1. Sản phẩm mới là gì?
Sản phẩm mới (New Product Development – NPD) có thể hiểu theo nghĩa là những sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường thế giới (phạm vi quốc tế) hoặc trên thị trường một nước nào đó (phạm vi quốc gia). Đã là sản phẩm mới theo nghĩa nói trên thì nó phải có khả năng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường so với sản phẩm hiện có.
Nếu xét trong phạm vị một doanh nghiệp, sản phẩm mới được hiểu là sản phẩm lần đầu tiên được doanh nghiệp tổ chức sản xuất và kinh doanh. Sản phẩm mới là một bộ phận sống còn của chiến lược tăng trưởng và cạnh tranh của doanh nghiệp
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 7 bước phát triển sản phẩm mới chi tiết nhất
Bước 1: Hình thành ý tưởng (Concept creation)
Để hình thành những ý tưởng mới về sản phẩm, doanh nghiệp phải tích cực nghiên cứu từ rất nhiều nguồn khác nhau:
- Khách hàng: những nhu cầu mong muốn của khách hàng là xuất phát điểm cho mọi ý tưởng về sản phẩm mới. Thông qua việc nghiên cứu những nhóm khách hàng chủ yếu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp có thể tìm hiểu những yêu cầu cải tiến sản phẩm mà khách hàng đặt ra cho các nhà sản xuất.
- Những chuyên gia đầu ngành: Các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào những ý kiến của các nhà khoa học đầu ngành, các kỹ sư, các nhà thiết kế giỏi trong và ngoài doanh nghiệp để hình thành nên những ý tưởng về sản phẩm mới.
- Đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu ý định của đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu các sản phẩm của họ cũng như lý do khách hàng chọn dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là một cách rất tốt để đưa ra những cải tiến sản phẩm mới hơn hẳn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Những nhà cung ứng và phân phối sản phẩm: Đây cũng là một nguồn cung cấp thông tin quan trọng giúp cho việc hình thành nên những ý tưởng có tính khả thi cao. Họ luôn là những người gần gũi khách hàng, hiểu rõ những ý kiến khen ngợi hay phàn nàn về sản phẩm của doanh nghiệp từ phía khách hàng, do đó có thể có những ý tưởng hay trong việc thiết kế cải tiến sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt hơn những đòi hỏi và mong muốn của khách hàng.
- Ban lãnh đạo của doanh nghiệp: Đây cũng là một nguồn chủ yếu phát sinh các ý tưởng mới về sản phẩm. Họ có thể đề xuất và tổ chức thực hiện đến cùng một ý tưởng sản phẩm mới của mình hay ủng hộ một ý tưởng mà họ cho là có triển vọng thành công, hay không chấp nhận một ý tưởng có thể là tốt nhưng không được họ đánh giá cao.
Bước 2: Sàng lọc ý tưởng (Concept filter)
Một ý tưởng phù hợp phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Khả thi: Ý tưởng về sản phẩm phải đi kèm với đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp mà doanh nghiệp có thể tiếp cận, vì nếu không sản phẩm mới có thể sẽ không thể bán được cho bất kỳ ai. Bên cạnh đó, quá trình tạo ra và sản xuất sản phẩm từ ý tưởng phải là khả thi với nguồn lực, khả năng tài chính, công nghệ tại thời điểm thực hiện.
- Thương mại hoá: Doanh nghiệp có thể đưa ý tưởng về sản phẩm mới vào quá trình sản xuất hàng loạt, với mức chi phí sản xuất trong khả năng của doanh nghiệp.
- Thu được lợi nhuận: Giá dự kiến của sản phẩm phải lớn hơn chi phí sản xuất. Dĩ nhiên Sản phẩm đưa ra thị trường phải có mức giá mà đối tượng khách hàng mục tiêu có thể có đủ khả năng để mua chúng.
- Khả năng cạnh tranh cao: Ý tưởng mang tính đột phá cao so với đối thủ, mang về khả năng cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp.
Thông thường, tiêu chí khả năng cạnh tranh cao sẽ tỷ lệ nghịch với tiêu chí khả thi. Ý tưởng mang tính đột phá càng cao thì mức độ khả thi càng thấp. Ngược lại, độ an toàn càng cao thì khả năng đột phá, cạnh tranh của sản phẩm sẽ bị giảm sút. Chính vì vậy, thường sẽ không có sự lựa chọn nào là hoàn hảo.
Đọc thêm: Chạy Facebook Ads là gì? Nắm rõ cách hoạt động của quảng cáo Facebook
Bước 3: Phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm (Concept testing)
Các ý tưởng sản phẩm sau khi đã vượt qua cửa ải sàng lọc sẽ được doanh nghiệp đưa vào phát triển và thử nghiệm mô hình. Các khía cạnh thử nghiệm ở giai đoạn này bao gồm khả năng vận hành của sản phẩm, độ bền, độ an toàn, tính năng...Những người tham gia vào quá trình thử nghiệm có thể là phòng R&D, phòng Marketing, lãnh đạo hoặc nhân viên công ty. Các thông tin về sản phẩm mới ở giai đoạn này thường sẽ được bảo mật. Việc rò rỉ thông tin sẽ có thể khiến ý tưởng lọt vào tay đối thủ, dẫn đến các mất mát, sự việc không đáng có. Quá trình thử nghiệm mô hình sẽ giúp doanh nghiệp có được con số tương đối chính xác về thời gian, nhân lực và chi phí sản xuất sản phẩm mới.
VD: Một công ty thực phẩm có ý tưởng là sản xuất một loại bột thêm vào sữa để làm tăng mức độ dinh dưỡng cũng như hương vị. Đây là tư tưởng sản phẩm. Tuy nhiên, người tiêu dùng không mua tư tưởng, họ mua sản phẩm chứa đựng trong thương hiệu. Vì vậy, nhà marketing phải chuyển đổi tư tưởng này thành những khái niệm sản phẩm cụ thể.
Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing mix
Ở bước này doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng các chiến lược Marketing mix cho mô hình sản phẩm mới. Nếu 4Ps là mô hình Marketing mix mà doanh nghiệp đang áp dụng thì doanh nghiệp đã có được yếu tố đầu tiên là Product - sản phẩm. Lúc này, công việc của doanh nghiệp là xác định các yếu tố còn lại:
- Price: Trong kế hoạch dự kiến giá bán, chiến lược phân phối và ngân sách marketing chi năm đầu tiên. Giá của sản phẩm khi tung ra thị trường sẽ ở mức nào? Các chiến lược giá có thể áp dụng cho sản phẩm mới này là gì?
- Place: Doanh nghiệp làm cách nào để đối tượng khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận được sản phẩm? Kênh phân phối nào sẽ cho hiệu quả cao nhất với mức chi phí hợp lý nhất?
- Promotion: Doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ Promotional Mix nào để quảng bá và xúc tiến cho sản phẩm mới? Thông điệp Marketing liên quan đến sản phẩm mới mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu là gì?
Bước 5: Ước tính lợi nhuận
Dựa trên chiến lược Marketing mix đã vạch ra, doanh nghiệp cần ước tính về doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm. Doanh nghiệp cần xác định được đâu là điểm hòa vốn của doanh nghiệp, và dự trù trong bao lâu để doanh nghiệp có thể đạt mức doanh thu đó. Từ đó vạch ra các kế hoạch kinh doanh để thúc đẩy doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu đề ra.
Bước 6: Thử nghiệm thị trường
Sau khi đã có các mô hình sản phẩm được thử nghiệm thành công, cũng như đã vạch ra các chiến lược marekting, kinh doanh cần thiết, doanh nghiệp sẽ sản xuất một số lượng sản phẩm mới có hạn và đưa vào thị trường để thử nghiệm. Mục tiêu đặt ra ở giai đoạn này là có được thông tin chính xác về:
- Phản ứng, thái độ, cảm nhận, đánh giá của khách hàng sau quá trình sử dụng sản phẩm mới.
- Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm mới.
- Hiệu quả và chi phí vận hành các kênh phân phối của sản phẩm mới (nếu có).
Đọc thêm: Coca Cola là sản phẩm gì? Vì sao thương hiệu này được nhiều người biết đến?
Bước 7: Thương mại hóa
Sau khi sản phẩm mới đã thành công vượt qua các giai đoạn trước đó, sẽ được doanh nghiệp đưa vào quá trình sản xuất với số lượng lớn và bắt đầu kinh doanh trong thời gian lâu dài. Một số công tác khác có thể cần làm như việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu mới, đăng ký lưu hành, đăng ký xuất khẩu...
