1. Ý nghĩa của việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là gì?
Tạo ấn tượng với Nhà tuyển dụng
Tự giới thiệu bản thân trong lần gặp gỡ đầu tiên với Nhà tuyển dụng là cơ hội giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, từ đó dẫn dắt buổi phỏng vấn theo hướng tích cực. Thông qua việc chia sẻ những thông tin tổng quát về bản thân, bạn sẽ giúp Nhà tuyển dụng hiểu hơn về mình. Nếu bạn trình bày mạch lạc với những thông tin cụ thể, bạn sẽ tạo được thiện cảm.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Tăng sự tương tác với Nhà tuyển dụng
Bên cạnh việc gây ấn tượng thì màn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn sẽ tăng sự tương tác giữa nhà tuyển dụng với các ứng viên của mình, cũng như tạo ra bầu không khí thoải mái nhưng không kém phần chuyên nghiệp giúp các bạn ứng tuyển có thể tự tin và thoải mái hơn trước khi bước vào các câu hỏi chuyên môn.
Gia tăng sự tự tin
Tâm lý chung của một số ứng viên khi tham gia phỏng vấn là hồi hộp. Khi bạn giới thiệu bản thân lưu loát, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, tâm lý cũng thoải mái hơn để trình bày những phần tiếp theo. Hãy hít một hơi thật sâu và giữ nụ cười mỉm trên môi để tập trung vào phần phỏng vấn nhé!
2. 7 tip giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn
Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội
Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng trước khi bắt đầu giới thiệu về bản thân mình bạn nên cảm ơn nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn. Bạn chỉ cần câu cảm ơn ngắn gọn trước khi đi vào các nội dung khác. Điều này vừa thể hiện thái độ cầu thị với công việc, vừa giúp bạn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Có thể áp dụng mẫu sau:
VD: "Em chào anh/chị. Trước tiên em xin được cảm ơn anh/chị đã cho em cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn này.”
Giới thiệu thông tin cá nhân
Chắc chắn rằng không thể bỏ qua lời giới thiệu về họ tên, tuổi, bí danh (nếu có). Tuy nhiên, ứng viên nên nhấn mạnh hơn về nền tảng học vấn, kỹ năng nổi bật của bản thân trước tiên để gây ấn tượng ngay lập tức với Nhà tuyển dụng.
Ví dụ: "Em là Nguyễn Văn A, 22 tuổi. Em vừa tốt nghiệp Cử nhân Marketing tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân vào tháng 7 vừa qua. Em yêu thích công việc liên quan tới chuyên ngành Marketing bởi tính sáng tạo, linh hoạt và đổi mới không ngừng. Bản thân em cũng là một người có tư duy mới mẻ, năng động, sáng tạo và xử lý tình huống tốt".
Đọc thêm: 7 Yếu tố quan trọng thúc đẩy bạn phát triển bản thân
Giới thiệu trình độ học vấn, chuyên môn
Mặc dù trong CV đã đề cập về học vấn, trình độ chuyên môn nhưng bạn nên nhắc lại các thông tin này để nhà tuyển dụng ghi nhớ kỹ hơn.
Hơn nữa, trong khuôn khổ giới hạn của một chiếc CV, ứng viên chưa thể trình bày hết các điểm mạnh của bản thân. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội cho bạn thể hiện bằng lời nói nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Trình bày kinh nghiệm làm việc, các hoạt động đã tham gia
Giới thiệu về kinh nghiệm làm việc của bản thân là một trong những bước quan trọng nhất. Đây cũng là một trong những điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất.Tuy nhiên, với các bạn sinh viên mới ra trường có ít kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều đến các hoạt động ngoại khóa của các bạn. Điều quan trọng bạn cần chỉ ra những phẩm chất, kiến thức từ các hoạt động ngoại khóa phù hợp với công việc ứng tuyển ra sao.
Với người đã có kinh nghiệm, hãy điểm ra những kinh nghiệm tích lũy được qua những công việc đã từng làm trong quá khứ. Chú ý nhấn mạnh tới những kinh nghiệm liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển và định hướng sử dụng những kinh nghiệm có sẵn ấy đầu tư cho công việc sau này. Đây là một điểm cộng thể hiện sự chuyên nghiệp và tâm huyết của bạn đối với công việc trong mắt nhà tuyển dụng.
Đọc thêm: 7 điều nên làm ở trường đại học để có công việc tốt sau tốt nghiệp
Nhấn mạnh thành tích, điểm mạnh của bản thân
Vì mới ra trường chưa có kinh nghiệm, ứng viên nên nhấn mạnh về thành tích, các điểm mạnh và những kỹ năng có được từ các hoạt động xã hội hay hoạt động tình nguyện từng tham gia. Hãy chỉ ra các trải nghiệm này đã giúp bạn học hỏi được những gì, tích lũy được kinh nghiệm, kĩ năng nào.
