9 bước lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả

Trong xã hội hiện nay, kinh doanh online dường như đang trở thành một xu thế phát triển. Hãy cùng 1990 - Tin tức việc làm tìm hiểu thêm về 9 bước lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kinh doanh Online là gì?

Kinh doanh online là hình thức giao dịch hàng hóa thông qua Internet nhờ các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hoặc những sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada. Tại những cửa hàng online này, nhà bán có thể đăng tải những hình ảnh của sản phẩm và thông tin liên quan để người mua lựa chọn để người bán có thể kiếm tiền.

Bất cứ ai cũng có thể bắt đầu kinh doanh online nếu bạn có một sản phẩm hoặc ý tưởng độc đáo, bạn có thể tìm cách bán hoặc giao dịch trực tuyến.

2. 9 bước lập kế hoạch kinh doanh online hiệu quả

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường (Market Research) là quá trình thu thập và xử lý dữ liệu liên quan đến thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra hướng đi và cách giải quyết kịp thời khi gặp vấn đề không mong đợi.

Mặt khác, nghiên cứu thị trường còn giúp bạn định hướng kinh doanh hiệu quả, hạn chế rủi ro, tìm được thị trường và phân khúc khách hàng tiềm năng, hiểu rõ nhu cầu và thói quen mua sắm của người dùng… Do vậy, đây là một bước cực kỳ quan trọng trong việc lập kế hoạch bán hàng online cho người mới bắt đầu.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

Nghiên cứu sản phẩm

Trong kế hoạch kinh doanh online, việc nghiên cứu sản phẩm là một hoạt động quan trọng khi phát triển sản phẩm mới, giúp bạn tìm được điểm mạnh, điểm yếu và điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ so với các thương hiệu cung cấp trước đó. Hơn thế nữa, còn có thể đánh giá tính khả thi với điều kiện thị trường và khách hàng thực tế.

Nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có điều kiện thuê dịch vụ nghiên cứu sản phẩm chuyên nghiệp trước khi lập kế hoạch bán hàng online, bạn có thể thử tham khảo các nguồn sau:

- Dựa vào nguồn thông tin có sẵn như báo, tạp chí, đánh giá từ khách hàng, báo cáo của đối thủ…

- Tham khảo ý kiến cá nhân có chuyên môn như người chịu trách nhiệm sản xuất, chuyên gia nghiên cứu, khách hàng mục tiêu…

- Thực hiện thử nghiệm sản phẩm bằng cách công bố các chiến dịch dùng thử, trải nghiệm… miễn phí để thu thập phản hồi từ khách hàng.

Tài liệu VietJack

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình xác định, quan sát, so sánh và học hỏi từ những doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự với bạn. Thông qua thông tin đã tổng hợp, bạn sẽ nhận định được điểm mạnh và điểm yếu của họ, từ đó, phát triển ưu điểm sẵn có và tìm hướng giải quyết cho các khuyết điểm tồn đọng, nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, tiếp cận số lượng khách hàng tiềm năng nhiều nhất và tăng doanh thu mạnh mẽ.

Bạn có thể dễ dàng tìm được thông tin đối thủ qua Google và các công cụ tìm kiếm, quảng cáo trực tuyến, khách hàng, truyền thông xã hội, blog, diễn đàn, ấn phẩm thương mại….

Đọc thêm: Kinh doanh online là gì? Cẩm nang kinh doanh online hiệu quả

Định vị và xây dựng thương hiệu

Định vị thương hiệu giúp xây dựng vị trí nhất định cho thương hiệu đó trong tiềm thức khách hàng. Định vị thương hiệu kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và sự thống nhất trong toàn bộ kế hoạch bán hàng online.

Một ví dụ định vị và xây dựng thương hiệu thành công mỹ mãn chính là Apple. Quan niệm của đa số người tiêu dùng về Apple là một thương hiệu thuộc phân khúc cao cấp với thiết kế sang trọng, hiện đại, nhiều tính năng ưu việt và có độ bền cao. Mặc dù mức giá cao hơn hẳn các thương hiệu khác cùng ngành như Samsung, Huawei, LG… nhưng người dùng vẫn luôn mong muốn sở hữu Apple trước tiên.

Xác định sứ mệnh và nhiệm vụ nhãn hàng

Sứ mệnh nhãn hàng là mục đích, lý do, căn cứ mà công ty ra đời, tồn tại và phát triển. Bạn có thể tìm một câu slogan phù hợp thể hiện sứ mệnh này. Nhiệm vụ nhãn hàng là triển khai những công việc cần làm để hiện thực hóa sứ mệnh đó.

Xác định được sứ mệnh và nhiệm vụ nhãn hàng, bạn sẽ ít bị “xao nhãng” khỏi hướng kinh doanh và tiếp cận khách hàng đã hoạch định. Đồng thời thông qua đó, tìm được thị trường đúng đắn hơn cũng như tạo ra sự nhất quán cho sự nghiệp kinh doanh online dài hạn.

