1. Kỹ năng giao tiếp trong thuyết trình là gì?
Kỹ năng giao tiếp thuyết trình là tổng hợp các quy tắc, nghệ thuật ứng xử, đối đáp qua lại đã được đúc kết từ thực tiễn. Giao tiếp thuyết trình hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng, được ứng dụng nhiều trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Khả năng giao tiếp thuyết trình là một yếu tố cần thiết, với một số người nó là tài sản quý giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng giao tiếp tốt trước mọi người có thể giúp bạn hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 8 cách phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong thuyết trình
Trình bày thông tin hữu ích
Khi tạo bản trình bày của bạn, hãy xác định thông tin nào hữu ích nhất cho khán giả của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn đang trình bày một ý tưởng cho khách hàng của mình, hãy nghĩ xem những khía cạnh nào của dự án sẽ quan trọng đối với họ.
Bạn muốn nhận ra và hiểu đối tượng của mình là ai trước khi bắt đầu quá trình lập kế hoạch. Thực hiện một số nghiên cứu cơ bản để biết ai có thể xem bản trình bày của bạn và họ có thể có những câu hỏi hoặc mối quan tâm nào.
Sử dụng bài thuyết trình của bạn như một cơ hội
Thay vì cảm thấy e ngại về bài thuyết trình của mình, hãy biến nó thành một cơ hội thú vị. Cố gắng tìm ra những cách để cảm thấy hào hứng khi gặp gỡ đồng nghiệp hoặc khách hàng của bạn.
Ví dụ, khi trình bày một dự án cho khách hàng, hãy coi đó là cơ hội để gây ấn tượng với họ. Tương tự như vậy, khi gặp gỡ đồng nghiệp, hãy coi bài thuyết trình của bạn là một cách để truyền đạt thông tin quan trọng.
Cho bản thân thời gian chuẩn bị
Cố gắng đến phòng họp sớm 15 phút. Điều này cho bạn thời gian để thiết lập thiết bị và màn hình cũng như làm quen với cài đặt. Có thời gian để chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và tự tin hơn.
Đọc thêm: 8 cách tự tin thuyết trình trước nhiều người
Rèn luyện suy nghĩ tích cực
Hãy nhớ rằng bạn là nhà phê bình lớn nhất của bạn và đồng nghiệp của bạn muốn thấy bạn thành công. Trước khi thuyết trình, hãy tự khích lệ bản thân một chút. Nhắc nhở bản thân rằng bạn đã dành thời gian và nỗ lực để tạo ra một bài thuyết trình chất lượng và rằng bạn sẽ làm rất tốt.
Đi đúng chủ đề
Giữ sự chú ý của khán giả bằng cách duy trì chủ đề trong suốt bài thuyết trình của bạn. Cố gắng làm cho bài thuyết trình của bạn càng hẹp càng tốt, bao gồm thông tin có liên quan đến khán giả của bạn. Bạn luôn có thể thực hiện một bài thuyết trình tiếp theo nếu bạn cảm thấy có những chủ đề quan trọng khác để nói.
Thư giãn đầu óc và cơ thể
Tìm một căn phòng yên tĩnh, riêng tư để chuẩn bị tinh thần và thể chất. Bạn có thể chuẩn bị tinh thần bằng cách nói với bản thân những lời khẳng định tích cực. "Tôi có thể làm điều này", "Tôi là một người nói giỏi" và "Tôi có những điều thú vị muốn nói" đều là những lời nhắc hữu ích. Bạn có thể chuẩn bị về mặt thể chất bằng cách hít thở sâu, vươn vai và các tư thế mạnh mẽ.
Hãy nhận biết các tín hiệu phi ngôn ngữ của bạn
Một cách để thể hiện bạn là một diễn giả tự tin trước đám đông là nhận thức được các tín hiệu phi ngôn ngữ của bạn. Trong suốt bài thuyết trình của bạn, hãy giao tiếp bằng mắt với khán giả của bạn. Mặc dù bạn có thể xem lướt qua các ghi chú, nhưng hãy sử dụng phần lớn bài thuyết trình của bạn để chuyển giao tiếp bằng mắt từ người này sang người khác. Cùng với giao tiếp bằng mắt, hãy cố gắng mỉm cười.
Hãy cởi mở với các câu hỏi
Khi bạn chuyển sang phần tiếp theo của bài thuyết trình, hãy cân nhắc dành một chút thời gian để giải quyết câu hỏi của bất kỳ ai. Cố gắng trả lời hết khả năng của bạn mặc dù bạn có thể thừa nhận khi bạn không biết câu trả lời. Một đồng nghiệp khác thậm chí có thể điền vào chỗ bạn cần giúp đỡ.