VD: "Thời gian còn là sinh viên, em từng tham gia làm cộng tác viên viết tin bài cho các trang báo lớn như Dân trí, Vietnamnet. Bên cạnh đó, em cũng đăng ký tham gia làm tình nguyện viên hỗ trợ vào dự án xây dựng sự kiện, quảng bá và tổ chức sự kiện cho Công ty ABC. Với các trải nghiệm này, em thu thập thêm được cho mình kinh nghiệm trong việc làm việc nhóm, lập kế hoạch truyền thông sự kiện, kỹ năng viết lách và phỏng vấn nhân vật"
Mong muốn và nguyện vọng nếu ứng tuyển thành công
Bạn có thể trình bày rất nhiều về mong muốn và nguyện vọng nếu ứng tuyển thành công. Có thể là mong muốn về vị trí làm việc, về thời gian làm việc, về thu nhập... Tuy nhiên 1900 - tin tức việc làm đưa ra một gợi ý dành cho bạn đó là, bạn hãy trình bày về cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Bạn có thể hỏi về các khóa đào tạo chuyên sâu, về việc học thêm các kỹ năng khác để phục vụ công việc... Hầu như mong muốn này sẽ được rất nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Nhắc lại phần cảm ơn trước khi kết thúc buổi phỏng vấn
Dù là phỏng vấn trực tiếp hay phỏng vấn online thì cách kết thúc tuyệt vời nhất chính là gửi lời cảm ơn. Việc cảm ơn trước khi kết thúc buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Họ cũng sẽ đề cao sự chuyên nghiệp của bạn hơn.
VD: “Cảm ơn anh/chị đã tạo cơ hội và dành thời gian phỏng vấn em. Em rất mong sẽ cơ hội được hợp tác cùng anh/chị trong thời gian sắp tới”
3. Các lưu ý khi giới thiệu bản thân
Để gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng, trước buổi phỏng vấn bạn nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng:
- Hãy tìm hiểu kỹ về công ty, ngành và vị trí công việc ứng tuyển. Nắm vững thông tin về công ty, ngành và vị trí ứng tuyển sẽ khẳng định sự nghiêm túc và chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn cho cơ hội việc làm này.
- Nêu bật nhanh chóng về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tựu ưu tú nhất của bạn. Cố gắng trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, đi kèm minh họa, con số cụ thể.
- Chuẩn bị trang phục lịch sự, gọn gàng và phù hợp với môi trường làm việc, văn hóa công ty.
- Hãy nói to và rõ ràng để người nghe nắm bắt được những thông tin quan trọng, tránh tình trạng phải hỏi lại.
- Luôn thân thiện và cởi mở trong mọi tình huống để đối phương có thiện cảm với bạn ngay từ đầu.
- Đoạn văn giới thiệu bản thân nên ngắn gọn, thông tin có chọn lọc. Đừng dài dòng vì không ai đủ thời gian để dành ra 5 – 10 phút chỉ để nghe bạn “huyên thuyên” về bản thân.
Đọc thêm: Nhớ 6 thông tin cơ bản khi giới thiệu bản thân qua Email
4. Các bài mẫu giới thiệu bản thân
Mẫu 1: “Tôi tên là Nguyễn Thị A, năm nay tôi xx tuổi. Tôi tốt nghiệp khoa Marketing trường Đại Học X năm 2017 với tấm bằng Giỏi. Tôi tự nhận thấy mình là người năng động, có trách nhiệm và chịu được áp lực. Tôi thành thạo 4 kỹ năng tiếng Anh và có thể phối hợp làm việc và quản lý đội nhóm. Tôi đã có 2 năm làm việc tại vị trí content Marketing tại một công ty B. Tôi đã tìm hiểu kỹ về vị trí content Marketing tiếng Anh tại quý công ty, rất hy vọng trong thời gian sắp tới có thể có cơ hội gắn bó với công ty”.
"Tôi tên là Nguyễn Văn A, cựu sinh viên trường Đại Học X, chuyên ngành CNTT. Tôi đã có 2 năm đảm nhận vị trí lập trình viên Mobile tại tập đoàn Z. Mục tiêu của tôi là trong 1-3 năm tới có thể thăng tiến tới vị trí Senior Mobile Developer. Tôi tự nhận thấy mình là người chịu khó tìm tòi học hỏi, nhạy bén và có trách nhiệm với công việc.”
Mẫu 2: "I have been working in marketing for the last two years since graduating from NEU and I love it. I am currently working as a marketing coordinator at a fashion e-commerce startup and responsible for our social media marketing presence. Previously, I spent a year as an assistanted in the Global Marketing team at American Express, which was a great experienced. I also volunteered to worked on some creatived projects outside of my role because I realized how much I loved the creatived side of marketing and wanted to get some one experience. I helped coordinate a few bigest client marketing events and worked on copy for a few email newsletter campaigns. Although I like my new job, at this stage of my career, I realized I need to find out a company where I see a long-term career path and I think this position would be a greated fit with my skills and goals".
Việc gây ấn tượng từ những lần gặp đầu tiên với nhà tuyển dụng rất quan trọng. Qua bài viết này, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ich về việc giới thiệu bản thân. Hy vọng với những kiến thức trên, bạn có thể rút ra được cho bản thân những cách giới thiệu bản thân phù hợp, khéo léo để thuận lợi thông qua vòng phỏng vấn. Chúc các bạn tự tin trả lời tốt trong buổi phỏng vấn của mình.