1. Nhóm câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân
Câu hỏi 1: Giới thiệu về bản thân bạn?
Để có được thiện cảm và ghi điểm từ các câu hỏi phỏng vấn xin việc phải làm thế nào? Đầu tiên bạn cần có một mục giới thiệu bản thân ấn tượng. Ngoài các thông tin cơ bản về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, các ứng viên cần làm nổi bật sở trường và một số thành quả bạn đạt được trong các công việc trước đó. Đây là một trong tiêu chí quan trọng để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên.
Câu hỏi 2: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì
Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên bạn phải xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bạn là gì, đồng thời nói ra mục đích cuối cùng bạn muốn hướng tới là gì. Hãy đưa ra định hướng nghề nghiệp có liên quan tới công việc bạn muốn ứng tuyển cùng với lý do "Tôi muốn phát triển và hoàn thiện hơn các kỹ năng chuyên môn với công việc này, tôi xác định đây là công việc yêu thích và sẽ gắn bó với tôi lâu dài."
Câu hỏi 3: Các thành tích đã đạt được trong công việc?
Hãy kể về các thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đây, những giá trị mang lại cho công ty, kể về vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện. Quan trọng hơn đó là hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn khi đạt kết quả, những bài học rút ra từ đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa và câu hỏi này để thấy được sự tâm huyết của bạn với công việc, với các sản phẩm mình thực hiện,từ đó có cái nhìn tích cực hơn về bạn.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Câu hỏi 4: Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?
Được đánh giá là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và quan trọng. Cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là nên chân thật. Nó giống như bạn đang chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân. Đừng cố nói những gì mình không biết, bạn sẽ không trả lời được nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn về chuyên môn.
2. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng
Câu hỏi 5: Bạn mong muốn gì ở công ty?
Việc đặt ra câu hỏi này được coi là làm vừa lòng hai bên. Bên người thuê lao động nắm được nguyện vọng của ứng viên còn bên người lao động có thể nói nguyện vọng của mình. Mục đích của người phỏng vấn và nhà tuyển dụng đó là nhà tuyển dụng muốn tìm ra một ứng viên phù hợp với đặc thù tính chất công việc và phù hợp với ngân sách, chế độ đãi ngộ của công ty.
Chính vì vậy, hãy thẳng thắn hỏi nhà tuyển dụng những điều bạn băn khoăn, những quyền lợi, đãi ngộ của công ty trợ cấp cho người lao động.
Câu hỏi 6: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Nếu được hỏi về mức lương mong muốn đó là đừng đưa mức lương hàng tháng lên tận trời xanh (quá cao) vượt xa với mức tưởng tượng của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng đừng vì thiếu tự tin mà để mức lương quá thấp. Hãy là một ứng viên thông minh biết sàng lọc, dung hòa đưa ra một mức lương hợp lý, không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân. Bạn thương lượng một mức lương thấp chẳng khác nào đang tự nhận tôi là người chẳng làm được việc.
Đọc thêm: Cách giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
Câu hỏi 7: Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?
Trong câu hỏi này, bạn nên đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của bản thân.
Câu hỏi 8: Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?
Khi trả lời câu hỏi này cũng là một cách để giới thiệu bản thân khéo léo, bạn cần phản ứng thật nhanh để chọn cách trả lời hợp lý nhất.
Một số trường hợp nhà tuyển dụng lại hỏi ứng viên với câu hỏi: những lúc gặp áp lực thì cách vượt qua áp lực công việc của bạn làm gì? Đừng quá lo lắng, hãy thật thoải mái liệt kê một số hoạt động bạn thường làm để giảm stress như tập yoga, bơi lội, cafe với bạn bè hay xem một bộ phim nào đó... Thông qua câu trả lời này cũng có thể đánh giá bạn là một người làm việc khoa học đó.
3. Nhóm câu hỏi phỏng vấn bẫy ứng viên
Câu hỏi 9: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?
