Sự cân bằng giữa định hướng theo khách hàng và định hướng theo đối thủ cạnh tranh? | Câu hỏi tự luận ôn tập học phần Quản trị Marketing

Theo bạn vì sao doanh nghiệp phải đảm bảo sự cân bằng giữa định hướng theo khách hàng và định hướng theo đối thủ cạnh tranh? Đề cương ôn tập Quản trị Marketing giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Sự cân bằng giữa định hướng theo khách hàng và định hướng theo đối thủ cạnh tranh?

1. Các quan điểm định hướng theo khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh thường gặp những trường hợp doanh nghiệp tập trung nỗ lực và sự quan tâm của mình vào đối thủ cạnh tranh đến mức sao nhãng việc tập trung vào khách hàng, hay ngược lại. Cả hai xu hướng này đều dẫn đến những kết quả không mấy khả quan. Do vậy, các doanh nghiệp phải đảm bảo sự cân bằng giữa định hướng theo khách hàng và định hướng theo đối thủ cạnh tranh.

1.1 Doanh nghiệp tập trung vào đối thủ cạnh tranh

Một doanh nghiệp tập trung vào đối thủ cạnh tranh hay lấy đối thủ cạnh tranh làm trung tâm là doanh nghiệp đề ra các giải pháp của mình cơ bản dựa vào những phản ứng và hành

động của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp đó theo dõi các hoạt động và thị phần của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Cách thức tiến hành của doanh nghiệp này như sau :

Tình hình :

  • Đối  thủ  cạnh  tranh  X  giảm  giá  bán  ở  Hà  Nội  và  làm  giảm  thị  phần  của  ta 3%.
  • Đối thủ cạnh tranh Y đang mở rộng mạng lưới phân phối ở thành phố Hồ Chí Minh và làm giảm doanh số của ta.
  • Đối thủ cạnh tranh Z đang tung ra một dịch vụ mới ở Cần Thơ và khách hàng bắt đầu dùng thử.

Giải pháp :

  • Ta sẽ đáp lại việc hạ giá của đối thủ ở Hà Nội bằng cách giảm giá sản phẩm của mình.
  • Ta sẽ tăng thêm ngân sách quảng cáo ở thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ta sẽ tăng cường chi phí giới thiệu sản phẩm tại Cần Thơ.

Ưu điểm của kiểu hoạch định chiến lược này là giúp cho doanh nghiệp triển khai định hướng chống trả. Nó rèn luyện cho những người làm marketing khả năng cảnh giác, luôn sẳn sàng theo dõi sát sao những điểm yếu của doanh nghiệp và của đối thủ để có giải pháp bảo  vệ hay tấn công đối thủ có hiệu quả. Hạn chế là doanh nghiệp đưa ra quá nhiều giải pháp của mình dựa trên các giải pháp của đối thủ cạnh tranh và bị chi phối bởi các giải pháp đó của  đối thủ. Kết quả là doanh nghiệp không hành động theo hướng đã định trước để hướng về mục tiêu cơ bản là thỏa mãn tốt nhất lợi ích của khách hàng.

1.2 Doanh nghiệp tập trung vào khách hàng

Một doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm cho hoạt động của mình sẽ tập trung nhiều hơn vào việc phát triển khách hàng khi hoạch định các chiến lược của mình. Doanh nghiệp sẽ quan tâm đến những hướng phát triển sau đây.

Tình hình :

  • Tổng thị trường có mức tăng trưởng hàng năm 5 %.
  • Phân đoạn thị trường nhạy cảm với giá cả tăng 10 %.
  • Khách hàng mua theo hợp đồng cung ứng định kỳ tăng nhanh , nhưng có xu hướng không quan hệ lâu dài với nhà cung cấp nào.

Giải pháp :

  • Ta sẽ tìm cách giảm chi phí để giảm giá nhằm thu hút thêm các khách hàng nhạy cảm  với giá cả.
  • Ta cố gắng tranh thủ các hợp đồng có thể ký kết được, nhưng không tập trung nỗ lực vào nhóm khách hàng không trung thành đó.

Các doanh nghiệp định hướng theo khách hàng thường có vị thế tốt hơn các doanh nghiệp định hướng theo đối thủ cạnh tranh trong việc phát hiện các cơ hội mới và đưa ra những  chiến lược có ý nghĩa lâu dài. Qua việc theo sát khách hàng, doanh nghiệp hiểu đưọc nhóm khách hàng nào và những nhu cầu mới nào của họ cần ưu tiên phục vụ trong khả năng nguồn lực cho phép và phù hợp với mục tiêu của mình.

Trên thực tế hiện nay thì mỗi doanh nghiệp phải theo dõi cả khách hàng lẫn đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp thường triển khai quá trình hoạt động của mình theo bốn cách định hướng. Trong giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp ít chú ý đến khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh (định hướng theo sản phẩm). Ở giai đoạn thứ hai, họ bắt đầu chúy đến khách hàng (định hướng theo khách hàng). Ở giai đoạn thứ ba họ lại chú ý hơn đến đối thủ cạnh tranh (định hướng theo đối thủ cạnh tranh). Trong giai đoạn hiện nay họ cần chú ý đến cả khách hàng lẫn đối thủ cạnh tranh (định hướng theo thị trường).

