sales làm việc hiệu quả, nhanh chóng hơn, giảm bớt các tác vụ thủ công và có thời gian tư vấn, hỗ trợ khách hàng.
Kỹ năng lắng nghe và truyền đạt thông tin
Công việc bán hàng không phải là hình thức tiếp nhận thông tin một chiều mà là sự tương tác và thấu hiểu của người bán để đáp ứng nhu cầu của người mua. Do đó, để đạt được mục tiêu kinh doanh, chuyên viên bán hàng cần phải có kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu được những vấn đề của khách hàng. Từ đó, bạn mới có thể đưa ra những chiến lược tiếp cận phù hợp để thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Người nhân viên sales cần có kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu những ý kiến của khách hàng. Mục đích của việc này vừa để kịp thời giải đáp thắc mắc cho người mua, vừa giúp bạn có thể nhận được những góp ý từ khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.Hãy chú ý và tập trung với những thông tin mà khách hàng đưa ra. Thông qua đó bạn sẽ biết cách đặt câu hỏi sâu hơn để hiểu rõ nhu cầu và vấn đề của khách hàng, từ đó đưa ra được giải pháp phù hợp.
Luôn giữ nụ cười trên môi và bề ngoài chỉn chu
Không một khách hàng nào muốn mua sản phẩm hay tiếp xúc với một nhân viên sales với gương mặt cau có khó chịu, quần áo nhăn nhúm, xộc xệch. Do đó, bạn phải luôn chỉnh chủ bề ngoài, gương mặt sáng sủa, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, lịch sự, thái độ cởi mở tươi cười thì mới có thể tiếp xúc và tư vấn sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng giúp tỷ lệ chốt đơn hàng cao hơn và mang lại doanh thu cho công ty.
Kỹ năng xử lý vấn đề
Trong quá trình tư vấn cho khách hàng, đôi khi bạn sẽ gặp một số tình huống, vấn đề bất ngờ. Vì thế, sở hữu kỹ năng xử lý tình huống, biết ứng biến nhanh nhạy sẽ là một điểm cộng trước mắt khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng hơn vào người nhân viên sales cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Hiểu biết về vấn đề kinh doanh, phân tích rủi ro và cơ hội, đưa ra quyết định dựa trên thông tin và hành động tích cực ảnh hưởng đến tổ chức là kỹ năng cần có của một nhân viên bán hàng. Bạn cần có khả năng đưa ra quyết định thông minh và hành động phù hợp trong các tình huống khó khăn. Ví dụ, bằng cách thu thập thông tin từ khách hàng, bạn có thể hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường hiện tại để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Kỹ năng đàm phán, thương lượng
Quá trình đàm phán, thương lượng giữa nhân viên và khách hàng là quá trình vô cùng quan trọng, mang tính quyết định để khách hàng lựa chọn mua sản phẩm. Trong những buổi thuyết phục, đàm phán với khách hàng, nhân viên sales cần nhanh nhạy, sử dụng lý lẽ khéo léo, tránh nóng giận, gấp gáp để luôn mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái.
Đọc thêm: Chứng chỉ IC3 là gì? Tại sao phải thi chứng chỉ tin học IC3?
5. Những hiểu lầm thường gặp về nghề Sales
Nhân viên Sales cần phải ăn nói tốt
Trong công việc kinh doanh, bán hàng, việc sở hữu kỹ năng giao tiếp một cách linh hoạt và thuyết phục là yếu tố cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nó không phải là tất cả. Mỗi khách hàng có thể tiếp xúc với rất nhiều nhân viên sales từ các công ty khác nhau và đều có khả năng ăn nói tốt. Do đó, chất lượng thông tin bạn cung cấp, sự chân thật mà không phải lời nói đẹp đẽ hay quá nhiều lời khen ngợi sản phẩm sẽ là yếu tố thực sự quan trọng.
Làm Sales không ổn định
Mọi ngành nghề đều có thời gian thăng trầm nhất định. Điểm mấu chốt không nằm ở việc làm nhân viên sales không có tương lai, mà là khả năng của mỗi người trong việc đối mặt và giải quyết những thách thức. Cần nhìn nhận rằng, nhiều lãnh đạo hàng đầu và các tỷ phú hiện nay trên thế giới đã từng bắt đầu sự nghiệp của mình từ vị trí nhân viên sales.
Bị từ chối là thất bại của nhân viên Sales
Trong bối cảnh thị trường mở rộng, cung lớn hơn cầu, khách hàng có quyền lựa chọn và từ chối bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào họ thấy không hợp và không cần thiết. Vậy nên ngay cả những nhân viên sales dày dạn kinh nghiệm nhất cũng sẽ phải đối mặt với tình huống bị từ chối. Điều quan trọng là bạn cần rút ra được kinh nghiệm sau những lần bị từ chối và cải thiện kỹ năng của bản thân cho những lần sau.
Nhân viên Sales xuất sắc là người đạt được doanh số cao
Đạt được doanh số cao có thể là mục tiêu và cũng là yếu tố quyết định mức thu nhập của một nhân viên sales. Nhưng đây không phải là yếu tố duy nhất đánh giá sự xuất sắc của một nhân viên sales. Sự trung thành và sự hài lòng của khách hàng - liệu họ có sẵn lòng mua hàng lần nữa từ bạn hay không - đó mới thực sự là tiêu chí quan trọng để đánh giá một nhân viên sales tốt.
Đọc thêm: Quản trị kinh doanh quốc tế là gì? Cơ hội việc làm và mức lương của Quản trị kinh doanh quốc tế
Nhu cầu tuyển dụng Sale luôn luôn có vì hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào cũng cần phải được diễn ra liên tục, bạn chỉ việc nắm bắt khi nó đến. Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Nhân viên Sales. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !