1. Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay còn gọi là E-commerce được hiểu đơn giản là hoạt động mua bán sản phẩm/dịch vụ trên internet. Hay nói cách khác là hình thức kinh doanh trực tuyến, sử dụng các nền tảng công nghệ thông tin để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.
Bắt đầu xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX khi Amazon chỉ bán sách, nhưng cho đến nay, E-commerce đã trở thành một ngành công nghiệp tỷ USD
2. Các hình thức giao dịch thương mại điện tử
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm thương mại điện tử là gì? Tiếp theo 1900 sẽ bật mí cho bạn các hình thức giao dịch thương mại điện tử hiện có, bao gồm:
- B2B hay Business to Business: Mô tả hoạt động thương mại điện tử giữa hai doanh nghiệp với nhau. Khi đó, nhà cung cấp và khách hàng của họ điều là các tổ chức.
- B2C hay Business to Customer: Mô tả giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
- C2B hay Customer to Business: Mô tả giao dịch thương mại giữa khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Lúc này, khách hàng cá nhân đóng vai trò là nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ còn doanh nghiệp là khách hàng.
- B2E hay Business to Employee: Mô tả hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và nhân viên của mình.
- B2G hay Business to Government: Mô tả hoạt động thương mại giữa nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ là doanh nghiệp và khách hàng là các tổ chức chính phủ. Đây là một dạng của B2B.
- G2G hay Government to Government: Mô tả hoạt động phi thương mại giữa các cơ quan, tổ chức của Chính phủ với các cơ quan và tổ chức khác của Chính phủ.
- G2B hay Government to Business: Đây cũng là một hình thức phi thương mại giữa các cơ quan, tổ chức của Chính phủ với các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin, và tư vấn cho doanh nghiệp.
- G2C hay Government to Citizen: Mô tả hoạt động truyền thông trên mạng điện tử giữa các cơ quan, tổ chức của chính phủ với công dân của mình.
Đọc thêm: Thương mại điện tử là gì? Mô hình B2C, B2B, C2B, C2C là gì?
3. Tại sao thương mại điện tử ngày càng phát triển?
Trong phần dưới đây, 1900 sẽ chia sẻ đến bạn những lý do khiến hình thức thương mại này ngày càng phát triển.
Kết nối với khách hàng không giới hạn khoảng cách
Thương mại điện tử xuất hiện giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận và mua sắm các sản phẩm/dịch vụ mà không giới hạn khoảng cách. Chẳng hạn, bạn ở Hà Nội nhưng vẫn có thể đặt mua các sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh hay thậm chí ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Lúc này, khách hàng chỉ cần lên các sàn thương mại điện tử, hoặc website của doanh nghiệp để đặt mua và lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp với nhu cầu.
Không cần lo đặt cửa hàng ở đâu
Khi bạn kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử, bạn không cần lo lắng về việc đặt cửa hàng ở đâu để tiếp cận tệp khách hàng tốt nhất. Bởi với hình thức thương mại điện tử này sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng.
Một ví dụ điển hình cho luận điểm này là Cool mate. Cool mate một doanh nghiệp đã tận dụng sức mạnh của thương mại điện tử để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù không sở hữu bất kỳ cửa hàng vật lý nào, nhưng Cool mate vẫn có tốc độ phát triển rất nhanh và thu về lợi nhuận rất lớn.
Nhờ việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, Cool mate đã tiết kiệm một lượng lớn ngân sách dành cho hoạt động vận hành cửa hàng, hay đau đầu về việc nên đặt cửa hàng ở đâu.
Thời gian đặt hàng linh hoạt
Việc mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử cho phép khách hàng có thể đặt hàng bất kể thời gian nào trong ngày từ sáng sớm đến đêm khuya. Đây là một lợi thế rất lớn so với việc mua hàng ở các cửa hàng truyền thống.
Nhờ lợi ích này mà các doanh nghiệp có thêm nhiều thời gian để tiếp cận khách hàng hơn. Hiện nay, tận dụng thói quen thức khuya của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp triển khai các hoạt động như livestream, khuyến mãi vào buổi đêm nhằm thu hút sự quan tâm và mua hàng của khách hàng.
Tiết kiệm chi phí phát sinh
Việc kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí vận hành, bao gồm phí thuê cửa hàng, chi phí nhân công, v.v. Đây được xem là một hình thức kinh doanh hiệu quả dành cho các cá nhân và tổ chức chưa có nhiều vốn.
