Công việc của Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng là vị trí công việc đứng đầu bộ máy kế toán của một doanh nghiệp; là người lãnh đạo trực tiếp của phòng kế toán và phải chịu trách nhiệm trước công ty (cơ quan, tổ chức, đơn vị) về tất cả hoạt động về tài chính kế toán doanh nghiệp.

Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có kế toán trưởng bởi vì quy mô và điều kiện tài chính của doanh nghiệp. Đối với những công ty, tập đoàn lớn với khối lượng công việc lớn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cần phải người đứng đầu bộ phận kế toán điều hành công việc.

Mô tả công việc của Kế toán trưởng

Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của Kế toán trưởng bao gồm những hoạt động sau đây:

Quyền điều hành của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Quản lý chung mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán

Với mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà phân bổ công việc bộ phận kế toán cho phù hợp.

  • Thực hiện việc lập các mẫu tài liệu, giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Lên các kế hoạch công việc chi tiết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận kế toán.
  • Thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm kê các nguồn tài sản, dòng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc quyền lợi của doanh nghiệp.

Quản lý đào tạo kế toán viên

  • Điều phối công việc cho các kế toán viên phù hợp;
  • Giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên
  • Đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán định kỳ.

Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ doanh nghiệp

Quản lý, giám sát chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Tính toán giá thành sản phẩm; các bút toán tính thuế;
  • Đối chiếu công nợ với khách hàng – chủ đầu tư – ngân hàng;
  • Tính toán tương, bảo hiểm nhân viên…
  • Kiểm soát quy trình lập các loại tài liệu, sổ sách; quy trình kiểm kê tài sản;
  • Lập bảng cân đối kế toán; điều tra các báo cáo nguồn tài chính của doanh nghiệp.
  • Theo dõi hoạt động lưu trữ các loại sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ gốc của doanh nghiệp theo đúng quy định.

Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kiểm soát hoạt động tài chính

Kế toán trưởng là người trực tiếp giám sát hoạt động của doanh nghiệp:

  • Xác định các nguồn dự trữ tài chính nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
  • Giải quyết các vấn đề tài chính; tham mưu cho lãnh đạo đảm bảo nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp.
  • Đưa ra kiến nghị phòng ngừa các rủi ro kinh doanh, đề xuất giải pháp thu hút nguồn tài chính cho ngân sách của doanh nghiệp.

Lập – trình bày báo cáo tài chính

  • Định kỳ phối hợp với các kế toán viên kế toán tổng hợp; lập báo cáo tài chính tổng hợp tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phối hợp với kế toán tổng hợp trình bày báo cáo tài chính trước ban lãnh đạo doanh nghiệp, với cơ quan kiểm toán.

Các nhiệm vụ khác

  • Thực hiện các giao dịch vay tín dụng với ngân hàng và trong lĩnh vực tài chính.
  • Cung cấp các sổ sách, số liệu cho công tác thanh kiểm toán của cơ quan chức năng.
  • Đưa ra đề xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong hoạt động xử lý công việc của bộ phận kế toán.
  • Đề xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong công việc
  • Điều hành, tổ chức các cuộc họp của bộ phận kế toán.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp với các trưởng bộ phận, ban lãnh đạo công ty khi được yêu cầu.
  • Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cấp trên.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.5 ★
Khoảng lương năm 221 - 325 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.5 ★
Số năm kinh nghiệm 5 - 7 năm

Kế toán trưởng có mức lương bao nhiêu?

221 - 325 triệu /năm
Tổng lương
204 - 300 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
17 - 25 triệu
/năm

Lương bổ sung

221 - 325 triệu

/năm
221 M
325 M
78 M 910 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kế toán trưởng

Tìm hiểu cách trở thành Kế toán trưởng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Nhân viên kế toán
91 - 130 triệu/năm
Kế toán tổng hợp
130 - 169 triệu/năm
Kế toán trưởng
221 - 325 triệu/năm
Kế toán trưởng

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
6%
2 - 4
69%
5 - 7
17%
8+
8%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kế toán trưởng?

Yêu cầu tuyển dụng

Trình độ học vấn

Hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay đều yêu cầu vị trí Kế toán trưởng phải có tối thiểu bằng cử nhân về kế toán hoặc các lĩnh vực liên quan. Một số nhà tuyển dụng ưu tiên ứng viên có bằng thạc sĩ về kế toán hoặc quản trị kinh doanh với chuyên ngành kế toán.

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm cần được mỗi người tự đúc kết trong công việc hằng ngày. Mỗi cá nhân có thể tích lũy kinh nghiệm trong các vai trò kế toán khác như kế toán viên, kiểm toán viên. Đồng thời tích lũy kinh nghiệm trong các vai trò tài chính khác, chẳng hạn như nhà phân tích tài chính.

Kế toán

Kỹ năng kế toán là kỹ năng phân tích dữ liệu tài chính, làm việc với những con số. Kỹ năng này cần hiểu biết sâu sắc về các thủ tục, thông lệ kế toán, vì kế toán trưởng là người cần đảm bảo hồ sơ tài chính của doanh nghiệp là chính xác và đầy đủ.

