Định hướng chiến lược thu hút khách hàng của doanh nghiệp trong Marketing? | Câu hỏi tự luận ôn tập học phần Quản trị Marketing

"Chẳng có gì ngạc nhiên khi doanh nghiệp dồn hết thời gian, sự quan tâm và tiền bạc cho các hoạt động nhằm thu hút và giữ chân khách hàng"? Theo bạn các doanh nghiệp có thể làm gì để thu hút khách hàng? Đề cương ôn tập Quản trị Marketing giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Định hướng chiến lược thu hút khách hàng của doanh nghiệp trong Marketing ?

 1. Chiến lược lôi kéo và giữ chân khách hàng

Chiến lược lôi kéo và giữ chân khách hàng thực sự quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Do vậy, bạn cần cân nhắc những điểm mấu chốt dưới đây.

Hiểu rằng chương trình lôi kéo khách hàng là một cách tuyệt vời để chắc chắn khách hàng sẽ quay trở lại. Và phương án tốt nhất là sử dụng những đại lý bán lẻ để nhận ra các khách hàng trung thành.

1.1 Hãy nói với khách hàng rằng bạn đánh giá cao công việc của họ.

Mọi người đều thích làm việc với những người coi trọng công việc và bản thân họ. Tuy nhiên, khách hàng không thể tự nhiên mà biết được bạn đánh giá cao họ. Vậy thì bạn đừng quên biểu lộ cho khách hàng biết sự trân trọng của bạn đối với công việc của họ. Khi kết  thúc một cuộc họp hay một cuộc điện thoại, bạn hãy cảm ơn khách hàng vì đã hợp tác với mình. Hãy nói rằng bạn hiểu tại sao họ lại quyết định làm ăn với bạn và bạn đánh giá cao sự lựa chọn này.

1.2 Trả lời điện thoại - và gọi lại.

Mặc dù có thể nhiều người nghĩ rằng làm như vậy sẽ vi phạm quy tắc quản lý thời gian hiệu quả của các nhà lãnh đạo, nhưng điều này là không hoàn toàn đúng. Nếu bạn đi tới các cuộc họp hoặc các cuộc hội thảo, người ta sẽ nói với bạn rằng: Đừng trả lời điện thoại hay đừng để khách hàng gặp được bạn. Họ nói thời gian là tiền. Nhưng nếu không có khách hàng, bạn sẽ không có tiền. Đấy là lý do tại sao bạn nên đặt mục tiêu là sẽ gọi lại 99% số cuộc điện thoại trong ngày và 100% trong vòng 12 giờ sau.

1.3 Quan tâm tới những gì khách hàng muốn, không phải những gì bạn muốn.

Hiện nay, khách hàng đang có xu hướng tìm kiếm đối tác mới thay thế cho đối tác cũ của họ, 80% trong số đó cho biết rằng họ thay đổi không phải vì hiệu quả công việc, mà bởi vì quan hệ không tốt với nhân viên công ty. Khách hàng ngày nay thường hay mất lòng tin ở nhân viên tư vấn hay dịch vụ khách hàng, vì nhân viên ở bộ phận này thường đặt lợi ích của mình, cụ thể là sản phẩm và doanh thu, cao hơn lợi ích của khách hàng.

Vậy thì cách giải quyết chính là bạn hãy giảm bớt những mối quan tâm về doanh thu, mà hãy chú ý vào phong cách phục vụ. Khách hàng muốn được phục vụ hơn là chỉ giao dịch đơn thuần. Khách hàng muốn bạn hiểu được hoàn cảnh của họ, dành thời gian để tiếp xúc với họ, coi trọng thái độ của họ và giúp họ giải quyết vấn đề.

Đừng quên là bạn đang bán dịch vụ và khách hàng là người mua. Bạn nên thường xuyên  tự đặt câu hỏi: “ Liệu mục đích cao nhất của tôi là kiếm tiền hay làm cho khách hàng có cái nhìn tốt đẹp về công ty?”. Nếu câu trả lời nghiêng về phía khách hàng, có nghĩa là bạn sắp có thêm một khách hàng trung thành rồi đó.

1.4 Hãy làm cho khách hàng cảm thấy rằng họ rất quan trọng.

Bạn cũng có thể giữ khách hàng bằng cách chuyển mối quan hệ đối tác thành mối quan hệ cá nhân, đặc biệt nếu bạn hoạt động trong các lĩnh vực như môi giới bảo hiểm hay bán hàng đa cấp.

Bạn hãy cố gắng duy trì lượng khách hàng của mình bằng những cách làm khá đơn giản mà hiệu quả như gửi thiệp chúc mừng nhân dịp lễ tết và thiệp cảm ơn tới khách hàng, mua những quyển sách mới nhất về các nhân vật nổi tiếng làm quà cho họ, tặng hoa trong những dịp sinh nhật, thậm chí nói cho tất cả mọi người biết được hôm nay là ngày quan trọng nào đó của khách hàng…. Như thế, khách hàng luôn cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng một cách thân tình của bạn. Kết quả là bạn không chỉ giữ đươc khách hàng của mình mà còn có thêm nhiều khách hàng mới bằng những lời tiến cử hào phóng của các khách hàng thỏa mãn.

1.5 Đừng lãng quên khách hàng của bạn.