3. Ý nghĩa của việc phát triển sản phẩm mới đối với doanh nghiệp
Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường
Các công ty có ý tưởng độc đáo, đột phá, sáng tạo về sản phẩm và là thương hiệu tiên phong trong việc giải quyết được những vấn đề mới của người tiêu dùng sẽ mang lại nhiều hứng thú cùng sự tin tưởng của phần đông khách hàng, từ đó mang về doanh thu và lợi nhuận, chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Tăng trưởng doanh thu
Có thể sản phẩm mới không phải là sản phẩm bán chạy số một của doanh nghiệp nhưng chúng lại cung cấp một nguồn doanh thu mới, san sẻ rủi ro về mặt tài chính khi doanh thu dòng sản phẩm khác của doanh nghiệp sụt giảm…
Đem đến những giá trị cho xã hội
Phát triển sản phẩm mới không những giúp người tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu, mong muốn ngày một đa dạng hóa của họ mà bên cạnh đó cũng có những sản phẩm mới khi ra đời được đánh dấu chính là bước ngoặt góp phần thay đổi xã hội theo hướng tích cực.
Xây dựng và nuôi dưỡng một nền văn hóa nội bộ liên tục đổi mới, cách tân
Một doanh nghiệp liên tục định hướng vào việc phát triển và thay đổi sản phẩm sẽ tạo ra một môi trường làm việc năng động sáng tạo từ đó góp phần xây dựng văn hóa nội bộ cũng như thu hút nguồn lực nhân sự từ bên ngoài.
Đọc thêm: Xu hướng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2023
4. Những rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt khi phát triển sản phẩm mới
Rủi ro từ thị trường
Khách hàng đôi khi cũng sẽ do dự và hoài nghi về chức năng của sản phẩm mới liệu có thỏa mãn được nhu cầu của họ hay không, nhất là đối với sản phẩm chưa từng xuất hiện trên thị trường.
Nhu cầu người tiêu dùng liên tục thay đổi dẫn tới sản phẩm vừa ra mắt đã trở nên lạc hậu và bị thay thế.Sản phẩm mới của bạn bị đối thủ sao chép và đối thủ tiến hành cải thiện tốt hơn để cạnh tranh cùng một thị trường với bạnSự thay đổi bất ngờ từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp: văn hóa, xã hội, chính trị…dẫn đến những sự kiện bất ngờ, gây rủi ro cho quy trình phát triển sản phẩm.
Rủi ro trong công nghệ
Doanh nghiệp chưa hiểu và dự đoán được xu hướng công nghệ, cụ thể là về sự ra đời của công nghệ mới hoặc thời điểm nào công nghệ doanh nghiệp đang sở hữu trở nên lỗi thời.
Công ty không có đủ khả năng, tiềm lực về công nghệ trong quá trình phát triển sản phẩm mới. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp cần quyết định về việc thuê ngoài những chuyên gia phù hợp để bù đắp những lỗ hổng, dẫn đến việc thất thoát chi phí và không kiểm soát được công nghệ. Khách hàng có thể cũng không biết cách sử dụng sản phẩm mới – khi công nghệ tích hợp trong sản phẩm mới quá phức tạp.
Đọc thêm: Startup là gì? Gợi ý TOP 15 mô hình kinh doanh hiệu quả khi khởi nghiệp
Rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp
Nguồn lực, nhân sự của doanh nghiệp chưa đủ sẽ dễ dàng xảy ra các mâu thuẫn giữa việc có nên phát triển sản phẩm mới hay không. Bên cạnh đó, phát triển sản phẩm mới đồng nghĩa với việc cần thay đổi chuỗi cung ứng để đáp ứng tốt cho khâu sản xuất. Vấn đề này sẽ khiến bạn tốn thêm ngân sách trong suốt quá trình triển khai.
Các doanh nghiệp lớn nhỏ nếu muốn đứng vững trên thị trường thì đều phải luôn trong quá trình tìm tòi những cáả.i mới thật độc lạ để thu hút người tiêu dùng. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình phát triển sản phẩm mới . Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng và thực hành hiệu quả !