2. Cân đối các quan điểm định hướng theo khách hàng và theo đối thủ cạnh tranh

Một công ty lấy đối thủ cạnh tranh làm trung tâm là công ty đề ra các biện pháp của mình về cơ bản đều xuất phát từ những hành động và phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Công try  đó theo dõi các hoạt động và thị phần của các đối thủ cạnh tranh trên từng thị trường. Đường lối của loại công ty này như sau:

2.1 Công ty lấy đối thủ cạnh tranh làm trung tâm

Kiểu lập kế hoạch chiến lược này có một số ưu điểm và một số nhược điểm. Về mặt tốt, công ty xây dựng được hướng chiến đấu. Nó rèn luyện những người làm Marketing của mình tinh thần luôn luôn cảnh giác, theo dõi những mặt yếu ở vị trí của mình và theo dõi những mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh. Về mặt xấu, công ty đưa ra quá nhiều cách phản ứng. Đáng lẽ ra phải xây dựng và thực hiện một chiến lược nhất quán định hướng theo khách  hàng, thì công ty lại đi xác định các biện pháp của mình trên cơ sở những biện pháp của các đối thủ cạnh tranh. Nó không hướng đến những mục tiêu của chính mình. Công ty không biết nên dừng lại ở đây, vì phụ thuộc quá nhiều vào những gì mà các đối thủ cạnh tranh làm.

2.2 Công ty lấy khách hàng làm trung tâm

Một công ty lấy khách hàng làm trung tâm sẽ tập trung nhiều hơn vào việc phát triển  khách hàng khi hoạch định các chiến lược của mình. Rõ ràng là công ty lấy khách hàng làm trung tâm có vị trí tốt hơn để phát hiện những cơ hội mới và đề ra những chiến lược có ý nghĩa lâu dài. Nhờ theo dõi những nhu cầu của khách hàng, công ty quyết định được những nhóm khách hàng nào và những nhu cầu mới xuất hiện nào là quan trọng nhất cần phục vụ (có tính đến các nguồn tài nguyên và mục tiêu của mình).



Tài liệu VietJack


 Các cách định hướng của công ty

Trên thực tế, ngày nay các công ty phải theo dõi cả khách hàng lẫn đối thủ cạnh tranh. Bảng trên cho thấy rằng các công ty trong những năm qua đã trải qua bốn cách định hướng. Trong giai đoạn đầu tiên, các công ty ít chú ý đến khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh (định hướng theo sản phẩm). Trong giai đoạn thứ hai họ bắt đầu chú ý đến khách hàng (đinh hướng theo khách hàng). Trong giai đoạn thứ ba họ bắt đầu chú ý đến các đối thủ cạnh tranh (định hướng theo đối thủ cạnh tranh). Trong giai đoạn hiện nay họ cần chú ý đều đến cả khách hàng lẫn các đối thủ cạnh tranh (định hướng theo thị trường).

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác: 

Câu 1: Vì sao khi hoạch định chiến lược marketing doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, bản thân doanh nghiệp…Theo bạn yếu tố nào là cơ sở của mỗi chiến lược? Tại sao?

Câu 2:  Khi xây dựng các chiến lược marketing, tại sao doanh nghiệp cần phân tích các đối thủ cạnh tranh?

Câu 3: Thế nào là quan điểm marketing định hướng theo đối thủ cạnh tranh? Hãy lấy ví dụ về một doanh nghiệp mà bạn biết đã thực hiện marketing theo quan điểm này?

Câu 4: Thế nào là quan điểm marketing định hướng theo khách hàng? Lấy ví dụ về một doanh nghiệp mà bạn biết đã thực hiện thao quan điểm này? 

Câu 6: Vị thế cạnh tranh là gì ? Vì sao nói mục đích của hoạch định chiến lược marketing cạnh tranh là nhằm xây dựng vị thế cạnh tranh ? Điều đó có đáng kể không? 

Câu 7: Những đặc đểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược dẫn đầu thị trường, thách thức thị trường, đi theo thị trường và lấp chỗ trống thị trường?

Câu 8: Những cách thức mở rộng thị trường của “người dẫn đầu”? Các giải pháp bảo vệ thị phần của “người dẫn đầu thị trường”?

Câu 9: Vì sao những người thách thức thị trường lựa chọn các chiến lược tấn công đối thủ ? Những chiến lược nào có thể được sử dụng để thách thức đối thủ cạnh tranh?

Câu 10: Để đánh giá các đơn vị kinh doanh chiến lược và quyết định đầu tư đúng đắn, các công ty có thể sử dụng mô hình Boston Consulting Group (B.C.G). Hãy phân tích mô hình trên kèm ví dụ minh hoạ?

Câu 12: Trình bày phương pháp phân tích cạnh tranh của doanh nghiệp? 

câu 13: "Thỏa mãn khách hàng là nhiệm vụ của bộ phận marketing trong doanh nghiệp" hãy bình luận tính đúng đắn của câu phát biểu trên?

Câu 14: Theo bạn các doanh nghiệp có những chiến lược gì để thu hút khách hàng?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh Marketing

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh quản trị hệ thống

Mức lương của thực tập sinh Marketing là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!