Nội lực của doanh nghiệp là gì? 6 bí quyết để xây dựng nội lực cho doanh nghiệp hiệu quả

Nguồn lực là bất kỳ yếu tố nào cần thiết để hoàn thành mục tiêu hoặc thực hiện một hoạt động. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về nội lực của doanh nghiệp nhé !

1. Nội lực của doanh nghiệp là gì?

Nội lực của doanh nghiệp sẽ bao gồm những yếu tố tồn tại sẵn có ngay từ bên trong doanh nghiệp như nguồn lao động, nguyên liệu hay những cơ sở vật chất – kỹ thuật, thị trường phát triển tiềm năng. Ngoài ra còn có đường lối, chính sách, chủ trương về phát triển kinh tế, xã hội trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.

Một cách dễ hiểu nội lực doanh nghiệp là nguồn nhân lực, khách hàng, nhà cung cấp, là năng lực quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn tài chính, thiết bị máy móc, tài sản cố định, quy trình sản xuất, công nghệ, là thương hiệu, uy tín của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sở hữu và gây dựng nên.Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 6 bí quyết xây dựng nội lực doanh nghiệp hiệu quả

Xây dựng cấu trúc nội bộ chuẩn mực cho doanh nghiệp

Việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển giữa các bộ phận và nhân viên trong công ty là rất quan trọng và hầu hết các chủ doanh nghiệp đều hiểu điều này. Nhưng, đôi khi họ thường đưa ra những chiến lược viễn vông và thiếu thực tế, dẫn đến thất bại trong các chính sách nội bộ

Một cơ cấu doanh nghiệp hoàn chỉnh với quy trình và chính sách rõ ràng sẽ giúp nhân viên yên tâm phát huy năng lực của mình, tạo động lực cho họ tập trung vào các dự án mang tính sáng tạo và có tầm vóc hơn.

Xây dựng văn hoá lắng nghe và đóng góp ý kiến.

Ở cương vị là người điều hành doanh nghiệp, bạn nên xây dựng văn hóa tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi thành viên trong công ty, khuyến khích mọi người cùng tham gia bày tỏ quan điểm để chọn ra hướng đi đúng nhất. IBM thường tổ chức những cuộc hội thảo trực tuyến với tất cả các thành viên của tập đoàn nhằm mục đích thu thập các ý tưởng mới.

Cuộc hội thảo năm 2006 của IBM thu hút đến 150,000 nhân viên cùng thân nhân của họ, các đối tác kinh doanh, khách hàng và các nhà nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học trên thế giới. Ngoài ra, nếu công ty bạn có giải thưởng cho người có ý tưởng xuất sắc nhất, các ý kiến đóng góp chắc chắn sẽ tăng lên nhiều.

Khuyến khích đa dạng hóa nguồn nhân lực

Nhân viên của công ty bạn càng đa dạng về xuất phát điểm thì họ càng mang lại cho công ty nhiều ý tưởng phong phú. Vì vậy, bạn nên lưu ý đến đặc điểm đa dạng nguồn nhân lực của công ty trong quá trình tuyển dụng để phát huy tối đa sự đóng góp ý tưởng của họ.

Thiết kế con đường phát triển sự nghiệp cho nhân viên

Đặc điểm chung của các chủ doanh nghiệp là họ cảm thấy không thỏa mãn hoặc tù túng khi phải làm việc dưới sự điều hành của người khác và đó là lý do họ từ bỏ cuộc đời của kẻ làm thuê. Điều này tương tự đối với các nhà sáng lập tập đoàn Adobe.

Họ dám từ bỏ công việc làm công ăn lương trước đây của mình để gầy dựng nên tập đoàn chuyên về phần mềm nổi tiếng trên toàn thế giới như hiện nay với doanh số ngất ngưởng 3 tỷ USD. Bài học rút ra ở đây là chính sách đãi ngộ của công ty và sự thăng tiến trong sự nghiệp là động lực giữ chân các nhân viên nòng cốt ở lại và hết mình cống hiến.

Tranh thủ sự ưu đãi từ phía chính phủ

Trong một nghiên cứu của Ernst & Young đã được thực hiện trên phạm vi toàn cầu về vấn đề này và đã đưa ra một số lời khuyên giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng nội lực để phát triển một cách bền vững thực sự. Đơn cử như ở Mỹ chẳng hạn, bạn có thể tranh thủ tìm kiếm các chính sách ưu đãi về thuế hay các nguồn tài trợ từ chính phủ nhằm phát triển các ý tưởng kinh doanh mới và giới thiệu rộng rãi ra thị trường.

Sẵn sàng đối phó với những tình huống ngoài mong đợi

Những chủ doanh nghiệp có chiến lược nội bộ tốt luôn ý thức được rằng khả năng thất bại là một phần gần như tất yếu của bất kỳ kế hoạch mạo hiểm nào trong kinh doanh. Nếu nhân viên đưa ra sáng kiến mà kết quả thực hiện không mấy khả quan thì chủ doanh nghiệp cũng không vì thế mà khiển trách hay quy trách nhiệm cho họ.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Procrastinating là gì? Áp dụng ngay cách vượt "lười" được chuyên gia gợi ý

3. Các loại nguồn lực thường gặp nhất

Nguồn lực trong nước (nội lực)

Nguồn lực trong nước (nội lực) là những nhân lực sinh sống, tồn tại bên trong đất nước đó như dân cư và nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, những đường lối chính sách phát triển kinh tế – xã hội…

Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực)

Nguồn lực bên ngoài sẽ bao gồm tất cả các nguồn lực thu được từ bên ngoài có tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chẳng hạn, nền kinh tế, vốn nước ngoài, thị trường hàng hóa nhập khẩu… đều là những nguồn lực bên ngoài có tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia nào đó.

Nguồn lực con người (nhân lực)

Nguồn lực con người chính là lực lượng lao động tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế. Nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia. Đất nước hay doanh nghiệp nào hội tụ càng nhiều nhân lực chất lượng cao thì các phát triển bền vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Nguồn lực xã hội

Nguồn lực xã hội là những nhân tố bên ngoài tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Một số nguồn lực xã hội như pháp luật, chính sách thuế, thủ tục, chính sách tiền tệ, xuất nhập khẩu…

Ngoài ra, chính sách tiền tệ là chính sách của chính phủ sử dụng các công cụ tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ. Nền kinh tế tăng trưởng hay suy giảm phần lớn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của chính phủ, vốn được coi là công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế và tài chính của một quốc gia.

Nguồn lực cá nhân

Nguồn lực cá nhân là nguồn lực của mỗi người riêng biệt trong xã hội. Mỗi người sẽ có những thế mạnh, mối quan hệ, hoàn cảnh gia đình, khả năng tài chính khác nhau và khi tham gia thị trường lao động cần chứng tỏ khả năng của mình theo nguồn lực của bản thân. Trên thực tế, những người có nguồn lực cá nhân tốt có thể dễ dàng tìm thấy một môi trường làm việc tốt và nhận được mức lương mà họ mong muốn.

Quản trị doanh nghiệp là gì? Những nội dung của quản trị doanh nghiệp

Đọc thêm: Kế toán nội bộ là gì? Tổng quan công việc vị trí kế toán nội bộ

4. 6 kỹ năng cần thiết cho nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kỹ năng hoạch định chiến lược

Là người quản lý không thể không có kỹ năng hoạch định chiến lược. Bởi lẽ, tương lai của doanh nghiệp nằm trong tay họ. Họ phải là người đưa ra chiến lược, phương hướng phát triển của cả doanh nghiệp trong cả tương lai gần và tương lai xa. Một người quản lý doanh nghiệp, dù chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu không có kỹ năng hoạch định chiến lược sẽ khó có thể lèo lái con thuyền của mình bước đi bền vững và đi xa hơn.

Kỹ năng phân chia công việc 

Một doanh nghiệp để phát triển toàn diện cần có sự kết hợp, hỗ trợ từ nhiều bộ phận, từ nhiều cá nhân khác nhau. Chính vì vậy, việc phân chia công việc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn có thể hoạch định chiến lược rất tốt, nhưng người thực thi kế hoạch đó thì lại không chỉ có mỗi mình bạn.

Có cả một đội ngũ phía sau mà bạn cần phải ủy thác, giao phó để họ có thể làm tốt được công việc của mình. Để có thể thực hiện tốt công việc này, bạn cần phải hiểu được cá tính, đặc trưng công việc và thế mạnh của từng người. Khi đó, bạn mới có thể giao phó công việc một cách khoa học, phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần có đối với mọi người. Tuy nhiên đối với người quản lý, đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Quản lý doanh nghiệp không chỉ gặp gỡ, giao tiếp với đối tác, mà còn đối với nhân viên, với khách hàng,… Nếu không có kỹ năng giao tiếp, doanh nghiệp sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội tốt để phát triển. Khả năng giao tiếp tốt của người quản lý sẽ tạo hình ảnh đẹp và chuyên nghiệp của doanh nghiệp đối với khách hàng. Bên cạnh đó, giao tiếp tốt cũng là cách để tạo nên không khí làm việc hiệu quả cho cả doanh nghiệp.

Kỹ năng lãnh đạo

Dù thế nào đi chăng nữa, kỹ năng lãnh đạo là điều không thể thiếu đối với một người quản lý. Một thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, cách ứng xử khiến cho mọi người cảm thấy kính trọng và thoải mái, nghiêm túc, xử lý vấn đề nhanh gọn, khoa học, chắc chắn,… là những kỹ năng quan trọng cần có của một người quản lý tài ba. Có thể họ không phải là người có năng lực chuyên môn giỏi nhất, nhưng nhất định đó phải là người có khả năng gắn kết và tạo động lực làm việc cho tất cả mọi người. 

Kỹ năng đàm phán

Một người quản lý tốt với khả năng đàm phán tốt sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng vậy, họ cần những đòn bẩy, những yếu tố động lực, với điều kiện và tác động từ bên ngoài mới có thể vươn xa hơn trong tương lai. Trước khi đảm nhiệm vai trò quản lý của một doanh nghiệp, hãy học kỹ năng đàm phán để có được những nền tảng kỹ năng vững chắc nhất, đưa doanh nghiệp đi xa hơn.

Kỹ năng áp dụng khoa học công nghệ

Việc tận dụng và áp dụng khoa học công nghệ để vận hàng doanh nghiệp là một điều cực kỳ cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Việc số hóa các quy trình truyền thống sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm thủ tục giấy tờ rườm rà và giảm chi phí nhân công. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể các loại chi phí vận hành cũng như tối ưu hóa quy trình sản xuất, công việc trở nên dễ dàng và khoa học hơn.

Đọc thêm: 7 loại hình nghệ thuật phổ biến gồm gì? Chọn công việc tương ứng ra sao

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều phải tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu nguồn nội lực của mình để xây dựng chiến lược, định vị thị trường riêng nhằm tồn tại và phát triển. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về nội lực của doanh nghiệp. Hy vọng bạn hiểu rõ và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!