1. Phòng tài chính là gì? Chức năng cơ bản của Phòng tài chính
Phòng tài chính là một bộ phận trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý nguồn tài chính sao cho hiệu quả và kiểm soát nguồn tài chính cần thiết cho tất cả mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Phòng tài chính có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh nghiệp có đủ lượng tiền mặt cần thiết phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và đảm bảo doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng nguồn tiền hiệu quả nhất cũng như đủ để đáp ứng toàn bộ các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.
3 Chức năng chính của phòng tài chính là gì?
- Chức năng lưu trữ và lập báo cáo: Phòng tài chính cần ghi nhận các giao dịch tài chính phát sinh trong doanh nghiệp và tiến hành lập báo cáo tài chính tổng hợp cùng các báo cáo chi tiết về thu nhập, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo định kỳ, thường là hàng tháng. Việc này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định cấp cao hơn về quản lý tài chính.
- Chức năng kiểm soát tài chính: Công việc của phòng tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, vì vậy họ cần kiểm tra và cân đối đúng lúc để đảm bảo tính chính xác trong các giao dịch tài chính. Thường xuyên đối chiếu giữa tình hình tài chính thực tế so với các báo cáo tài chính. Việc này cần tuân theo đúng các nguyên tắc kế toán. Xác minh tính chính xác là một việc quan trọng vì nó giúp kiểm tra tính chặt chẽ của quy trình và sự trung thực của người xử lý thông tin và quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp.
- Chức năng huy động vốn: Có rất ít doanh nghiệp có đủ khả năng hoạt động dựa trên doanh thu bán hàng mà họ tạo ra. Thông thường sẽ có lúc chi phí hàng tồn kho và chi phí vay vượt qua mức tiền mặt, và có lúc doanh thu đủ để bù đắp các khoản này. Phòng tài chính có trách nhiệm cân đối các khoản này để công ty không bị thiếu tiền mặt chi trả mà cũng không phải trả quá nhiều chi phí lãi vay.
2. Bốn bộ phận quan trọng của Phòng tài chính bam gồm những gì?
Bộ phận lưu trữ và lập báo cáo
Bộ phận này cần ghi nhận các giao dịch tài chính phát sinh trong doanh nghiệp và tiến hành lập báo cáo tài chính tổng hợp cùng các báo cáo chi tiết về thu nhập, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo định kỳ, thường là hàng tháng. Việc này giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định cấp cao hơn về quản lý tài chính.
Bộ phận kiểm soát tài chính
Bộ phận kiểm soát tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, vì vậy họ cần kiểm tra và cân đối đúng lúc để đảm bảo tính chính xác trong các giao dịch tài chính. Thường xuyên đối chiếu giữa tình hình tài chính thực tế so với các báo cáo tài chính. Việc này cần tuân theo đúng các nguyên tắc kế toán. Xác minh tính chính xác là một việc quan trọng vì nó giúp kiểm tra tính chặt chẽ của quy trình và sự trung thực của người xử lý thông tin và quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp.
Bộ phận huy động vốn
Có rất ít doanh nghiệp có đủ khả năng hoạt động dựa trên doanh thu bán hàng mà họ tạo ra. Thông thường sẽ có lúc chi phí hàng tồn kho và chi phí vay vượt qua mức tiền mặt, và có lúc doanh thu đủ để bù đắp các khoản này. Bộ phận huy động vốn có trách nhiệm cân đối các khoản này để công ty không bị thiếu tiền mặt chi trả mà cũng không phải trả quá nhiều chi phí lãi vay.
Bộ phận lập kế hoạch
Bộ phận lập kế hoạch có trách nhiệm đánh giá và thiết lập ngân sách hoạt động cho doanh nghiệp. Đồng thời vạch ra một bản kế hoạch cụ thể liên quan đến các khoản tiền cần phải chi, cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách chi các khoản tiền này và lịch trình hoàn trả các khoản vay.
3. 6 vị trí tuyển dụng nhiều trong Phòng tài chính
Giám đốc tài chính (CFO – Chief Finance Officer)
Giám đốc tài chính là người đứng đầu bộ phận tài chính trong doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm giám sát sức khỏe tài chính, quản lý bộ phận tài chính một cách hiệu quả. Một số nhiệm vụ của CFO như lập kế hoạch tài chính, quản trị tài chính, báo cáo tài chính, xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, quản lý các rủi ro tài chính, kiểm toán, công nợ,...
Trưởng phòng kế toán
Trưởng phòng kế toán là người lãnh đạo một nhóm kế toán, nhằm quản lý các hoạt động trong bộ phận tài chính - kế toán. Bao gồm các công việc như lập hóa đơn cho khách hàng, theo dõi thanh toán, quản lý hàng tồn kho, lương, nhập dữ liệu,.. Ngoài ra, họ còn chịu trách nhiệm đối chiếu tài khoản, lập báo cáo tài chính, tuân thủ các nguyên tắc kế toán. Hỗ trợ các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán hàng năm, kiểm soát nội bộ kế toán, quy trình vận hành liên quan đến tài chính & kế toán.