>> Việc làm Thực tập sinh thương mại điện tử đang tuyển dụng
>> Việc làm Chuyên viên tài trợ thương mại mới nhất
Đơn giản quy trình kiểm hàng tồn kho
Khi một khách hàng mua một sản phẩm, số lượng sản phẩm còn lại sẽ tự động cập nhật. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý lượng hàng tồn kho của mình.
Bên cạnh đó, nhiều nền tảng cung cấp tính năng thông báo cho doanh nghiệp khi số lượng hàng tồn kho gần hết để doanh nghiệp có thể kịp thời bổ sung hàng hóa.
Bổ trợ hiệu quả cho hoạt động marketing
Dữ liệu về hành vi của người dùng trên các nền tảng thương mại điện tử là một nguồn tài nguyên rất quan trọng của doanh nghiệp. Qua đó giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai các kế hoạch marketing hiệu quả với hành trình của khách hàng.
Bên cạnh đó, những đánh giá trực tiếp của khách hàng cũng là một hoạt động marketing 0 đồng hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể dựa vào những phản hồi này để cải tiến hoặc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đọc thêm: Top 6 trường đào tạo ngành thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam
4. Cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử
Đi cùng với sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử, nhu cầu nhân lực cho ngành này cũng tăng lên. Điều này đặt ra bài toán nhân sự khó khăn cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ nhân sự trong ngành được đào tạo chính quy chỉ chiếm 30%; 55% đến từ các ngành/chuyên ngành liên quan đến kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin; 15% còn lại thuộc các ngành nghề khác.
Chính vì vậy, thương mại điện tử đang nằm trong danh sách các ngành cần nhân sự nhất và có tiềm năng phát triển cao nhất hiện nay. Cũng theo chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã chia sẻ rằng: “Nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử đang thiếu hụt trầm trọng, trở thành bài toán khó cho các doanh nghiệp Thương mại điện tử”.
Qua đây có thể thấy, thương mại là một trong những ngành học rất tiềm năng trong tương lai. Các doanh nghiệp hiện đang tuyển dụng nhân lực ngành Thương mại điện tử với mức lương và chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Dưới đây là một vài vị trí việc làm điển hình trong ngành thương mại điện tử như:
- Nhân viên kinh doanh online: Ứng dụng Thương mại điện tử vào công việc kinh doanh trực tuyến, tăng khả năng kinh doanh.
- Chuyên viên tư vấn: Hoạch định chính sách phát triển hệ thống TMĐT, xây dựng và bảo trì các dự án thương mại điện tử, chiến lược Quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử.
- Nhân viên E - Commerce: Xây dựng các hệ thống giao dịch TMĐT, kinh doanh trực tuyến tại cơ quan và doanh nghiệp (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
- Giảng dạy đào tạo: Cán bộ giảng dạy nghiên cứu và ứng dụng thương mại điện tử.
- Khởi nghiệp doanh nhân: xây dựng kế hoạch kinh doanh để biến ý tưởng thành hiện thực…
5. Mức lương ngành Thương mại điện tử
Tính trung bình theo vị trí làm việc, mức lương của một sinh viên ngành Thương mại điện tử mới ra trường có thể đạt từ 5-7 triệu/tháng hoặc cao hơn tùy năng lực. Khi lên cấp bậc Nhân viên hoặc Chuyên viên, mức lương của bạn có thể lên đến 15 triệu/tháng.
Nhìn chung, mức lương ngành Thương mại điện tử thường “nhỉnh” hơn so với các ngành nghề khác. Đặc biệt, mức lương này không phụ thuộc vào bằng cấp Đại học hay Cao đẳng mà thường được quyết định theo kỹ năng và trình độ của bạn. Do đó, trang bị càng nhiều kiến thức, làm được càng nhiều việc độc lập thì mức lương của bạn sẽ tăng vọt nhanh chóng.
Trên đây 1900.com.vn đã chia sẻ đến bạn đọc những điều cần biết về ngành thương mại điện tử. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp một góc nhìn mới về ngành thương mại điện tử. Từ đó sẽ giúp ích cho bạn khi gia nhập vào ngành. Chúc các bạn thành công và đừng quên truy cập 1900 để tìm hiểu các thông tin việc làm khác nhé!
>> Việc làm Quản lý sàn thương mại điện tử đang tuyển dụng
>> Viêc làm Giám đốc thương mại điện tử lương cao
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn: