Quản trị Marketing và những cơ hội nghề nghiệp

Quản trị Marketing là ngành học được đông đảo bạn trẻ hiện nay quan tâm và mong muốn theo đuổi bởi lẽ ngành học này được đánh giá là ngành học đầy năng động và luôn đón đầu xu thế. Bài viết dưới đây được 1900 - Tin tức tổng hợp sẽ nêu ra một số việc làm ngành Quản trị Marketing dành cho bạn.

Quản trị Marketing là gì?

Ngành Quản trị Marketing (Marketing Management) đào tạo về chiến lược marketing tổng thể, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch marketing với các hoạt động: định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhằm thỏa mãn những khách hàng mục tiêu và đạt được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược và kế hoạch marketing theo yêu cầu, mong muốn của thị trường mục tiêu và việc sử dụng tập hợp các công cụ marketing như sản phẩm, giá cả, truyền thông và phân phối có hiệu quả, nhằm cung cấp, thúc đẩy và phục vụ thị trường.

Cơ hội việc làm chuyên ngành Quản trị Marketing

Cơ hội việc làm rộng mở

Do đó, cơ hội việc làm trong ngành Marketing hiện nay là rất lớn, từ các doanh nghiệp (client) cho tới các agency marketing đều rất “Các doanh nghiệp ngày nay đều đã và đang dành nhiều sự quan tâm tới quản trị chiến lược marketing. Bởi lẽ một chiến lược marketing đúng đắn có thể tạo nên cú hích lớn giúp doanh nghiệp chuyển mình, tạo ấn tượng với khách hàng mục tiêu và từ đó giành được thị phần. Nếu như trước đây chỉ những tập đoàn, công ty lớn mới quan tâm và dành ngân sách cho marketing thì hiện nay, ngay cả những doanh nghiệp nhỏ cũng ý thức được tầm quan trọng của marketing trong kinh doanh.khát” nhân sự. Bạn có thể đi lên từ vị trí thực tập sinh marketing cho tới nhân viên marketing tại các client/agency, hoặc trợ lý marketing cho các Marketing Manager để tích lũy kiến thức nền tảng và kinh nghiệm làm việc. Khi đã có kinh nghiệm thực thi và quản lý các chiến dịch marketing, bạn sẽ dễ dàng apply vào vị trí Marketing Manager.

Digital Marketing

Nhắc đến digital marketing là khái niệm quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt là những bạn làm trong lĩnh vực marketing. Digital marketing là một mảng nhỏ của ngành marketing. Công việc của các Digital Marketer thường sẽ liên quan đến việc sử dụng các kênh mạng xã hội để quảng bá sản phẩm hay thương hiệu của một doanh nghiệp, công ty hướng đến người dùng.

Các vị trí thuộc lĩnh vực này mà bạn có thể ứng tuyển như SEO, mobile marketing, quản lý truyền thông xã hội,….

Nhân viên/Chuyên viên sáng tạo nội dung (Content Creator)

Với vị trí này, công việc mà bạn sẽ phải phụ trách đó lên lên ý tưởng, sáng tạo và sản xuất nội dung thông qua các phương tiện truyền thông để thu hút khán giả tham khảo sản phẩm của bạn càng lâu càng tốt.

Khác với content writer chỉ thiên về viết lách trên các website hay blog, slogan,…thì content creator lại đa năng và làm nhiều viết hơn bao gồm cả viết nội dung. Đa số công việc này sẽ phải quảng cáo nội dung cho các kênh truyền thông như: blog, forum, website, sự kiện, gameshow, nhãn hàng,…

Chuyên viên/Nhân viên truyền thông

Truyền thông là hình thức truyền tải thông điệp về sản phẩm/dịch vụ riêng của doanh nghiệp một cách độc đáo, chính xác; đặc biệt phải nhìn thật hấp dẫn và thu hút khách hàng tiềm năng tìm đến và lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Mục tiêu của nhân viên truyền thông là tạo ra hình ảnh thương hiệu riêng biệt cho doanh nghiệp thông qua facebook, email, TV, báo chí,…

Bên cạnh đó, nếu bạn quyết định chọn nghề nghiệp này thì bạn nên rèn luyện cho mình sự nhạy bén và khả năng giao tiếp tốt trước đám đông; đồng thời có thể nắm bắt xu hướng thế giới để áp dụng vào công việc một cách tốt nhất.

