Người dẫn đầu trong Marketing
1. Định nghĩa
Người dẫn đầu trong Marketing:
- Là người tiên phong trong việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Hàng hóa này giải quyết nhu cầu lớn của khách hàng, và doanh nghiệp tiếp tục duy trì sự dẫn đầu của mình bằng việc không ngừng quan tâm đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
- Các công ty hướng đến vị thế dẫn đầu tập trung mạnh vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Để duy trì thị phần, các công ty dẫn đầu thị trường cần phát triển các chương trình xây dựng khách hàng trung thành và tìm kiếm khách hàng mới.
2. Cách thức mở rộng thị trường của “người dẫn đầu”?
Người tiêu dùng mới: mọi sản phẩm đều có tiềm năng thu hút những người mua trong số những người chưa biết sản phẩm hay không mua vì giá cả hoặc do sản phẩm thiếu một trong số các thuộc tính theo yêu cầu của họ. Người sản xuất có thể tìm kiếm người mua trong số 3 nhóm khách hàng tiềm năng này
Công dụng mới: trong quá trình nghiên cứu, cải tiến sàn phẩm hay trong quá trình sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng, người ta có thể tìm ra những công dụng mới của sản phẩm, nhờ đó có thể tăng số lượng và tần suất sử dụng nó. Mỗi công dụng mới làm cho sản phẩm có một chu kỳ sống mới. Để tăng khối lượng sử dụng, nhà sản xuất có thể thuyết phục dân chúng sử dụng nhiều hơn cho mỗi lần dùng và do đó làm tăng mức bán hàng cho doanh nghiệp. Ví dụ: Hãng Protrect & Gramble khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng dầu gội Head & Shoulder hai lần sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng một lần
3. Giải pháp bảo vệ thị phần của “người dẫn đầu thị trường”
Người dẫn đầu thị trường không thể bảo vệ tất cả các vị trí của mình trên thị trường, họ phải tập trung nguồn lực vào những điểm trọng yếu. Mục đích của việc phòng vệ là làm giảm bớt xác suất bị tấn công và hướng các cuộc tấn công của đối thủ vào những chỗ ít nguy hại hơn
3.1 Phòng vệ vị thế
Xây dựng thành trì xung quanh một vị trí. Tuy nhiên chỉ đơn thuần bảo vệ vị thế và sản phẩm hiện tại được coi là một hình thức thiển cận trong marketing. Nó không đảm bảo sản phẩm hiện có của cty và vị thế của nó là tuyệt đối trong trường hợp đối thủ cạnh tranh tạo được lợi thế và chủ động tấn công
3.2 Phòng vệ bên sườn
Người dẫn đầu nên chú ý phòng vệ những lĩnh vực trọng yếu của mình. Để việc phòng vệ thực sự có ý nghĩa, cần đánh giá đầy đủ mọi nguy cơ và cần thiết thì phải đầu tư thích đáng vào vị trí trọng yếu đó
3.3 Phòng vệ chặn trước
Chủ động tấn công đối thủ trước khi nó có thể tấn công lại doanh nghiệp. Phòng vệ chặn trước có thể được thực hiện trên từng thị trường mục tiêu hay trên toan bộ thị trường
3.4 Phòng vệ phản công
Người dẫn đầu thị trường không thể thụ động trước việc để đối thủ cắt giảm giá, cải tiến sản phẩm hay xâm chiếm thị trường của mình. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy doanh nghiệp không nên phản công ngay lập tức mà nên tạm thời rút lui để tìm ra chỗ sai lầm, sơ hở trong chiến thuật của đối thủ để đánh đòn quyết định thì chắc chắn mới thảnh công. Cuộc phản công có hiệu quả nhất là đánh thẳng vào thị trường và sản phẩm sinh lợi cao nhất của đối thủ buộc nó phải rút lui một phần nguồn lực để bảo vệ
3.5 Phòng vệ cơ động
Bao gồm sự mở rộng thị trường mà doanh nghiệp có thể dùng như những cơ sở tương lai cho việc phòng vệ cũng như tấn công của mình. Doanh nghiệp cần đầu tư vào các khu vực này thông qua việc mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Những công việc này có ý nghĩa tạo cho doanh nghiệp khả năng tấn công liên tục hay tung ra những đòn trả đũa. Doanh nghiệp cũng không nên mở rộng thị trường quá mức để tránh làm phân tán nguồn lực. Cần tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc mục tiêu (theo đuổi mục tiêu đã được xác định rõ ràng và có thể đạt được)
- Nguyên tắc tập trung( dồn toàn lực vào yếu điểm của đối thủ)
3.6 Phòng vệ co cụm
Khi doanh nghiệp không còn bảo vệ được toàn bộ thị trường của mình nữa vì nguồn lực quá dàn trải vì đối thủ cạnh tranh đang lấn dần trên một số phân đoạn thị trường thì cách tốt nhất là nên co cụm lại, tức là rút lui chiến lược. Việc rút lui đó không có nghĩa là từ bỏ thị trường, mà là từ bỏ những phân đoạn thị trường yếu kém và tập trung nguồn lực sang những phân đoạn thị trường mạnh hơn.
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác:
Câu 1: Vì sao khi hoạch định chiến lược marketing doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, bản thân doanh nghiệp…Theo bạn yếu tố nào là cơ sở của mỗi chiến lược? Tại sao?
Câu 2: Khi xây dựng các chiến lược marketing, tại sao doanh nghiệp cần phân tích các đối thủ cạnh tranh?
Câu 3: Thế nào là quan điểm marketing định hướng theo đối thủ cạnh tranh? Hãy lấy ví dụ về một doanh nghiệp mà bạn biết đã thực hiện marketing theo quan điểm này?
Câu 4: Thế nào là quan điểm marketing định hướng theo khách hàng? Lấy ví dụ về một doanh nghiệp mà bạn biết đã thực hiện thao quan điểm này?
Câu 5: Thế nào là quan điểm marketing theo định hướng thị trường? Ý nghĩa của nó trong hoạch định chiến lược mark cạnh tranh? Ví dụ?
Câu 6: Vị thế cạnh tranh là gì ? Vì sao nói mục đích của hoạch định chiến lược marketing cạnh tranh là nhằm xây dựng vị thế cạnh tranh ? Điều đó có đáng kể không?
Câu 7: Những đặc đểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược dẫn đầu thị trường, thách thức thị trường, đi theo thị trường và lấp chỗ trống thị trường?
Câu 8: Những cách thức mở rộng thị trường của “người dẫn đầu”? Các giải pháp bảo vệ thị phần của “người dẫn đầu thị trường”?
Câu 9: Vì sao những người thách thức thị trường lựa chọn các chiến lược tấn công đối thủ ? Những chiến lược nào có thể được sử dụng để thách thức đối thủ cạnh tranh?
Câu 11: Theo bạn vì sao doanh nghiệp phải đảm bảo sự cân bằng giữa định hướng theo khách hàng và định hướng theo đối thủ cạnh tranh?
Câu 12: Trình bày phương pháp phân tích cạnh tranh của doanh nghiệp?
câu 13: "Thỏa mãn khách hàng là nhiệm vụ của bộ phận marketing trong doanh nghiệp" hãy bình luận tính đúng đắn của câu phát biểu trên?
Câu 14: Theo bạn các doanh nghiệp có những chiến lược gì để thu hút khách hàng?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh Marketing
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm cộng tác viên quản trị rủi ro
Mức lương của thực tập sinh Marketing là bao nhiêu?