Xác định và phân bổ ngân sách

Bạn nên tìm cách phân bổ phù hợp nguồn vốn cho từng hành động trong từng giai đoạn tương ứng. Nhờ vậy, cải thiện tình trạng “độn ngân sách” khiến quỹ công ty thiếu hụt.

Không những thế, bạn cũng cần phải có hệ thống quản lý nguồn tiền ra - vào kỹ càng nhằm đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của sản phẩm, chiến lược quảng cáo và điều chỉnh cho phù hợp trong đợt ra mắt tiếp theo.

Đọc thêm: Có nên làm việc online không? TOP 10 đặc điểm của môi trường làm việc online

Xác định mục tiêu tiếp thị

Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn là điều cần thực hiện theo năm, đi đôi với chiến lược và tầm nhìn của công ty. Xác định mục tiêu dài hạn giúp bạn hiểu rõ mong muốn của mình là gì và tìm ra phương pháp tối ưu nhất để hoàn thiện ước mơ.

Mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là sự hiện thực hóa của mục tiêu dài hạn. Việc chia nhỏ mục tiêu dài hạn giúp bạn đánh giá được nỗ lực của bản thân và kiểm tra hiệu suất công việc.

Nhìn chung, mục tiêu tiếp thị phù hợp sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phục vụ đánh giá quá trình kinh doanh tốt hơn.

Tài liệu VietJackLập kế hoạch và thực hiện marketing online

Marketing online là một phần không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh online. Chiến dịch này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu với người mua hàng mà còn góp phần đo lường chính xác mức độ phủ sóng và thành công của sản phẩm mới.

Một kế hoạch Marketing online toàn diện cần mô phỏng toàn bộ các mục tiêu và hoạt động cần thiết, đi kèm với thời gian và đối tượng thực hiện. Thêm vào đó là tận dụng tốt các công cụ quảng cáo bán hàng sau:

SEO Website (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

SEO (Search Engine Optimization) là một kỹ thuật quảng cáo đặc biệt, được phát triển từ khi Internet xuất hiện. Mục đích chính của SEO Website là đạt được thứ hạng cao trên trang tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… để người dùng biết đến thương hiệu.

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)

Là một mô hình quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Trong đó, các nhà phân phối (có thể gọi là cộng tác viên bán hàng) sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng mua hàng bằng nội dung sáng tạo của chính mình, từ đó, nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp.

Facebook Ads (quảng cáo Facebook)

Đọc thêm: Kinh doanh online là gì? Cẩm nang kinh doanh online hiệu quả

Là một dịch vụ quảng cáo phát triển bởi Facebook. Đây là dạng quảng cáo trả phí để hiển thị chương trình ưu đãi, khuyến mãi đến khách hàng tiềm năng trên nền tảng Facebook và các trang mạng đã liên kết.

Giám sát và đánh giá kết quả

Khi có được một kế hoạch kinh doanh online hoàn chỉnh, bạn sẽ tiến hành thử nghiệm trên thị trường mục tiêu. Sau đó, đừng quên đánh giá hiệu quả thực hiện để xem kế hoạch có phù hợp với điều kiện thực tế chưa. Từ đó, điều chỉnh cho phù hợp cho những dự án sau.

Nhìn chung, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh online không khó nhưng sẽ gây trở ngại với các chủ shop lần đầu kinh doanh, startup mới khởi nghiệp, đặc biệt là giai đoạn tiếp thị và đánh giá kết quả. Để giải quyết vấn đề này cũng như tối ưu hóa thời gian, chi phí kinh doanh, nhiều người đã lựa chọn cho mình một phần mềm quản lý bán hàng.

3. Những cách tiếp cận khách hàng

Khi đã lựa chọn được đối tượng khách hàng muốn hướng đến, xác định mặt hàng và có mối nhập hàng ổn định thì bạn tìm hiểu đến các phương thức để tiếp cận họ. Hiện nay, để kinh doanh online đạt hiệu quả cao, cần phải dựa vào các phương tiện bán hàng như:

Các trang thương mại điện tử

Các website bán hàng có chức năng tương tự như một cửa hàng khi kinh doanh truyền thống. Nó sẽ là nơi mà bạn trưng bày quảng cáo sản phẩm và trao đổi giao dịch với khách hàng. Việc xây dựng một website thu hút với những thông tin được trình bày kĩ lưỡng cũng chính là một điểm nổi bật trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh online.

Các trang mạng xã hội

Các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử: bán hàng online mà không biết đến facebook, zalo, shopee... thì bạn đã bỏ qua một thị trường có lượng người tham gia nhiều nhất. Vì vậy, hãy biết tận dụng các kênh này để bán hàng và thu về lợi nhuận cao. Hãy biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo dựng những mối quan hệ, xác định tệp khách hàng tiềm năng để từ đó mở rộng phạm vi kinh doanh.

Maketing

Bên cạnh đó bạn cũng không nên bỏ qua các cách thức SEO và marketing để tiếp cận khách hàng. Tuy nó sẽ khiến bạn tốn thời gian, tiền bạc nhưng đây lại chính là cách thức tiếp cận khách hàng hiệu quả, lâu dài và gây dựng thương hiệu tốt nhất hiện nay. 

Đọc thêm: Nội lực của doanh nghiệp là gì? 6 bí quyết để xây dựng nội lực cho doanh nghiệp hiệu quả

4. Các hình thức kinh doanh online phổ biến hiện nay

Mô hình online truyền thống

Khi các hoạt động thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến trở nên phổ biến, mô hình kinh doanh online đã được hình thành. Đây là mô hình sử dụng kênh bán hàng online như một đầu ra khác của kinh doanh trực tuyến.

Những cá nhân, doanh nghiệp khi thực hiện mô hình này vẫn sở hữu một nguồn hàng, hoặc kho hàng hay quản lý vận hành hiệu quả để tránh tình trạng sản phẩm bị hết hàng, hư hỏng,…

Do đó, dù là hình thức kinh doanh online nhưng mô hình này vẫn tốn kém lượng chi phí không nhỏ cho kho bãi, nhân sự,…Đây được xem như là sự kết hợp giữa hình thức bán hàng trực tiếp song song với bán hàng trực tuyến. Từ đó gia tăng khả năng chốt đơn cho chủ doanh nghiệp.

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là hình thức kinh doanh online đang cực kỳ phổ biến hiện nay, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội như tiktok, facebook,…

Mô hình này được thực hiện thông qua các trang mạng của đối tác, tiến hành giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng. Khi người dùng truy cập vào website từ những đường link trên trang mạng của đối tác, sau đó thực hiện các hành động đăng ký tài khoản, mua hàng thì phía đối tác sẽ nhận được mức hoa hồng tương ứng.

Những hành động này sẽ nhanh chóng được ghi nhận trên hệ thống Affiliate và đối tác sẽ nhận được khoản tiền tương xứng khi các tác vụ này hoàn tất.

Đọc thêm:Truyền thông nội bộ là gì? Các hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp

Dropshipping

Một trong các mô hình kinh doanh online vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người hiện nay đó chính là Dropshipping.

Khi lựa chọn kinh doanh theo mô hình này, bạn sẽ chỉ cần có một cửa hàng trực tuyến và cho đăng tải các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bên khác lên. Nếu có người đặt hàng mua sản phẩm hay trải nghiệm dịch vụ, bạn sẽ có nhiệm vụ báo lại với nhà cung cấp và họ sẽ tự động liên lạc và chuyển sản phẩm đến cho khách hàng.

Bạn không phải tham gia bất kỳ khâu vận chuyển nào nên cái tên Dropship (bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển) đã được đặt tên cho mô hình này.

Trên thực tế, không ít người thường lầm tưởng Dropshipping và Affiliate là hai hình thức giống nhau. Tuy nhiên, khác với Affiliate, đơn hàng của Dropshipping sẽ được đặt trên website của bạn và không phải qua bất kỳ đường link nào khác.

Mô hình CTV (Cộng tác viên)

Với mô hình này, các cộng tác viên sẽ có vai trò bán hàng online hộ cho những người ở khâu nhập hàng để đưa sản phẩm được phổ biến hơn trên thị trường.

Thông thường, các cộng tác viên sẽ có sẵn một tệp khách hàng tiềm năng trước, sau đó họ sẽ chủ động tìm nhà cung cấp phù hợp để lấy hàng và bán cho tập khách của mình.

Mô hình này nghe qua thì có vẻ giống dropship nhưng việc người bán sẽ không đứng vai trò ở nhà cung cấp nên họ sẽ không thể xử lý được tình trạng đổi trả hàng hay đa dạng sản phẩm để bán ra thị trường.

Kinh doanh online trên sàn Thương Mại Điện Tử

Mô hình kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) được xem là một “sân chơi” được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn. Lợi thế lớn nhất của mô hình này đó chính là khả năng thu hút được rất nhiều người tham gia bán hàng và mua sắm sản phẩm.

Điều kiện là người bán cần đăng ký tài khoản và tạo một cửa hàng trực tuyến để kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,….

Bên cạnh kinh doanh dựa trên nguồn khách hàng tiềm năng có sẵn, người bán còn được hỗ trợ về quy trình vận hành, giá cả, vận chuyển, hỗ trợ khách hàng,… của sàn thương mại điện tử.

Đọc thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Các hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp

Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam, các sàn thương mại điện tử đang miễn phí trong việc duy trì gian hàng cũng như dành nhiều ưu đãi cho người bán.

Khi mà công nghệ phát triển cũng là lúc mà kinh doanh online lên ngôi, hi vọng với bài viết trên đây của 1900 - tin tức việc làm  bạn có thể hiểu rõ hơn về kinh doanh online và có thêm những kiến thức hữu ích.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!