Personal Branding là gì? Các bước xây dựng Personal Brand hiệu quả

Khi nhắc đến Personal Branding - thương hiệu cá nhân, chúng ta hình dung về khía cạnh quảng bá và Marketing cho những đặc tính, tính cách và bản thân con người bạn. Hãy cùng ‘Tin tức việc làm tìm hiểu bản chất định nghĩa thương hiệu cá nhân là gì, tầm quan trọng của Personal Branding, cùng các bước xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Personal Branding là gì? Các bước xây dựng Personal Brand hiệu quả giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

Personal Branding là gì? Các bước xây dựng Personal Brand hiệu quả

1. Personal Branding – xây dựng thương hiệu cá nhân là gì?

Khái niệm Personal Branding

Personal Brand là thương hiệu cá nhân. Vậy Personal Branding là Xây dựng thương hiệu cá nhân. Đó là quá trình khám phá điểm thu hút của bạn và phát triển nó thành một vũ khí riêng. Nói cách khác, thương hiệu cá nhân (nhân hiệu) phân biệt bạn với những người khác dựa trên tính cách, kỹ năng, kinh nghiệm sống của bạn.

Khi bạn tự tin vào bản thân và biết cách thể hiện điểm mạnh của mình có tác động tích cực đến cộng đồng thì bạn càng có nhiều khả năng thành công. Điều đó nói lên rằng, dù muốn hay không thì trong thời đại ngày nay, mỗi chúng ta đều phải phát triển nhân hiệu nếu không muốn bị tụt hậu.

Tại sao Personal Branding lại quan trọng ?

Lý do 1: Ai ai cũng sẽ tìm kiếm thông tin trên Google

Dù bạn vẫn còn là một gã tay mơ, hay đã thành lão làng trong ngành, kiểu gì các doanh nghiệp cũng sẽ tìm hiểu trước về bạn thông qua các cách khác nhau. Nếu bạn có chút tiếng tăm liên quan đến ngành nghề của mình, chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp và quá trình thăng tiến của bạn. 

Có đến hơn một nửa các nhà tuyển dụng sẽ không xem xét thuê ứng viên ứng tuyển tiềm năng, nếu họ không gây dựng cho mình thương hiệu cá nhân trong môi trường trực tuyến. Rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể gây dựng và tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh sớm, ngay từ vòng gửi xe. Chứ không cần phải phó mặc hoàn toàn số phận vào những cuộc phỏng vấn căng thẳng và khắc nghiệt.

Nếu bạn phủi tay đi và nghĩ rằng: Personal Branding chỉ dành cho mấy người chạy đôn chạy đáo đi tìm việc, thì bạn đã lầm. Con số dưới đây có thể khiến bạn giật mình:

- Hơn nửa khách hàng quyết định làm việc với một freelancer bởi tiếng tăm và thương hiệu cá nhân họ đã gây dựng.

- Sẽ có tới 40% lực lượng lao động trên thế giới sẽ làm việc theo luồng tự do, độc lập. Chính vì thế, một thương hiệu cá nhân mạnh chưa bao giờ quan trọng và mang tính quyết định đến như thế. Trên thực tế, bạn càng thành công trong công việc bao nhiêu, thương hiệu cá nhân của bạn lại càng mạnh bấy nhiêu.

- Những nhà lãnh đạo cấp cao trong các thương hiệu toàn cầu đóng góp tới 45% tiếng tăm của doanh nghiệp. Như vậy, hơn một nửa tiếng tăm của doanh nghiệp tới từ chính các vị lãnh đạo này.

- Quan trọng hơn, tiếng tăm của CEO đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của nhân viên trong công ty (77%), và là động lực lớn giữ họ ở lại làm việc (70%).

Đó chính là tầm quan trọng của Personal Branding trong doanh nghiệp. Cách mà CEO xây dựng thương hiệu của mình cũng tác động không nhỏ tới sự thành công của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Marketing trực tiếp là gì? TOP 10 trường học Marketing hiệu quả

Lý do 2: Personal Branding giúp bạn chuẩn bị cho tương lai

Tập trung vào Personal Branding chính là cách để giúp bạn phát triển trong tương lai. Hãy nghĩ về mạng lưới các mối quan hệ sẽ tăng lên nhiều đến như thế nào khi bạn tập trung vào phát triển thương hiệu cá nhân.

Xây dựng thương hiệu cá nhân chính là bước đi ít khó khăn nhất hướng tới mục tiêu bạn đã đề ra. Dù ngành nghề của bạn là gì, hay vị thế của bạn đang nằm ở đâu, thương hiệu cá nhân của bạn có một sức mạnh to lớn, giúp bạn đạt được mọi mục tiêu đã đặt ra từ trước. Tất nhiên hãy ghi nhớ rằng, để nâng cao thương hiệu, bạn phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiềm lực ở phía trước.

Xây dựng và phát triển bản mô tả về bạn, bồi đắp các kinh nghiệm, công việc về bạn và những gì bạn đã làm được, nhận diện mục tiêu, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cá nhân – những công việc này có thể khiến bạn choáng ngợp. Nhưng một khi bạn đã thiết lập cho mình một nền tảng vững chắc, con đường phía trước rõ ràng hơn, và công việc còn lại bạn phải thực hiện sẽ nhẹ nhàng và đơn giản hơn rất nhiều.

Kết lại, hãy tách biệt bản thân với đối thủ cạnh tranh, và tự chủ trên con đường xây dựng thương hiệu cá nhân.

2. Lộ trình xây dựng Personal Brand hiệu quả

Bước 1: Thấu hiểu bản thân

Đầu tiên, bạn nên tìm cho mình một khoảng yên tĩnh, hít thở thật sâu và tự hỏi: Mình là ai? Mình thích điều gì? Mình đang làm gì?… để giúp bạn có thời gian đối diện với bản thân. 

Ngoài ra, hiện nay, một số các phương pháp như Ikigai; hay các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý MBIT; hoặc The Big Personalities giúp ta khám phá bản thân cũng phổ biến rộng rãi.

Tiếp đó, hãy mạnh dạn trò chuyện và hỏi quản lý; người hướng dẫn hay các đồng nghiệp luôn hỗ trợ bạn trong công việc về điểm mạnh; điểm yếu của bản thân. Bạn cảm thấy ngại ư? Đừng lo lắng. Chén trà là lời mời câu chuyện. Hãy mở đầu bằng lời mời đi uống cafe hay trà sữa rồi khéo léo bắt chuyện nhé!

Bước 2: Xác định phong cách phù hợp

Sau khi đã hiểu rõ bản thân từ bước một, tiếp theo bạn cần xác định được phong cách thương hiệu cá nhân (Personal Branding) mình muốn hướng tới.

Hãy liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của bản thân cũng như là các kỹ năng mà bạn cho là cần thiết để phát triển trong công việc, ngành nghề bạn hướng đến. Điều này giúp bạn xác định rõ phong cách thương hiệu cá nhân của mình.

Lưu ý: việc xác định này phải thực sự phù hợp với chính bản thân bạn, về đặc điểm, tính cách, giá trị,… Đừng “gồng mình” bằng cách khoác lên nhiều cá tính, đặc điểm không phù hợp mà gây áp lực cho bản thân nhé!

Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu

Ở bước này, bạn sẽ cần xác định những đối tượng mà mình muốn tạo sức ảnh hưởng. Mẹo mẹo hay hiệu quả bạn có thể áp dụng chính là liệt kê những giá trị, những kiến thức mà mình mang lại là gì, thuộc lĩnh vực nào, sau đó là nhóm đối tượng cần đến chúng.

Tiếp đến, bạn cần tự đánh giá những kiến thức mình cung cấp có sẽ giúp ích gì cho họ, và đâu là cách kể chuyện, chia sẻ thích hợp để có thể thu hút sự chú ý và mang đến giá trị cho “khán giả”. 

Lời khuyên hữu ích trong việc tìm kiếm và chọn lọc đối tượng tiềm năng đó là khai thác tất cả các khía cạnh mà đối tượng bạn muốn tiếp cận cần hoặc đang tìm kiếm. Từ đó, hãy tìm cách biến hóa bản thân để trở thành người có thể giải quyết vấn đề của họ.

Đọc thêm: Sale B2B là gì? Kinh nghiệm để sale B2B thành công

Bước 4: Xây dựng từ những “vốn liếng” cơ bản có sẵn

Có rất nhiều nền tảng để người khác nhận diện thương hiệu một cách cơ bản của bạn, chủ yếu ở 3 nhóm chính:

- Hình ảnh: Đó là mỗi khi bạn xuất hiện, khi bạn ăn mặc đẹp và nhận được những lời khen ngợi, trầm trồ của những người xung quanh. Hình ảnh chính là yếu tố góp phần lớn trong thương hiệu cá nhân mà bạn cần xây dựng.

- Thông điệp: Thông điệp không nhất thiết phải là những kiến thức mà bạn đang chia sẻ, mà nó có thể là những câu nói truyền cảm hứng, động viên hoặc những mong muốn của bạn đối với cuộc sống này và thế giới. Điều bạn cần quan tâm chính là sự đồng nhất giữa thông điệp mình truyền đi và quan điểm sống thực tế của chính mình

- Các kênh truyền thông: Đăng hình ảnh, bài viết, thành quả đạt được lên các trang mạng xã hội (Facebook; Linkedin; Blog; Instagram;…) là phương thức quảng bá hiệu quả, không tốn tiền mà lại tiết kiệm thời gian trong việc tiếp cận các đối tượng mục tiêu cho Personal Branding của mình.

Bước 5: Phát triển thương hiệu cá nhân hoàn chỉnh

Sau khi đã xác định rõ những điểm cần tập trung, bạn cần nhanh chóng tiến hành quảng bá Personal Branding của mình một cách hợp lý, hiệu suất và hoàn chỉnh nhất.

Hãy thử chia sẻ những thước phim cuộc đời của chính bạn. Những trải nghiệm thực tế và vô giá do chính tay bạn sản xuất ra sẽ là thứ giúp thương hiệu cá nhân dễ dàng tiếp cận hơn với mọi người.

Cuối cùng, hãy không ngừng chia sẻ những tình huống trong cuộc sống mà bạn gặp phải. Dù là những khó khăn bạn đã trải qua, hay những trăn trở vẫn còn đó. Việc này sẽ giúp bạn liên tục tìm ra lối đi mới, nguồn cảm hứng mới khi xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình đó.

Bước 6: Đánh giá 

Khi đã có những kết quả nhất định, chúng ta cần nghiêm túc xem xét và đánh giá thương hiệu cá nhân của mình; từ đó tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện ngày một tốt hơn. Bạn có thể đánh giá bằng 2 cách sau:

- Từ góc nhìn của bản thân: Liệu bạn đã thấy mình phù hợp với hướng đi này chưa? Sau khi xem xét, nếu bạn có cảm giác mặc dù Personal Branding bạn tạo ra chưa hẳn 100% là chính bạn, nhưng nó là đòn bẩy nâng lên ngoại hình, tính cách, giá trị sống,… của bạn thì đây vẫn là bước tiến đúng đắn và phù hợp.

- Từ góc nhìn của mọi người xung quanh: Lắng nghe ý kiến, nhận xét từ những người xung quanh sẽ giúp bạn biết được đâu là những điều phù hợp, chưa phù hợp, mở rộng nhiều góc nhìn khách quan hơn.

Đừng tự ti, hay quá xem trọng nhận xét của mọi người xung quanh. Điều bạn cần làm là chủ động tìm giải pháp để cải thiện bản thân, xác định thương hiệu cá nhân (Personal Branding) phù hợp với mình là gì – và cuối cùng là nỗ lực vững bước để tới gần hơn với thành công trong sự nghiệp.

3. Lời khuyên giúp bạn xây dựng Personal Brand thành công

Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Mục tiêu của bạn khi xây dựng Personal Branding là gì? Nó có thể là được mọi người chú ý đến? Hoặc có nhiều cơ hội nhận được lời mời làm việc từ công ty bạn mong muốn. Khi định hình rõ mục tiêu, bạn cần thêm động lực để có thể “đi đến cuối cùng”. Đừng quên vạch ra lộ trình chi tiết và rõ ràng để có thể bám vào đó thực hiện mà không sợ sao nhãng.

Tập trung vào chất lượng

Bạn có thể giỏi ở nhiều lĩnh vực; nhưng khi xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn nên tập trung vào 1 ngách mà bạn giỏi và tự tin nhất. Nếu có thể, hãy kết hợp các thể mạnh khác bổ trợ ngách bạn đã chọn. Điều này giúp bạn phát triển thương hiệu nhanh, chuyên sâu và tiếp cận đối tượng mục tiêu dễ dàng hơn.

Bạn là chính bạn

Bạn không cần cố để trở thành một người khác. Người xưa có câu “Cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra”. Người khác sẽ nhận ra những điểm trái ngược với hình mẫu mà bạn xây dựng. Từ đó, họ có thể cảm thấy bị lừa dối. Điều này, cực kỳ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng thương hiệu của bạn.

Kể câu chuyện của bản thân

Ai trong chúng ta cũng có những câu chuyện riêng để kể. Với câu chuyện, bạn dễ dàng kết nối được nhiều người hơn. Điều bạn cần làm là chọn lọc những chi tiết nào giúp người nghe thuyết phục. Nó cũng là điểm giúp bạn trở nên khác biệt với những cá nhân khác.

Nhất quán trong cách truyền tải thông điệp

Khi truyền tải thông điệp nhất quán, người ta sẽ nhớ lâu hơn về bạn. Từ đó, độ tin cậy, tín nhiệm của bạn/ thương hiệu của bạn sẽ được nâng cao hơn.

Tạo ảnh hưởng tích cực

Đừng tạo những nội dung mang cảm xúc tiêu cực như buồn, giận, đau khổ cho người khác. Ai trong chúng ta cũng thích những gì tích cực và vui vẻ. Vì vậy, hãy cho mọi người cảm giác thoải mái khi tiếp xúc với chia sẻ của bạn.

Không theo chủ nghĩa hoàn mỹ

Không có ai là hoàn hảo. Nếu bạn nhận thấy khuyết điểm của mình không quá quan trọng, hãy bỏ qua nó. Đôi khi người khác không đánh giá nó quá tồi tệ. Có khi, chính điều đó lại khiến bạn khác biệt và thú vị.

Sẵn sàng chấp nhận thất bại

Chính những thất bại sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Đó gọi là kinh nghiệm. Từ đó, bạn ngày càng hoàn thiện hơn và biết cách phát triển tốt hơn.

Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Personal Branding. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Personal Branding và thực hành hiệu quả.

Đọc thêm:

Cách xin nghỉ việc qua tin nhắn kèm ví dụ

Registered Nurse là gì? Công việc và mức lương của một Registered Nurse

Mô tả công việc hành chính nhân sự tổng hợp chi tiết

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh nhân sự

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh quản trị hệ thống

Mức lương của thực tập sinh nhân sự là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!