Kiểm soát viên tài chính (Financial Controller)
Các kiểm soát viên tài chính chịu trách nhiệm báo cáo quản lý dự án, dự trù ngân sách, kế toán tài chính,... Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm của họ là quản lý các vấn đề ngân sách hiện tại của doanh nghiệp.
Quản lý ngân khố (Treasury Manager)
Quản lý ngân khố đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển chính sách ngân khố của doanh nghiệp. Bao gồm việc xác định cơ hội đầu tư tối ưu, giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp,...
Kế toán trưởng khác với trưởng phòng kế toán, họ có trách nhiệm duy trì, báo cáo toàn bộ các giao dịch tài chính trong doanh nghiệp. Song song đó, Kế toán Trưởng cũng thiết lập và triển khai những nguyên tắc kế toán thông qua các chính sách kiểm toán cũng như yêu cầu của pháp luật.
Nhân viên kế toán đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng kế toán. Họ có nhiệm vụ tham gia vào việc phân tích, đo lường, cung cấp các thông tin tài chính quan trọng, đảm bảo rằng các thông tin này được ghi chép chính xác và đầy đủ.
>> Tìm hiểu thêm việc làm ngành tài chính:
Việc làm kế toán trưởng mới nhất
Việc làm Giám đốc tài chính mới nhất
Việc làm nhân viên Kế toán mới nhất
4. Nhiệm vụ của phòng tài chính
Ghi nhận các giao dịch tài chính
Phòng tài chính sẽ đảm nhận việc ghi chép, phân tích và diễn giải các giao dịch tài chính hàng ngày của công ty, bao gồm việc theo dõi tất cả các chi phí mua hàng và bán thành phẩm. Trong các công ty mới thành lập, công việc này sẽ do một kế toán thực hiện. Đến khi công ty phát triển hơn, việc này sẽ được chuyên biệt hơn và được giao cho các nhân viên phải thu và phải trả.
Quản lý dòng tiền của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của phòng tài chính là quản lý tất cả các dòng tiền ra vào của công ty, đảm bảo công ty có đủ lượng tiền mặt cần thiết để đáp ứng các hoạt động hàng ngày. Việc này cũng bao gồm cả chính sách tín dụng và thu tiền hàng của công ty, đảm bảo rằng nhà cung cấp và chủ nợ được thanh toán đúng hạn và khách hàng cũng thanh toán đúng hạn cho công ty.
Lập ngân sách và đưa ra dự báo tài chính cho doanh nghiệp
Phòng tài chính sẽ làm việc với các nhà quản lý khác để thiết lập ngân sách và đưa ra dự báo tài chính cho doanh nghiệp cũng như phản hồi các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các thông tin này được dùng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt của các bộ phận, hoạch định mức nhân sự của công ty, lên kế hoạch mua tài sản…
Tư vấn và tìm kiếm nguồn tài chính dài hạn cho doanh nghiệp
Phòng tài chính có nhiệm vụ tư vấn cho ban lãnh đạo công ty các phương thức tài chính tốt nhất để đem lại lợi nhuận cao nhất và giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính trong dài hạn với chi phí thấp nhất.
Quản lý nghĩa vụ thuế
Công ty nào cũng phải nộp thuế, và nhiệm vụ của phòng tài chính là xử lý các vấn đề về thuế. Điều này bao gồm việc tạo mối quan hệ tốt với cơ quan thuế và đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định pháp luật về thuế.
Quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của phòng tài chính là quản lý các tài sản hiện có của công ty cũng như phân tích và đưa ra lựa chọn các khoản đầu tư mới. Phòng tài chính nên quan tâm đến cả tài sản lưu động chứ không chỉ riêng tài sản cố định. Vốn lưu động của doanh nghiệp cần được quản lý hiệu quả theo hướng tối đa hóa khả năng sinh lời vì nó có ý nghĩa rất lớn đến tính thanh khoản của công ty.
Phân tích và lập báo cáo tài chính
Phân tích và lập báo cáo tài chính là thao tác biến các dữ liệu tài chính thô thành các báo có ý nghĩa, có thể sử dụng và so sánh được. Các báo cáo thường bao gồm thông tin tóm tắt về tất cả các nguồn tài trợ, các khoản chi tiêu và nguồn dự trữ sẵn có cho các hoạt động trong tương lai cùng với một số thông tin phi tài chính khác. Các thông tin này thường được trình bày một cách dễ hiểu và hợp lý để các nhà quản lý có thể hiểu rõ nhất.
Hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược
Phòng tài chính cung cấp cho ban quản lý công ty các thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định chiến lược như thị trường hay dự án công ty đang theo đuổi, thời gian hoàn vốn, quyết định liên quan đến việc chia cổ tức, phương thức tài chính mang lại lợi nhuận cao nhất, cách phân bổ vốn đầu tư…. Mục tiêu nhằm đảm bảo nguồn tiền được sử dụng tốt nhất.
Phòng tài chính nắm giữ nguồn tiền được coi như mạch máu của doanh nghiệp, cơ hội việc làm và thăng tiến của các vị trí trong phòng tài chính rộng mở và đa dạng. 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng, công việc của Phòng tài chính. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng, thông tin bổ ích về công việc.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực