1. Mã nguồn mở là gì?
Phần mềm nguồn mở (Open source software – OSS) là phần mềm được phân phối cùng với mã nguồn, do đó, luôn sẵn sàng đối với việc sử dụng, sửa đổi và chia sẻ quyền truy cập.
Mã nguồn là một phần của phần mềm mà hầu hết người dùng không bao giờ thấy. Đó là mã được các lập trình viên máy tính thiết lập để kiểm soát hoạt động của một chương trình hoặc ứng dụng. Các lập trình viên có quyền truy cập vào mã nguồn, tiến hành các thay đổi chương trình bằng cách thêm hoặc sửa chữa các phần trong đó. OSS thường bao gồm một giấy phép cho phép các lập trình viên sửa đổi phần mềm để phù hợp nhất với nhu cầu của họ và kiểm soát các phần mềm có thể được phân phối.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 5 giá trị to lớn của mã nguồn mở
Bảo mật cao
Dù là sản phẩm miễn phí nhưng hầu hết các mã nguồn mở có khả năng bảo mật cao. Lý do bởi phần mềm của mã nguồn mở đã được phát triển trong một khoảng thời gian rất dài từ cộng đồng lập trình viên có chuyên môn cao. Lúc này, khi xảy ra bất cứ vấn đề gì, chúng sẽ được kiểm tra, sửa lỗi cũng như thêm bớt các tính năng liên tục.
Trước khi đưa thêm bất kỳ tính năng mới nào vào phần mềm có mã nguồn mở, yếu tố an toàn sẽ được đặt lên thử nghiệm đầu tiên. Sau một thời gian sử dụng, nếu hacker có thể tìm được lỗ hổng trong phần mềm thì cộng đồng lập trình viên sẽ nhanh chóng giải quyết chúng. Cũng nhờ vào điều này mà mã nguồn mở được đánh giá có khả năng bảo mật tuyệt vời cho cộng đồng người dùng trên toàn cầu.
Quản trị và tùy chỉnh dễ dàng
Biết được những tính năng của mã nguồn mở là gì, người sử dụng có thể truy cập, điều chỉnh hay quản trị cấu trúc của chúng để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Điều này giúp thúc đẩy các nhà lập trình phát triển nhiều phần mềm hữu ích cho cộng đồng hơn từ mã nguồn mở có sẵn.
Tính ổn định cao
Tính ổn định cao của mã nguồn mở được thể hiện ở việc có vô số trang web hiện nay sử dụng chúng. Hơn thế, các trang web này vẫn có khả năng duy trì ổn định trong khi vận hành liên tục mà không gặp lỗi.
Lý giải cho điều này, mã nguồn mở được xây dựng trên nguyên tắc tối ưu cho cộng đồng người dùng nên bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và duy trì được tính ổn định khi vận hành hơn so với mã nguồn đóng.
Cộng đồng lớn
Có số người sử dụng lớn trên toàn thế giới nên các phần mềm mã nguồn mở được hỗ trợ rất nhiều. Hầu hết lập trình viên hiện nay đều sử dụng mã nguồn mở nên chúng có tính lan rộng rất cao.
Với mỗi phần mềm mã nguồn mở, số người sử dụng chúng có thể lên đến vài triệu người. Bất cứ người dùng nào gặp những vấn đề cần giải quyết hoặc có thắc mắc, họ có thể nhờ cộng đồng giúp đỡ.
Hoạt động linh hoạt
Việc sửa chữa lỗi khi sử dụng mã nguồn mở để tạo ra các ứng dụng có tốc độ nhanh hơn so với phần mềm bản quyền. Nếu người dùng là lập trình viên và phát hiện lỗi đang gặp của phần mềm mã nguồn mở thì họ có thể sửa chúng ngay lập tức.
Đối với phần mềm bản quyền, người dùng không được phép tự ý sửa chữa phần mềm mà cần báo lại với nhà cung cấp. Nếu được phía cung cấp đồng ý, họ mới bắt tay vào sửa lỗi.
Nói một cách chi tiết, bạn là lập trình viên và muốn thêm các chức năng, tiện ích của ứng dụng được tạo ra bởi phần mềm mã nguồn mở, bạn có thể thêm, bớt hoặc tùy chỉnh ngay tại thời điểm đó mà không cần thông báo với ai. Điều này cho thấy rõ ràng tính linh hoạt của các phần mềm mã nguồn mở.