Khi khách hàng không xuất hiện thì bạn hãy chủ động liên lạc với họ và giữ thói quen gọi điện thoại hay thỉnh thoảng tới thăm họ.

1.6 Định hướng cho khách hàng của bạn.

Hãy giữ liên lạc với khách hàng ít nhất 2 lần trong năm để cung cấp cho họ những thông tin mới nhất mà bạn có bao gồm những chính sách mới của công ty, những thay đổi trên thị trường, thông tin về sản phẩm… Khách hàng sẽ vui hơn, và tin tưởng bạn hơn khi họ nhận được những thông tin như vậy từ chính bạn, chứ không phải là từ những phương tiện truyền thông hay qua lời đồn nào đó.

Những thông tin mới nhất mà bạn gửi tới sẽ giúp khách hàng biết được họ có lợi ích gì khi hợp tác với bạn. Khách hàng được hướng dẫn, được “dạy” rất kỹ lưỡng về sản phẩm, họ biết trước rằng họ sẽ cần mua sắm thứ gì rồi từ đó đưa ra quyết định của mình. Đây chính là lý do tại sao khách hàng muốn làm việc với bạn.

2. Chiến lược thu hút khách hàng và bán hàng

Để làm được điều trên bạn phải lên một chiến lược đầy đủ từ khâu:

2.1 Phân tích thị trường:

Sử dụng công cụ để phân tích biết được khách hàng họ đang có nhu cầu gì, khách hàng đang ở đâu là điều rất quan trọng để bạn tập trung chiến dịch quảng bá phù hợp.

2.2 Thiết kế website và tích hợp các công cụ

Công cụ truyền tải thông điệp tới khách hàng, trang thông tin đầy đủ cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

2.3 Quảng bá

Là khâu truyền thông (Quảng cáo, PR) vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết định thu hút được khách hàng hay không.

2.4 Thông điệp Marketing

Đây là khâu quan trọng nhất, không đơn giản chi là viết thư ngỏ bình thường, bạn phải có kỹ thuật và làm đúng các bước đầy đủ và thuyết phục để đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của khách hàng. Là khâu quyết định bán được hàng hay là không.

2.5 Chăm sóc khách hàng, phải nhuần nhuyễn và thống nhất!

Để làm từ khâu quảng bá, sales, bán được một sản phẩm/dịch vụ bạn phải tốn 80% chi phí bạn chỉ còn lại 20% lợi nhuận. Nhưng nếu khách hàng cũ bạn chăm sóc làm sao họ quay lại mua hoặc chia sẻ cho nhiều người khác thì bạn chỉ tốn 20% chi phí, điều đó có nghĩa là bạn thu 80% lợi nhuận.

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác: 

Câu 1: Vì sao khi hoạch định chiến lược marketing doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, bản thân doanh nghiệp…Theo bạn yếu tố nào là cơ sở của mỗi chiến lược? Tại sao?

Câu 2:  Khi xây dựng các chiến lược marketing, tại sao doanh nghiệp cần phân tích các đối thủ cạnh tranh?

Câu 3: Thế nào là quan điểm marketing định hướng theo đối thủ cạnh tranh? Hãy lấy ví dụ về một doanh nghiệp mà bạn biết đã thực hiện marketing theo quan điểm này?

Câu 4: Thế nào là quan điểm marketing định hướng theo khách hàng? Lấy ví dụ về một doanh nghiệp mà bạn biết đã thực hiện thao quan điểm này? 

Câu 5: Thế nào là quan điểm marketing theo định hướng thị trường? Ý nghĩa của nó trong hoạch định chiến lược mark cạnh tranh? Ví dụ?

Câu 6: Vị thế cạnh tranh là gì ? Vì sao nói mục đích của hoạch định chiến lược marketing cạnh tranh là nhằm xây dựng vị thế cạnh tranh ? Điều đó có đáng kể không? 

Câu 7: Những đặc đểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược dẫn đầu thị trường, thách thức thị trường, đi theo thị trường và lấp chỗ trống thị trường?

Câu 8: Những cách thức mở rộng thị trường của “người dẫn đầu”? Các giải pháp bảo vệ thị phần của “người dẫn đầu thị trường”?

Câu 9: Vì sao những người thách thức thị trường lựa chọn các chiến lược tấn công đối thủ ? Những chiến lược nào có thể được sử dụng để thách thức đối thủ cạnh tranh?

Câu 10: Để đánh giá các đơn vị kinh doanh chiến lược và quyết định đầu tư đúng đắn, các công ty có thể sử dụng mô hình Boston Consulting Group (B.C.G). Hãy phân tích mô hình trên kèm ví dụ minh hoạ?

Câu 11: Theo bạn vì sao doanh nghiệp phải đảm bảo sự cân bằng giữa định hướng theo khách hàng và định hướng theo đối thủ cạnh tranh?

Câu 12: Trình bày phương pháp phân tích cạnh tranh của doanh nghiệp? 

câu 13: "Thỏa mãn khách hàng là nhiệm vụ của bộ phận marketing trong doanh nghiệp" hãy bình luận tính đúng đắn của câu phát biểu trên?

Câu 14: Theo bạn các doanh nghiệp có những chiến lược gì để thu hút khách hàng?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh Marketing

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên TeleMarketing

Mức lương của thực tập sinh Marketing là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!