Các thuộc tính cơ bản của pháp luật? | Câu hỏi tự luận ôn tập học phần Pháp luật đại cương

Hãy trình bày khái niệm và phân tích các thuộc tính cơ bản của pháp luật? Câu hỏi tự luận ôn tập học phần Pháp luật đại cương giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao cuối học phần.

PHÂN TÍCH CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT?

1. Khái niệm 

Thuộc tính của pháp luật là những đặc trưng, đặc điểm vốn có, không thể tách rời của pháp luật. Thông qua thuộc tính của pháp luật, có thể phân biệt được pháp luật với các quy phạm xã hội khác. 

2. Các thuộc tính cơ bản 

Thuộc tính thứ nhất: Pháp luật có tính quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước là một thuộc tính riêng của pháp luật mà không một quy phạm nào có thể có được. Để có thể thực hiện việc tổ chức và quản lý xã hội, nhà nước cần phải có pháp luật, nhằm mục đích bắt buộc mọi người phải thực hiện. Các quy định của pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, cũng có thể được tạo nên từ việc nhà nước thừa nhận những quy tắc ứng xử đã có sẵn từ trong xã hội (đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo,...) Và với kết cấu là những quy tắc xử sự chung, pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với các hành vi ứng xử của mọi người trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật là sự thể hiện ý chí của nhà nước. 

Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép các chủ thể được làm gì, không được làm gì, nên làm gì, không nên làm gì và có thể bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào, . . . Mặt khác, với thuộc tính quyền lực nhà nước của mình, pháp luật có thể có các biện pháp cưỡng chế từ nhà nước, để bắt buộc người dân phải thực hiện theo những quy định được nên ra của pháp luật, nếu không họ sẽ bị trừng phạt, để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.

Thuộc tính thứ hai: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến

Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm là tế bào của pháp luật, là khuôn mẫu, là mô hình xử sự chung. Trong xã hội các hành vi xử sự của con người rất khác nhau, tuy nhiên trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định vẫn đưa ra được cách xử sự chung phù hợp với đa số.

Cũng như quy phạm pháp luật, các quy phạm xã hội khác đều có những quy tắc xử sự chung, nhưng khác với các quy phạm xã hội, pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ, việc áp dụng các quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi bằng những quy định khác hoặc thời hiệu áp dụng các quy phạm đã hết.

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước "được đề lên thành luật". Tùy theo từng nhà nước khác nhau mà ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội mang tính chất chủ quan của một nhóm người hay đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn của đa số nhân dân trong quốc gia đó.

Thuộc tính thứ ba: Pháp luật có tính hệ thống

Ngay chính bản thân khái niệm của pháp luật đã là một hệ thống các quy tắc xử sự chung, hoặc là các quy phạm, cũng có thể là các  nguyên tắc hoặc khái niệm pháp lý . . . Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hộ thông qua việc tác động một cách trực tiếp lên các cách xử sự của các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ xã hội đó, nhưng những quy định đó lại không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó và thống nhất với nhau, tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh.

Thuộc tính thứ tư: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Quy phạm có thể hiểu một cách đơn giản là các khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định của pháp luật được xem như là các quy phạm trong xã hội và nó được biết đến, và sử dụng một cách vô cùng phổ biến. Từ đó, pháp luật định hướng cho nhận thức và hành vi của các chủ thể trong xã hội. Khi rơi vào một tình huống nhất định, dựa vào thuộc tính quy phạm của pháp luật, các chủ thể sẽ được định hướng hành vi cho bản thân mình để đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Phạm vi tác động của pháp luật rất lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi người, cho cá nhân, tổ chức trong phạm vi của một quốc gia và được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày; hay thể hiện trên mọi lĩnh vực của các mối quan hệ xã hội. Cũng chính vì vậy, pháp luật mới mang thuộc tính phổ biến.

Xem thêm

Giáo trình môn Pháp luật đại cương 

Giáo trình môn Pháp luật đại cương | Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Giáo trình môn Pháp luật đại cương | Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam

Bài giảng môn Pháp luật đại cương

Bài giảng PPT (Power Point) học phần Pháp luật đại cương | SLIDE | HUST | Ths Nguyễn Thị Thúy Hằng

Bài giảng PPT (Power Point) học phần Pháp luật đại cương | SLIDE | HUST | Ths. Nguyễn Văn Lâm

Bài giảng PPT (Power Point) học phần Pháp luật đại cương | SLIDE | Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Công Nghệ

Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương (có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương về: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam 

Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương về: Những vấn đề cơ bản về pháp luật 

Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương về: Quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật 

Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương về: Quan hệ pháp luật 

Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương về: Pháp chế XHCN và Nhà nước pháp quyền 

Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương về: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam 

Câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật đại cương về: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 

Ngân hàng câu hỏi Pháp luật đại cương

Đề cương pháp luật đại cương

Đề thi Pháp luật đại cương 

Tiểu luận Pháp luật đại cương hay, thuyết phục nhất 

Nhận định đúng sai Pháp luật đại cương (có đáp án)

Bài tập chia thừa kế pháp luật đại cương

Bài tập tình huống học phần Pháp luật đại cương

Mẹo thi Pháp luật đại cương chi tiết nhất

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh luật mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Mức lương của thực tập sinh luật như thế nào

Việc làm kiểm soát viên mới nhất

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!