Đọc thêm: Program language (Ngôn ngữ lập trình) là gì? Ý nghĩa, vai trò, phân loại Ngôn ngữ lập trình
3. Một số mã nguồn mở phổ biến
Hệ điều hành Linux
Đối với người sử dụng máy tính ắt hẳn đã quen thuộc với những hệ điều hành như macOS hay Microsoft Windows. Tuy nhiên, những hệ điều hành trên không phải là hệ điều hành mở.
Bạn có thể thấy rõ điều này khi hệ thống yêu cầu người dùng trả phí bản quyền khi tải xuống. Và điều này đôi khi cũng gây ra những khó khăn nhất định cho người dùng vì các nguyên tắc hoạt động của bản quyền.
Vào năm 1991, hệ điều hành Linux đã mang tới cho người dùng, đặc biệt là các lập trình viên một lựa chọn mới. Linux là ứng dụng được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở.
Chính vì vậy mà Linux hoàn toàn miễn phí, người dùng có thể sử dụng chúng để thương mại mà không cần trả phí bản quyền. Đồng nghĩa với điều đó, người dùng được sử dụng toàn bộ các tính năng đặc biệt của Linux.
Ngôn ngữ lập trình PHP, Java
Trong lĩnh vực lập trình, ngôn ngữ lập trình là thành phần không thể thiếu. Là một lập trình viên, bạn không thể chỉ sử dụng một ngôn ngữ bởi sự giới hạn của chúng. Để tạo được các chức năng đa dạng hơn, các lập trình viên cần sử dụng nhiều ngôn ngữ hơn.
Java và PHP là các ngôn ngữ lập trình được tạo bởi nền tảng mở. Chúng đều miễn phí, có cấu trúc đơn giản, không giới hạn chức năng, có thư viện tài liệu chất lượng và cộng đồng người dùng vô cùng lớn. Đến nay, có hơn 85% trang web trên toàn thế giới sử dụng ngôn ngữ lập trình này.
WordPress
WordPress là phần mềm trên nền tảng mã nguồn mở miễn phí được sử dụng để tạo khoảng 25% tổng số trang web trên thế giới hiện tại. Đây cũng là nền tảng được tạo từ ngôn ngữ lập trình PHP.
WordPress phổ biến vì chúng là công cụ quản lý nội dung (CMS) cho website, không bắt người dùng trả phí. Được lập trình dựa vào mã nguồn mở nên WordPress có đầy đủ tính chất của một phần mềm mã nguồn mở, cụ thể như:
- Dễ dàng sử dụng.
- Có số lượng người sử dụng lớn.
- Bảo mật tốt.
- Hoạt động linh hoạt.
- Có tính ổn định cao.
- Chỉnh sửa trực quan,…
Bạn có thể lựa chọn WordPress để tạo dựng một website cho riêng mình mà không cần phải là lập trình viên chuyên nghiệp. Đây cũng là công cụ được hỗ trợ bởi nhiều lập trình viên giỏi. Nhờ đó, bạn có thể đặt ra những câu hỏi trong quá trình tạo website của mình để nhận được lời giải đáp từ cộng đồng.
Đọc thêm: IT là gì? Tổng hợp các thuật ngữ thường gặp của ngành IT
Phần mềm GIMP thay thế cho Adobe Photoshop
Photoshop là một ứng dụng thiết kế nổi tiếng được xây dựng dựa trên mã nguồn đóng. Nhờ vào điều này, nhà cung cấp Photoshop có thể thu về hàng triệu USD từ phí bản quyền của người dùng.
Nếu là một người mới bước chân vào nghề thiết kế công nghệ, bạn có thể cân nhắc sử dụng GIMP để sử dụng các tính năng cơ bản. GIMP miễn phí và có nhiều chức năng tương tự như CS3. Tuy nhiên, GIMP không có quá nhiều tính năng vượt trội hơn Photoshop.
4. Những nhận định sai lầm phổ biến về mã nguồn mở
Nguồn mở không an toàn
Một rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng mã nguồn mở của nhiều công ty chính là cho rằng nó không an toàn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó dễ dẫn đến những tác động tiêu cực.
Khi mã nguồn mở được cung cấp công khai, được sử dụng bởi bất kỳ người dùng nào, thì cũng có khả năng xảy ra các mối đe dọa nhất định từ tin tặc.
Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng truy cập rộng rãi của nguồn mở là hiển nhiên. Đồng thời, nó cũng có thể tạo điều kiện cho các nhà phát triển thực hiện phát hiện lỗi hiệu quả. Tuy nhiên, qua sự khám phá đó, việc cải tiến, nâng cấp để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, bảo mật cao hơn là điều có thể khắc phục được.