Đọc thêm: 8 phương pháp tập luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp
3. 3 bước chuẩn bị cho một buổi thuyết trình hiệu quả
Phân tích thông tin thuyết trình
Điều đầu tiên bạn phải xác định rõ là mục tiêu thuyết trình. Nói cách khác, bạn phải trả lời được những câu hỏi như sau: Thuyết trình cho ai? Thuyết trình với mục đích gì? Thuyết trình nội dung gì? Và thuyết trình như thế nào?
Sau khi xác định được mục tiêu rõ ràng thì tính toán đến các yếu tố: ngôn ngữ sử dụng như thế nào, quan hệ của người nghe, những định kiến, tâm trạng, kiến thức của người nghe,… Sau đó lập kế hoạch cụ thể: xác định chủ đề, thời gian địa điểm, các yếu tố ngoại cảnh.
Xây dựng một bài thuyết trình tối ưu
Bài thuyết trình hiệu quả không làm mất thời gian của người nghe, có kết cấu hợp lí. Một bài thuyết trình cơ bản gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết bài. Bài thuyết trình tối ưu mang lại cho người nghe cảm giác hứng thú, luận cứ rõ ràng, lập luận sắc bén. Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với thính giả. Có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và càng dễ nhớ càng tốt.
Tiến hành thuyết trình
Để có một buổi thuyết trình hiệu quả thì phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Cách tốt nhất là bạn hãy tập trước ở nhà. Nếu có điều kiện, có thể nhờ bạn bè hoặc người thân ngồi nghe và nhờ họ đóng góp ý kiến. Nếu thấy phù hợp thì phải tiếp thu và chỉnh sửa. Với công tác chuẩn bị tốt, bạn đã thành công được một nửa rồi đấy.
Hãy bảo đảm cho mọi việc tốt đẹp cho đến khi bạn bước lên sân khấu. Và nhớ kỹ những điều sau:
- Hãy thật nhập tâm vào bài thuyết trình, cố gắng thể hiện tốt nhất những gì mình đã chuẩn bị.
- Các thông tin truyền tải ngắn gọn, súc tích, biểu cảm.
- Các vấn đề trình bày nội dung sinh động, cuốn hút.
- Kết hợp thật tốt vấn đề ngôn ngữ hình thể, tránh sử dụng các động tác thừa.
- Cuối buổi thuyết trình không quên cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
- Dành những lời chúc tốt đẹp nhất đến khán giả.
Đọc thêm: Quản trị Marketing và những cơ hội nghề nghiệp
4. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình trong cuộc sống
Kỹ năng thuyết trình tốt luôn mang lại những cơ hội lớn cho những người biết áp dụng nó một cách phù hợp và đúng đắn. Sau đây là một số cơ hội chứng minh tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với việc học tập và áp dụng nó trong công việc sau này.
Kỹ năng thuyết trình tạo cơ hội việc làm tốt
Khi bạn có kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt, bạn tự tin trình bày những ý kiến, quan điểm, kế hoạch, mục tiêu của mình thì bạn sẽ để lại một ấn tượng tốt đối với các đồng nghiệp, quản lý. Điều này cũng giúp bạn phát triển bản thân hơn và có khả năng thăng tiến trong công việc.
Nếu bạn là một ứng viên đang đi xin việc làm, việc thể hiện được những điểm mạnh, kiến thức, kinh nghiệm của mình một cách rõ ràng, rành mạch, logic sẽ giúp bạn ghi điểm và trở thành một ứng viên tiềm năng.
Ngoài ra, nếu có kỹ năng nói trước đám đông tốt thì việc trao đổi với khách hàng trong công việc cũng trở nên dễ dàng và mang lại hiệu quả cao.
Kỹ năng thuyết trình giúp phát triển các mối quan hệ
Sự tự tin khi nói chuyện và trong khi thuyết trình sẽ giúp bạn nổi bật và độc đáo hơn trong phong cách của mình. Điều này giúp bạn trở nên thu hút và hứng thú hơn đối với người xung quanh, từ đó tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.
Một mối quan hệ tốt đẹp luôn là tiền đề cho mọi sự thành công, cũng là yếu tố để bạn được thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Vì thế, tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình được bộc lộ ngày càng mạnh mẽ.
Kỹ năng thuyết trình giúp xây dựng được hình ảnh thương hiệu cá nhân
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông giúp bạn phát triển bản thân và tạo nên một phong cách riêng cho mình. Bằng cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu, cử chỉ và cách trình bày độc đáo, bạn có thể thu hút sự chú ý và tạo được ấn tượng đặc biệt trong lòng người nghe.
Nếu bạn áp dụng kỹ năng này tốt thì sẽ được đánh giá là một người chuyên nghiệp, có hiểu biết, bản lĩnh, điều này sẽ tạo cho bạn một phong cách riêng và giúp bạn trở nên đặc biệt hơn.
Đọc thêm: TOP 10 Cơ hội việc làm và mức lương chuyên ngành Quản trị Logistics
Kỹ năng giao tiếp trong thuyết trình là thứ mà chúng ta cần phải trang bị. Hi vọng với bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.