Chuyên viên/Nhân viên quan hệ công chúng (Public Relation)

Nhân viên quan hệ công chúng là người phụ trách các vấn đề tương tác với các nhóm công chúng về các công việc liên quan đến báo chí, quản lý quan hệ với cộng đồng, tổ chức sự kiện trước công chúng,… nhằm duy trì mối quan hệ giữa hai bên với nhau. Vị trí việc công việc tham khảo: phóng viên, biên tập viên, nhân viên tổ chức sự kiện.

Nhân viên thiết kế đồ họa

Nhân viên thiết kế đồ họa chịu trách nhiệm về việc thiết kế giao diện tổng thể về mặt thị giác của sản phẩm/dịch vụ trong các chiến dịch quảng cáo và truyền thông. Công việc cụ thể bạn có thể tìm kiếm: nhân viên thiết kế logo, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế layout, thiết kế đồ họa 3D/4D, thiết kế đồ họa chuyển động

Đọc thêm:10 cơ hội việc làm Ngành Khoa học máy tính

Ngành thương mại điện tử là gì? Chi tiết nhất 3 chuyên ngành chính, cơ hội việc làm, mức lương

Quản trị Marketing học ở đâu?

Danh sách những trường đào tạo ngành Quản trị Marketing tại Hà Nội 

Greenwich Việt Nam cơ sở Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Đại học RMIT Hà Nội

Viện Đại học Mở Hà Nội

Trường Đại học Thăng Long

Trường Đại học FPT

Danh sách các trường đại học Quản trị Marketing tại TPHCM

Greenwich Việt Nam cơ sở TP. HCM

Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường Đại học Mở TP.HCM

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM

Danh sách các trường đào tạo Quản trị Marketing ở các tỉnh thành khác

Greenwich Việt Nam cơ sở Đà Nẵng, Cần Thơ

Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng

Đại học Vinh

Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

Trường Đại học Kinh tế - ĐH Huế

Trường Đại học Nha Trang

Trường Đại học dân lập Yersin Đà Lạt

Tố chất cần có của sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing

Trong thị trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, khả năng tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm chính là chìa khóa để một thương hiệu có thể tồn tại và phát triển. Ngành học này vì thế được dành cho những ai đam mê kinh doanh, yêu thích sự sáng tạo, có kĩ năng suy nghĩ logic và đầu óc phân tích nhạy bén.

Một kỹ năng quan trọng nữa của người làm marketing thành công chính là từ những hiểu biết sâu sắc về tâm lý của khách hàng mục tiêu, tạo nên những hiệu ứng tác động tới quyết định của khách hàng. Đồng thời sinh viên ngành này cũng thường phải “xông pha” làm thêm và thực tập để có thêm kinh nghiệm làm việc thực tế.

Những yếu tố giúp bạn thành công trong nghành Marketing:

  • Kỹ năng trong giao tiếp tốt
  • Sự sáng tạo
  • Có năng khiếu với ngành học
  • Nhiệt tình
  • Có trách nhiệm trong công việc bất kể làm việc cá nhân hay theo nhóm
  • Có sự hiểu biết về các lĩnh vực trong kinh doanh

Quản trị Maketting là một ngành rất có tiềm năng và cơ hội. Hi vọng với bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm  đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để đưa ra những lựa chọn phù hợp.

Đọc thêm:

Cơ hội việc làm trong Ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Cơ hội việc làm Ngành Thống kê. Mức lương ngành Thống kê như thế nào?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh Marketing

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên TeleMarketing

Mức lương của thực tập sinh Marketing là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!