Hoàn toàn miễn phí
Với mã nguồn mở, chúng ta có thể chia sẻ và sử dụng nó một cách tự do. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn miễn phí. Bằng chứng là đã có rất nhiều công ty, đơn vị kiếm bộn tiền thông qua các dự án phần mềm miễn phí mà họ tạo ra và cung cấp ra thị trường.
Thông thường, đối với các mã nguồn mở, khi tung ra thị trường, các đơn vị đều được cung cấp thêm các tính năng, hỗ trợ hữu ích hoặc tạo phiên bản cộng đồng hỗ trợ,… Tất nhiên, nếu muốn sử dụng, bạn phải trả phí.
Các chi phí để phát triển các tính năng hỗ trợ nâng cao, hay bảo trì, hỗ trợ,… sẽ ngốn của người dùng một khoản tiền nhất định.
Các công ty phần mềm không dùng mã nguồn mở
Xuất hiện từ những năm 1990 và được sử dụng rộng rãi cho đến tận bây giờ. Mã nguồn mở đã trở nên phổ biến trong các tổ chức lớn nhỏ, trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngay cả những công ty hoạt động với nguyên tắc coi trọng bảo mật như Facebook, Google, Amazon hay Microsoft.
Có quá nhiều công ty phần mềm lớn sử dụng nguồn mở để hỗ trợ công việc của họ. Ngoài các công ty phần mềm nổi tiếng, một số đơn vị nổi tiếng như Sở giao dịch chứng khoán New York, hay các ngân hàng lớn ở Phố Wall….đều sử dụng mã nguồn mở một cách phù hợp cho yêu cầu thực tế của công việc của mình.
Đọc thêm: Software (Phần mềm) là gì? Đặc điểm và cách tạo phần mềm
Mã nguồn mở không có giấy phép
Nếu cho rằng mã nguồn mở khi được cung cấp ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của người dùng thì không được cấp phép thì đó thực sự là một quan niệm sai lầm. Sự khác nhau của nó với phần mềm độc quyền đó là chúng được cấp phép với các điều khoản sử dụng đầy đủ và rõ ràng, không được chào bán và mua bán như một loại hàng hóa.
Giấy phép cho mã nguồn mở được đảm bảo có các điều khoản và quy tắc chi tiết về cách sử dụng hoặc sửa đổi mã, buộc người dùng phải tuân thủ đầy đủ. Nhà cung cấp nguồn mở vẫn có thể tính phí giấy phép phần mềm nhưng vẫn đảm bảo đó là nguồn mở.
Miễn phí được áp dụng để đảm bảo người dùng có thể thoải mái truy cập và tự thay đổi khi có nhu cầu. Tuy nhiên, bạn phải trả phí nếu muốn có giấy phép mới để quá trình này hiệu quả và chủ động hơn.
Chất lượng không đảm bảo
Nếu bạn nghĩ rằng mã nguồn mở có thể được sử dụng tự do, cho mọi đối tượng người dùng mà không có bất kỳ sự đảm bảo nào về an toàn thông tin thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Thực tế là nhiều quốc gia hiện nay chứng nhận Nguồn mở an toàn hơn phần mềm độc quyền.
Có khả năng giảm bớt sự phụ thuộc vào tính độc quyền, giúp đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng, tính bảo mật cao là những gì mã nguồn mở mang lại. Điều đó làm cho phần mềm được đánh giá cao hơn, ứng dụng tin tưởng hơn và đáng tin cậy hơn.
Thường phức tạp và kỹ thuật
Nhiều người vẫn thường nghĩ Open Source chỉ phù hợp với những lập trình viên chuyên nghiệp. Đây là một trong những quan điểm sai lầm trầm trọng nhất khi nhắc đến open source.
Tuy nhiên, quan điểm này thực sự là một quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Mỗi người dùng có thể đang sử dụng nhiều phần mềm ứng dụng web mã nguồn mở. Đó có thể là trình duyệt web trên Google Chrome, Firefox,… hay đến các phần mềm chụp ảnh kỹ thuật số, tạo video, game,…Do đó, nó trở nên phổ biến, có thể phù hợp với nhu cầu và yêu cầu thực tế của nhiều đối tượng người dùng chứ không riêng gì lập trình viên.
Nguồn mở là sẽ sớm lỗi thời
Chính thức xuất hiện từ những năm 1990 trở lại đây. Điều đó chứng tỏ mã nguồn mở đã hình thành và phát triển gần 30 năm. Nó cho thấy sức sống bền bỉ, lâu dài của mã nguồn mở. Việc thương mại hóa nguồn mở ngày càng nhiều và có sự tăng trưởng qua các năm. Điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng và tầm quan trọng của Open Source. Vì vậy, đối với những ý kiến cho rằng mã nguồn mở chỉ là một trào lưu, một mốt nhất thời là hoàn toàn sai lầm.
