Multitask (đa nhiệm) là gì? 5 mẹo cải thiện kỹ năng đa nhiệm hiệu quả nhất

Multitask là một kỹ năng được nhiều người ứng dụng bởi nó giúp bạn có thể làm nhiều việc trong cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác hại. Trong bài viets dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm cùng tìm hiểu về nó nhé !

1. Multitask là gì?

Multitasking có nghĩa là đa nhiệm, là làm rất nhiều công việc cùng một lúc trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như bạn vừa làm các công việc chính tại công ty, bạn vừa kiêm một số công việc Freelance ở bên ngoài. Chúng ta ăn trưa trong khi điện thoại hoặc laptop vẫn bật để làm việc.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nhận định rằng multitasking là phương pháp làm việc sai trái, mọi việc chỉ có thể hoàn thành hiệu quả khi ta tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất (single-task). Cũng giống như việc bạn đang lái xe trên một đường thẳng, nếu liên tục để ý những thứ khác nhau theo dọc suốt hành trình, bạn có thể chệch ra xa khỏi con đường mình đang đi.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 5 mẹo cải thiện kỹ năng đa nhiệm hiệu quả nhất

Tạo danh sách các việc cần làm

Khi chuẩn bị thực hiện một loạt công việc cùng lúc, một trong những điều bạn cần làm là tạo một to-do list. Nhiều người có xu hướng nước đến chân mới nhảy, nhưng biết cách sắp xếp công việc đóng vai trò tất yếu để bạn làm tốt mọi tác vụ. Một danh sách chi tiết cũng sẽ giúp bạn tránh quên mất những chi tiết nhỏ trong các việc cần làm.

Biết cái gì cần ưu tiên

Sau khi đã liệt kê ra các việc phải làm, bạn cần sắp xếp chúng theo thứ tự cần ưu tiên nhất đầu tiên rồi trải dài đến thứ tự ưu tiên phía sau. Để quyết định được đâu là ưu tiên hàng đầu và thứ yếu, bạn có thể vận dụng cách phân tích sau:

  • Việc gấp và quan trọng: Đây là những việc cần được ưu tiên hàng đầu và phải hoàn thành trước tiên. Chẳng hạn như giải đáp thắc mắc của khách hàng, hoàn thành dự án sắp đến hạn nộp, hoặc thực hiện việc cấp trên giao cho bạn.
  • Việc quan trọng nhưng chưa gấp: Bạn thường có thể dần dần hoàn thành những việc này trong ngày, tuy nhiên cần phải đảm bảo tính chính xác toàn diện. Các kế hoạch này thường thuộc dạng lên kế hoạch dài hạn, chẳng hạn liên quan tới kế hoạch hợp tác với agency hoặc công ty đối tác.
  • Việc không quá quan trọng nhưng cần gấp: các việc thuộc danh mục này thường là các việc cần hoàn thành để bạn có thể làm các việc quan trọng hơn. Ví dụ như đặt vé máy bay để đi công tác. Nếu bạn làm quản lý, bạn có thể giao, bổ nhiệm công việc này cho người khác.

Dù bạn có thể nhờ hoặc bổ nhiệm người khác làm thay bạn, bạn nên cẩn thận để không bị nhận xét là lạm quyền hoặc “ma cũ bắt nạt ma mới”.

Gộp các việc tương tự với nhau

Một trong các khó khăn để làm tốt đa nhiệm là bạn phải chuyển đi đổi lại giữa các nhiệm vụ khác nhau. Vậy cách hay để cải thiện vấn đề multitask là gì?

Bạn nên lọc ra các việc có tính chất tương tự nhau và theo dõi kế hoạch của từng việc một. Chẳng hạn bạn phải đăng nhiều bài lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, hãy nhóm các đầu việc này lại với nhau và lên lịch trình một cách hợp lý để không bị xao nhãng bởi các việc khác.

Tránh xao nhãng

Làm ở môi trường nào cũng sẽ có các yếu tố làm bạn xao nhãng. Và cách để tập trung tối đa của mỗi người cũng rất khác nhau. Có người phải nghe nhạc trong khi làm việc nhưng cũng có nhiều người cần sự im lặng tối đa để có thể tập trung suy nghĩ.

Với hình thức làm việc remote hoặc hybrid-working như hiện nay, các nhân viên khi làm việc ở nhà càng cần biết tự quản lý bản thân và thời gian để có thể làm tốt công việc, đặc biệt là khi họ muốn vận dụng multitasking. Bạn có thể tham khảo một số mẹo để tránh xao nhãng như sau:

  • Tắt âm điện thoại, giới hạn thời gian sử dụng điện thoại khi đang trong giờ làm việc.
  • Sắp xếp, bài trí chỗ riêng cho không gian làm việc.
  • Không mặc đồ ngủ, đồ ở nhà khi làm việc tại nhà.
  • Theo lịch trình làm việc và nghỉ ngơi giống như lúc bạn lên văn phòng, v.v.

Đọc thêm: Người làm việc tự do là gì? Tại sao Free Online Jobs phù hợp cho sinh viên

 Luyện tập thường xuyên 

Cũng giống như các kỹ năng mềm khác, kỹ năng đa nhiệm của bạn cũng có thể tiến bộ nếu như bạn biết cách rèn luyện nó. Các nghiên cứu cũng cho thấy bộ não chúng ta có thể tăng tốc độ làm việc và phát triển chức năng đa nhiệm hơn nếu ta có luyện tập.

Bạn cũng cần đảm bảo ngủ đủ giấc và đủ năng lượng làm việc để não bộ và cơ thể có thể hồi phục sau những giờ làm việc căng thẳng. Hai phương pháp thường được áp dụng để tăng khả năng đa nhiệm và hiệu suất công việc là:

  • Phương pháp 52/17 (tập trung làm việc 52 phút và nghỉ 17 phút).
  • Phương pháp cà chua Pomodoro (tập trung làm việc 25 phút và nghỉ 5 phút).

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Phong cách lãnh đạo là gì? 10 phong cách lãnh đạo cần biết

3. Tầm quan trọng của multitasking là gì?

  • Tiết kiệm thời gian: khả năng đa nhiệm giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng cách làm nhiều đầu việc cùng lúc. Ví dụ, bạn có thể vừa giao tiếp qua điện thoại với khách hàng vừa ghi chép lại các thông tin cần thiết. Điều này có nghĩa bạn có thể đồng thời hoàn thành hai việc thay vì dành gấp đôi thời gian để làm lần lượt hai nhiệm vụ.
  • Tiết kiệm chi phí: các doanh nghiệp luôn phải quản lý ngân sách một cách hợp lý, và có những công việc mà một nhân viên sẽ cần đảm nhiệm cùng lúc thay vì phân công cho nhiều người. Đối với doanh nghiệp, một nhân viên có khả năng đa nhiệm sẽ rất có giá trị.
  • Tăng hiệu quả công việc: Multitasking là yếu tố tăng hiệu suất công việc của bạn. Trong một ngày bạn có thể làm nhiều thứ hơn nhiều với khả năng đa nhiệm.

4. Phân loại Multitasking phổ biến nhất

Multitasking song song (Parallel multitasking)

Đây là một hình thức multitasking cho phép máy tính thực hiện nhiều tác vụ đồng thời bằng cách phân chia tài nguyên hệ thống (bộ xử lý, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi) thành các tác vụ riêng biệt. Mỗi tác vụ được thực hiện bởi một bộ xử lý và bộ nhớ riêng, và các tác vụ này hoạt động song song với nhau. Multitasking song song cũng được gọi là Multithreading.

Multitasking liên tục (Cooperative multitasking)

Đây là hình thức cho phép các tác vụ chạy đồng thời trên máy tính, nhưng chỉ khi nó được phép chạy bởi tác vụ hiện tại. Khi tác vụ hiện tại kết thúc, nó sẽ chuyển sang tác vụ khác. Hình thức này được dùng trên các hệ điều hành đa nhiệm cũ, ví dụ như Windows 3.x hay MacOS trước khi chuyển sang multitasking song song.

Multitasking chuyển đổi (Preemptive multitasking)

Một hình thức multitasking cho phép máy tính chuyển đổi giữa các tác vụ đang chạy một cách tự động, không cần sự can thiệp của người dùng. Hệ điều hành sẽ xác định thời điểm chuyển đổi giữa các tác vụ dựa trên độ ưu tiên của chúng, ví dụ như tác vụ đang chạy trong ứng dụng ưu tiên cao sẽ được chạy trước tác vụ đang chạy trong ứng dụng ưu tiên thấp hơn. Hình thức này được áp dụng trên các hệ điều hành hiện đại như Windows, MacOS, Linux.

Multitask Là Gì? 5 Cách Cải Thiện Kỹ Năng Đa Nhiệm

Đọc thêm: Financial advisor là gì? Mức lương, lộ trình trở thành chuyên viên tư vấn tài chính

5. Những hạn chế tiêu cực của Multitask

Bộ não hoạt động kém hiệu quả

Đa nhiệm chính là lúc bạn đang yêu cầu bộ não của mình phân chia sự tập trung để có thể làm nhiều việc cùng một lúc. Và bộ não của chúng ta không những không thể làm được điều đó mà còn bị hư hại khi bạn đang cố gắng ép buộc chúng phải hoạt động hết công suất. 

Gián đoạn liên tục vì sự đa nhiệm gây ra mức độ căng thẳng cao hơn. Đó là quá tải về nhận thức, dẫn đến những phản ứng tiêu cực liên quan đến bộ não. Theo một nghiên cứu tại Đại học Sussex, đa nhiệm liên tục thực sự gây hại cho não của bạn. Họ phát hiện ra rằng những người thường xuyên làm đa nhiệm có mật độ não thấp hơn ở vùng não chịu trách nhiệm về sự kiểm soát nhận thức và kiểm soát cảm xúc.

Làm giảm hiệu suất công việc

Nhiều người cho rằng, đa nhiệm có thể cải thiện năng suất của họ. Thế nhưng đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn làm hai việc cùng một lúc, bạn không dành sự chú ý của mình cho bất kỳ việc nào. Với sự tập trung hạn chế, bạn chắc chắn sẽ mắc sai lầm.

Thực tế là vì multi-task rất tốn sức, nó giàn trải và không gắn mới một phương hướng rõ ràng nào cả. Đa nhiệm khiến chúng ta không có trọng tâm. Có nghĩa là bạn liên tục điều chỉnh phương hướng cho tới khi bạn sa lầy trong những thứ không đáng quan tâm, điều làm bạn không thể thực sự trở lại đúng với nhiệm vụ ban đầu với bất cứ hiệu quả nào.

Để dễ hiểu, ta có thể lấy ra ví dụ sau: Nếu bạn đang tham gia cuộc họp quan trọng nhưng vẫn tranh thủ gửi Email thì bạn sẽ không thể nhận lại được những thông tin chính xác trong cuộc họp đó. 

Làm mai một kỹ năng

Cho đến hiện tại, hầu hết các nghiên cứu khoa học về multitasking đều xác nhận một điều rằng đa tác vụ ảnh hưởng xấu tới con người. Việc bản đảm nhiệm nhiều chức năng trong một lúc khiến bộ não của bạn không thể thực hiện các nhiệm vụ một cách chính xác và hiệu quả. Và việc chồng chéo, lẫn lộn các thông tin là điều thường xuyên gặp phải, đồng thời các kỹ năng cũng dần bị mai một.

Mất tập trung

Khi bạn thực hiện nhiều công việc cùng một lúc, bộ não sẽ không thể dồn 100% sự tập trung cho tất cả các đầu việc đó. Điều này dẫn đến khả năng mắc lỗi trong quá trình làm việc, đồng nghĩa với việc bạn cần dành thêm thời gian để sửa chữa và hoàn thành công việc.

Multitask cũng khá làm tốn công sức. Bởi sử dụng năng lượng để điều chỉnh công việc liên tục sẽ làm tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất.

Sắp xếp công việc thiếu hiệu quả

Các yếu tố quan trọng quyết định sự hiệu quả của multitask là gì? Không phải ai cũng có khả năng nhận định được việc gì nên ưu tiên trong hàng loạt các mục tiêu phải hoàn thành. Nếu chưa thật sự rèn luyện được kỹ năng đa nhiệm, bạn có thể bị bối rối với loạt việc cần làm. Chẳng hạn như việc gì nên được hoàn thành trước tiên và làm thế nào để hoàn thành cả các nhiệm vụ đi kèm.Tất nhiên điều này sẽ dẫn đến giảm hiệu suất công việc, ngược lại với mặt lợi thường thấy của multitasking.

Đọc thêm: Biểu đồ xương cá là gì? Hướng dẫn vẽ biểu đồ xương cá chi tiết

Cách tốt nhất để nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng công việc là tập trung vào một nhiệm vụ trong một thời điểm. Trong ài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Multitask (đa nhiệm). Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của nó và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!