Mục đích của các câu hỏi phỏng vấn dạng này là: Nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đã tìm hiểu và có hiểu được công việc mình đang ứng tuyển không. Không nên chỉ trả lời "Vì tôi muốn có một công việc", có thể điều này sẽ gạch ngay tên bạn khỏi danh sách ứng viên tiềm năng, xem gợi ý cách trả lời dưới đây.
Đọc thêm: Kỹ năng phát triển bản thân là gì? 10 tư duy phát triển bản thân hiệu quả
Câu hỏi 10: Điểm mạnh điểm yếu của bản thân là gì?
Là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất được các nhà tuyển dụng đưa ra nhằm mục đích thử và đánh lừa ứng viên để kiểm tra sự thật thà và thông minh.
Câu hỏi 11: Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca?
Mục đích của câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết trách nhiệm đối với công việc của bạn, đừng ngần ngại trả lời là bạn sẵn sàng tăng ca hay "mang việc về nhà", trong những trường hợp cần xử lý công việc gấp cho kịp tiến độ hay yêu cầu của khách hàng, các công ty cần sự hỗ trợ của nhân viên để giải quyết công việc bằng cách tăng ca hoặc thực hiện công việc tại nhà, điều này hết sức bình thường.
Câu hỏi 12: Theo bạn nên làm việc độc lập hay theo nhóm?
Khả năng làm việc theo nhóm hay làm việc độc lập đều quan trọng, các công ty sẽ mong muốn bạn có khả năng làm việc một mình hay phối hợp với đồng nghiệp tốt, bạn có thể trả lời là cách làm việc theo nhóm hay độc lập đều quan trọng, do đó để công việc hiệu quả cần có sự kết hợp cả hai.
Đọc thêm: Giới thiệu bản thân: 7 Tips cho buổi phỏng vấn ấn tượng
4. Nhóm câu hỏi khi phỏng vấn việc làm cũ
Câu hỏi 13: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Đừng để các nhà tuyển dụng đánh giá bạn không tốt với các câu hỏi phỏng vấn dạng này, một lời khuyên chân thành cho bạn đó là đừng bao giờ đưa ra những lý do khiến bạn nghỉ việc tại công ty cũ như: Nội quy quá khắt khe, xung đột với đồng nghiệp hay do bất bình với sếp. Với những câu trả lời như thế bạn có thể bị loại ngay từ vòng gửi xe .
Câu hỏi 14: Điều gì ở đồng nghiệp cũ khiến bạn khó chịu?
Kể ra các điểm xấu của đồng nghiệp cũ là một sai lầm lớn của bạn, nó cho thấy bạn là người hay để ý và rất nhỏ nhen, có thể gây ảnh hưởng tới công ty họ sau này, cách trả lời phỏng vấn khi gặp câu hỏi này là nên khôn khéo đưa ra các câu trả lời rằng bạn kết hợp khá ăn ý với các đồng nghiệp, cho thấy bạn là người hòa đồng có thể hợp tác với nhiều người khác nhau vì mục đích công việc.
Câu hỏi 15: Kể một chút về sếp cũ hay công ty cũ của bạn?
Một câu hỏi đánh vào tâm lý của bạn, đừng nên đưa ra các nhận xét tiêu cực về sếp cũ hay công ty cũ, dù có rất nhiều bất đồng quan điểm. Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có đổ lỗi hay đánh giá xấu sếp cũ, vì thế nên đừng bị mắc lừa. Hãy đưa ra những nhận xét tích cực về công ty hay sếp cũ, bạn cũng học hỏi được những bài học trong quá trình làm việc tại đây, rằng bạn đã được giúp đỡ và hướng dẫn nhiều trong thời gian đầu và bạn vẫn giữ liên lạc với họ một cách tích cực.
Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về bẫy câu hỏi phỏng vấn. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những bài giới thiệu bản thân án tượng với nhà tuyền dụng. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!