Với sức sống bền bỉ, ngày càng đa dạng, nhiều ứng dụng hơn, chúng ta có thể thấy ý nghĩa của nó trong thời đại công nghệ thông tin. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, chúng ta cần sử dụng nó hàng ngày và đôi khi cũng không thể nhận biết được.
5. Vì sao nên sử dụng mã nguồn mở trong thiết kế website?
Phần mềm mã nguồn mở không có bảo hành nhưng được rất nhiều người trong lĩnh vực công nghệ sử dụng trong thiết kế web và các phần mềm ứng dụng. Vậy lý do gì mà nhiều người sử dụng mã nguồn mở trong thiết kế website đến thế? Dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.
Khả năng quản trị và điều khiển dễ dàng
Khả năng quản trị và điều khiển dễ dàng là lý do mà nhiều người trong giới chuyên môn lựa chọn sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Người dùng sẽ nhanh chóng kiểm soát sản phẩm của mình, cho phép các trạng thái hoạt động trên từng phần mà họ muốn.
Tăng khả năng sáng tạo
Phần mềm được thiết kế ở dạng “mở” nên cho phép nhiều người có thể nghiên cứu và sáng tạo để cải tiến phần mềm trở nên tốt hơn. Đây có thể xem là một thử thách dành cho nhiều lập trình viên nhằm tăng khả năng sáng tạo cho sản phẩm của mình.
Bảo mật an toàn
Nghe thật nghịch lý nhưng phần mềm mã nguồn mở cho phép nhiều lập trình viên cùng làm việc trên một phần mềm mà không phải xin tác giả gốc. Họ dễ dàng sử dụng, sửa chữa, cập nhật và nâng cấp nhanh hơn các phiên bản mã nguồn đóng. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi nhiều người tập trung vào “chăm sóc” một sản phẩm thì chắc chắn nó sẽ mạnh hơn.
Vận hành ổn định
Phần mềm có mã nguồn mở hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp/công ty cùng các dự án quan trọng mà vẫn đảm bảo tính ổn định lâu dài. Ví dụ như bạn muốn mở rộng và cải thiện các tính năng trên website công ty sau một thời gian dài hoạt động, đội ngũ developer có thể điều chỉnh mã nguồn mở để đáp ứng yêu cầu của bạn.
Đọc thêm: Ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Lộ trình thăng tiến nhanh ở lĩnh vực kỹ thuật phần mềm
6. Những phần mềm mã nguồn mở sử dụng nhiều trong thiết kế website
Trong lĩnh vực thiết kế website, những phần mềm mã nguồn mở được sử dụng nhiều nhất là:
Mã nguồn mở Wordpress
Mã nguồn mở Wordpress được đánh giá là open source software mạnh nhất từ trước đến nay nên được dùng phổ biến nhất. Có hơn 70% các website hiện nay đều sử dụng và phát triển nhờ vào mã nguồn này.
Mã nguồn mở Drupal
Mã nguồn mở Drupal được xây dựng bởi ngôn ngữ PHP và nhiều loại cơ sở dữ liệu như MySQL, SQLite, Microsoft SQL Server,... nên sẽ hỗ trợ rất tốt cho nhiều website hiện nay.
Mã nguồn mở Magento, OpenCart, WooCommerce
Magento, OpenCart, WooCommerce là ba phần mềm mã nguồn mở góp mặt rất nhiều trong việc hỗ trợ các website thương mại điện tử. Nổi bật là các chức năng như bán hàng, giỏ hàng, thành toán,... đều được phát triển từ ba mã nguồn mở này. Đây được xem là giải pháp tối ưu mà nhiều website TMĐT hiện nay tìm đến.
Mã nguồn mở B2evolution
B2evolution là mã nguồn mở hỗ trợ chủ yếu cho các trang blog, người dùng và quản trị viên chỉ thiết lập một lần duy nhất, nổi bật với tính năng multi-blog. Mã nguồn này cũng được xây dựng trên nền tảng PHP và MySQL nên hoạt động khá hiệu quả trong việc phát triển website hiện nay.
Open Source được dự đoán sẽ là tương lai của công nghệ phần mềm với nhiều thế mạnh vượt trội. Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Open source. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng mã nguồn mở và áp dụng hiệu quả!
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn: