Kỹ năng là gì? 9 Cách nâng cao kỹ năng hiệu quả nhất

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều cơ hội, nó đòi hỏi con người phải nâng cao các kỹ năng, thay đổi tư duy bản thân để bắt kịp nhịp sống thời đại. Trong bài viết dưới đây, 1900 - tin tức việc làm sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về kỹ năng phát triển bản thân nhé.

1. Kỹ năng là gì?

Kỹ năng (Skill) là việc vận dụng khả năng/năng lực của một người để giải quyết một hay nhiều việc nhằm tạo ra kết quả như mong muốn. Nói một cách khác, kỹ năng là khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực hiện một cái gì đó, có thể là công việc kỹ thuật, tình cảm, chuyên môn, giao tiếp, sinh tồn, v.v.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: 7 Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm việc dưới áp lực hiệu quả

2. Nắm bắt 9 cách nâng cao kỹ năng hiệu quả nhất

Tự thiết lập mục tiêu

Việc đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng giúp chúng ta có thể tập trung vào những gì cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó và đo lường được tiến độ của mình.Khi tự đặt mục tiêu. Vạch rõ lộ trình hoàn thành, nhờ vậy, rút ngắn tối đa thời gian phấn đấu, không lãng phí thanh xuân của bạn. Không bị xao nhãng bởi quá nhiều điều diễn ra xung quanh bạn mỗi ngày. Duy trì niềm tin, nhiệt huyết phấn đấu trong mọi khía cạnh cuộc sống. Bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố sau:

  • Mục tiêu cần phải cụ thể và rõ ràng
  • Mục tiêu cần phù hợp với năng lực và khả năng, đảm bảo rằng có thể hoàn thành mục tiêu đó.
  • Mục tiêu cần phải có thời hạn cụ thể, đảm bảo bản thân có đủ thời gian và động lực để hoàn thành chúng.
  • Mục tiêu cần phải có tính đo lường, nhằm đánh giá được tiến độ và đo lường được kết quả.

Tìm kiếm và đón nhận những thử thách mới

Bạn đừng chỉ mãi ngồi không và trông cậy vào người khác. Bạn cần phải chủ động, tích cực tìm kiếm và sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới. Mỗi khi bạn sẵn sàng với 1 thử thách thì bạn sẽ có được thành công. Dù vậy thành công không phải là đích đến cuối cùng, thất bại cũng chẳng phải vực sâu, đó chỉ là động lực để bạn vững vàng hơn trên con đường sắp bước. Bạn đã thành công trong thử thách này nhưng vẫn còn nhiều thử thách khác nữa. bạn có thể không vượt qua hết được tất cả nhưng hãy sẵn sàng, cố gắng với 1moij thử thách trong cuộc sống.

Không ngừng trau dồi kiến thức

Cuộc đời là những chuyến hành trình dài, hãy không những nâng cao và học hỏi kiến thức. Kiến thức là bao la, những gì ta biết chỉ là phần bé nhỏ. Muốn bản thân phát triển trên đường dài thì phải không ngừng học hỏi dù đã đạt được thành tựu gì đi nữa. Có vậy, ta sẽ nhận lại vô số điều đáng giá. Đây là điều mà tôi luôn được nghe khuyên răn dưới nhiều hình thức khác nhau. Không một ai có thể biết tất cả mọi thứ, nhất là khi thế giới xung quanh cập nhật và mở rộng từng ngày. Khi nhận thức được nhu cầu tiếp tục tìm hiểu về thế giới xung quanh, chúng ta sẽ có những định hướng riêng cho mình, để phù hợp với xu thế hiện tại. Không ngừng học hỏi mỗi ngày sẽ đem đến cho bạn vô số những lợi ích không ngờ. 

Tìm kiếm một người “thầy” trong công việc

Trong công việc, có một người cố vấn là rất quan trọng để có được kiến thức mới và hiểu rõ hơn kỹ năng làm việc là gì. Một người cố vấn tốt sẽ giúp bạn giải quyết một số thách thức và trở ngại mà bạn phải đối mặt.

Những người cố vấn tuyệt vời là những người nói cho bạn biết những gì bạn cần nghe chứ không phải những gì muốn bạn nghe. Họ có thể chia sẻ cho bạn những trải nghiệm và quan điểm mới mà chính họ đã từng được trải nghiệm.

Xây dựng và duy trì mối quan hệ

Việc xây dựng mối quan hệ lâu dài sẽ hỗ trợ bạn trên con đường thăng tiến. Nó đem đến một môi trường làm việc hiệu quả, công việc diễn ra thuận lợi hơn nhờ những kết nối người với người. Thúc đẩy tinh thần hợp tác tích cực tạo ra nhiều lợi ích trước mắt và trong cả tương lai.

Đọc thêm: Tìm việc phù hợp là gì? 10 kỹ năng săn việc hàng đầu cho ứng viên

Mạng lưới mối quan hệ rộng và đa dạng mở ra nhiều cơ hội cũng như giải quyết khó khăn trong sự nghiệp của bạn. Những người đi trước trong ngành hoặc đồng nghiệp sẽ sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ để giúp đỡ bạn vượt qua những khó khăn. Nhiều cơ hội mới đang chờ bạn phía trước nếu bạn bắt đầu chủ động tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và đối tác. Nhiều khi các kỹ năng mới nằm ngoài bộ phận hoặc khu vực ảnh hưởng, trách nhiệm của bạn. Để khắc phục điều này, bạn hãy cải thiện mạng lưới nội bộ bằng cách.

  • Gặp gỡ những người từ phòng ban khác, văn phòng khác hoặc các đội khác.
  • Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công việc và kỹ năng của họ.
  • Tìm hiểu xem họ có được những kỹ năng này như thế nào?

Thấu hiểu bản thân 

Chỉ khi nào bạn hiểu rõ được quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần bạn cần làm lúc đó mới có thể có được một cuộc thương thuyết thành công theo ý muốn. Ngược lại, nếu bạn không có quan điểm rõ ràng thì rất dễ nói chuyện lan man và không có chủ đích. Đồng thời qua đó, một trong những cách trau dồi kỹ năng hiệu quả là xác định được điểm mạnh/yếu của mình. Nếu là thế mạnh thì bạn hãy bổ sung, trau dồi thêm. Ngược lại là điểm yếu thì bạn hãy dành nhiều thời gian để rèn luyện, tìm cách khắc phục.

Tích cực tham gia các chương trình tập thể

Tham gia các chương trình hoạt động tập thể và đến những nơi đông người là cơ hội tuyệt vời để các bạn có thể học cách nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như rèn luyện sự “bạo dạn” trước đám đông. Bạn sẽ thấy rằng đỉnh cao của giao tiếp không chỉ đơn thuần là việc nói để truyền tải thông điệp mà còn là khả năng phản xạ, cách xử lý tốt các tình huống giao tiếp - trong cuộc sống.

Học cách lắng nghe

Để làm được điều này, bạn cần phải hiểu rõ người mà bạn đang nói chuyện, họ thích và không thích điều gì. Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì. Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kỹ năng giao tiếp thông minh là nói những điều người khác muốn nghe. Vì thế, để nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử bạn cũng cần học cách lắng nghe, đồng thời cũng chính giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Cụ thể, để tránh bất cứ sự nhầm lẫn nào bạn cần tập trung tối đa vào cuộc trò chuyện, buổi thuyết trình, cuộc họp… mình đang tham gia. Ngoài việc giúp đảm bảo hiệu quả cuộc hội thoại, nâng cao kỹ năng giao tiếp thì việc lắng nghe chủ động, tích cực còn giúp bạn nhận được thiện cảm, đánh giá cao của cấp trên cũng như bạn bè, đồng nghiệp.

Giữ vững sự tự tin

Tự tin là yếu tố quyết định sự thành hay bại của cuộc giao tiếp. Tự tin giúp đảm bảo hiệu quả của buổi làm việc và tạo sự hứng thú cho người nghe. Ngược lại nếu bạn đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung nhưng vẫn còn e dè và lo sợ không dám tự tin thể hiện quan điểm của mình thì cho dù năng lực bạn có giỏi đến mấy thì bạn vẫn là người thất bại trong mắt các nhà tuyển dụng. Vì vậy, nếu muốn các nhà lãnh đạo đánh giá cao về bạn, hãy trình bày các vấn đề một cách ngắn gọn, rõ ràng với phong thái tự tin, mắt nhìn thẳng người đối diện hoặc phía khán đài, mỉm cười khi cần thiết để tạo thiện cảm, tạo sự cuốn hút cho cuộc trò chuyện và tạo tiền đề để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp sau đó.

3. Các loại kỹ năng thiết yếu trong đời sống

Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng là những kiến thức, sự hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành, nghiêng về kỹ thuật và có tính chuyên môn cao. Hiểu cách khác, kỹ năng cứng dùng để chỉ kiến thức chuyên môn, trình độ, bằng cấp và chứng chỉ liên quan.

Kỹ năng này thường được rèn luyện qua năm tháng, trong khoảng thời gian nhất định hoặc được đào tạo khi đi học, đi làm, … Để sở hữu loại kỹ năng này, bạn phải trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện vất vả và đối mặt với các bài test, kỳ thi nhằm đánh giá năng lực.

Đọc thêm: Multitask (đa nhiệm) là gì? 5 mẹo cải thiện kỹ năng đa nhiệm hiệu quả nhất

VD:

  • Kỹ năng tin học văn phòng (Microsoft Word, Excel, PowerPoint,...)
  • Kỹ năng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật
  • Kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất
  • Kỹ năng lập trình: Tạo ra các chương trình hoặc ứng dụng bằng các ngôn ngữ lập trình như Java, Python,..
  • Kỹ năng thiết kế đồ họa: Tạo ra các hình ảnh, biểu đồ hoặc các sản phẩm đồ họa khác nhau bằng các công cụ như Adobe Illustrator, Photoshop,...

Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là loại kỹ năng liên quan đến mặt cảm xúc, trí tuệ. Loại kỹ năng này cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ, thái độ, sự hòa nhập và hành vi ứng xử với con người. Thực tế cho thấy, kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong công việc và chiếm đến 75% sự thành công của mỗi người. Các loại kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, v.v. Đặc điểm cả nó gồm:

  • Sự lắng nghe tốt: Kỹ năng lắng nghe tốt giúp bạn hiểu rõ hơn về ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc của người đối diện và từ đó có thể đưa ra những phản hồi phù hợp.
  • Khả năng nói chuyện: Khả năng nói chuyện một cách tự tin, trôi chảy và có logic sẽ giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả hơn.
  • Khả năng đưa ra ý kiến: Kỹ năng đưa ra ý kiến một cách lịch sự, có thể thuyết phục và đảm bảo sự hiểu rõ của người đối diện sẽ giúp bạn tăng tính thuyết phục và ảnh hưởng của mình.
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ: Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ giúp bạn có thể truyền đạt ý tưởng, thông điệp của mình một cách trực quan và dễ hiểu hơn thông qua việc sử dụng hình ảnh, biểu đồ, bản vẽ, v.v.
  • Tự tin và sự tỉ mỉ: Kỹ năng tự tin và sự tỉ mỉ trong giao tiếp giúp bạn tạo được sự chuyên nghiệp và tôn trọng của đối tác. Việc thể hiện sự tỉ mỉ trong việc chuẩn bị, trình bày và giải thích ý tưởng sẽ giúp bạn tăng tính thuyết phục và tạo được ấn tượng với người đối diện.

VD: Kỹ năng lãnh đạo là Loại kỹ năng giúp bạn thăng tiến trong công việc. Đây không phải là kỹ năng tự nhiên, sẵn có mà phải trau dồi, học hỏi kiến thức và rèn luyện không ngừng. Người sở hữu kỹ năng lãnh đạo là người có thể chịu trách nhiệm định hướng, phân bổ công việc và có sức ảnh hưởng.

Kỹ năng sống

Kỹ năng sống là tổng hợp các khả năng thích ứng với môi trường sống. Kỹ năng sống giúp con người đối mặt, xử lý các vấn đề, tình huống cụ thể diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

Các loại kỹ năng sống được hình thành, tích lũy từ nhỏ, tiếp thu qua quá trình giáo dục và những trải nghiệm thực tế. Đây là loại kỹ năng rất được các bậc cha mẹ quan tâm và muốn con mình trang bị tốt khi còn nhỏ. Nó không chỉ dừng lại ở việc nhận thức mà còn phát triển thành khả năng vận dụng các kiến thức, giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn.

VD:

  • Tự vệ khi bị tấn công
  • Kỹ năng thoát hiểm trong các tình huống nguy hiểm như động đất, cháy nhà,..
  • Kỹ năng sinh tồn khi bị lạc trong rừng

Đọc thêm: Kỹ năng tập trung có quan trọng như thế nào? Những bước để cải thiện kĩ năng tập trung hữu ích

4. Phân biệt kiến thức – kỹ năng – khả năng

Kỹ năng (Skills)

Như 1900 đã chia sẻ ở trên, kỹ năng chính là sự thành thạo, hiểu biết một thứ gì đó và vận dụng vào thực tiễn. Kỹ năng được hình thành qua quá trình đào tạo và rèn luyện.

Do vậy, bạn có thể phát triển bất kỳ kỹ năng nào miễn là có sự hiểu biết và lòng kiên trì.

Khả năng (Abilities)

Khả năng là những gì mà con người có thể làm được. Khả năng của con người là không giới hạn hoặc có thể là bẩm sinh. Khái niệm kĩ năng và khả năng có mối quan hệ gần gũi, luôn bổ sung cho nhau và giúp bạn thực hiện được điều mình mong muốn.

Kiến thức (Knowledge)

Kiến thức là sự hiểu biết, am hiểu của một người về một vấn đề, chủ đề nào đó. Kiến thức là cơ sở, nền tảng để tạo nên kỹ năng của một người. Bạn phải có sự thấu hiểu thuần thục về một vấn đề thì mới có thể thực hành, rèn luyện với nó.

Đọc thêm: Kỹ năng trình bày hiệu quả là gì? Các cách rèn luyện kỹ năng trình bày hiệu quả

Kỹ năng chính là chìa khóa của sự thành công của thế kỉ mới, không có nó thì làm gì cũng khó Trên đây, 1900 - tin tức việc làm đã chia sẻ đến bạn những thông tn hữu ích về cách rèn luyện kĩ năng sao cho hiệu quả. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !

 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!