Vị trí Kế toán trưởng yêu cầu một người cần có hiểu biết thấu đáo về chu trình kế toán, bao gồm việc ghi chép lại các giao dịch, lập báo cáo tài chính,...

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp cực kỳ cần thiết để truyền đạt thông tin đến người khác. Kế toán trưởng là người phải giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên và các bên liên quan khác, do đó họ cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Kỹ năng này cũng giúp mỗi cá nhân xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng, đồng nghiệp.

Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng phân tích tình huống và đưa ra quyết định dựa trên thông tin có cơ sở. Kế toán trưởng cần sử dụng kỹ năng này để đưa ra những quyết định tài chính vì lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.

Kỹ năng lãnh đạo

Kế toán trưởng - người chịu trách nhiệm quản lý bộ phận kế toán hoặc giám sát một dự án lớn. Kỹ năng lãnh đạo rất cần thiết để quản lý nhóm hiệu quả và ủy thác nhiệm vụ một cách hợp lý nhất. Khả năng lãnh đạo đồng thời cũng giúp họ dễ dàng thăng tiến hơn trong sự nghiệp.

Kỹ năng tổ chức

Tổ chức là một kỹ năng quan trọng đối với kế toán, kỹ năng này cho phép họ theo dõi hồ sơ tài chính và các tài liệu quan trọng. Là một kế toán trưởng, một người cần chịu trách nhiệm tổ chức và duy trì hồ sơ tài chính cho nhiều khách hàng. Có kỹ năng tổ chức tốt có thể giúp họ theo dõi tất cả hồ sơ và đảm bảo gửi báo cáo tài chính kịp thời và chính xác.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian là cần thiết đối với tất cả mọi người, tính chất công việc của kế toán trưởng là xử lý số lượng lớn giấy tờ, sổ sách, những sự vụ tài chính trong doanh nghiệp. Do đó, người đảm nhận vị trí này cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lý để giải quyết công việc một cách hiệu quả, tránh bị bỏ sót hay tồn đọng công việc.

Kỹ năng cẩn thận, tỉ mỉ cao

Chỉ cần mắc một lỗi nhỏ trong việc tính toán số liệu, thống kê, làm báo cáo hay quyết toán là kế toán trưởng đã gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp. Do đó, họ cần phải cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo độ chính xác là tuyệt đối.

Lộ trình thăng tiến

Mức lương bình quân của Kế toán trưởng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Thực tập sinh kế toán: dưới 1 năm kinh nghiệm

Vị trí này thường là bước đầu tiên cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực kế toán. Thực tập sinh sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được trong môi trường thực tế và học hỏi từ những chuyên gia kế toán giàu kinh nghiệm. Thời gian thực tập thường kéo dài từ vài tháng đến một năm.

Nhân viên kế toán: 1 - 3 năm kinh nghiệm

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.

Kế toán tổng hợp: 3 - 5 năm kinh nghiệm

Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.

Kế toán trưởng: 5 - 10 năm kinh nghiệm

Là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.

Giám đốc tài chính: 10 năm kinh nghiệm trở lên

Với kinh nghiệm từ 10 năm trở lên, một nhân viên kế toán có thể tiến thẳng vào vị trí Giám đốc tài chính. Vai trò này yêu cầu kiến thức rộng về kế toán và tài chính, khả năng quản lý chiến lược và định hướng tài chính của tổ chức.

Đánh giá, chia sẻ về Kế toán trưởng

Các Kế toán trưởng chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Kế toán trưởng

Làm cách nào để bạn giúp các thành viên giảm thiểu sai sót trong công việc?
1900.com.vn
Kế toán trưởng
Q: Làm cách nào để bạn giúp các thành viên giảm thiểu sai sót trong công việc?
13/10/2023
1 câu trả lời

Vì kế toán liên quan đến tiền và luật pháp nên mục tiêu là giảm thiểu sai lầm ở mức thấp nhất có thể. Vì vậy, CA giúp các thành viên tìm ra phương pháp và tìm ra cột mốc để đối chiếu số liệu sổ chi tiết- sổ cái- bảng cân đối số phát sinh.., đối chiếu, so sánh số liệu với các phòng ban khác, đối chiếu với báo cáo của các hệ thống khác với hệ thống kế toán ví dụ CRM, Sharepoint

Bạn hỗ trợ thành viên trong nhóm của bạn thế nào để giúp họ đạt mục tiêu đề ra
1900.com.vn
Kế toán trưởng
Q: Bạn hỗ trợ thành viên trong nhóm của bạn thế nào để giúp họ đạt mục tiêu đề ra
13/10/2023
1 câu trả lời

Theo dõi - kiểm tra - đánh giá -> hỗ trợ/điều chỉnh để đạt mục tiêu chung của phòng/công ty:

Xây dựng KPIs cho các thành viên và cùng theo dõi đánh giá từng KPI của nhân viên theo tháng/quý tùy vào công việc.

Khi nhân viên gặp khó khăn trong công việc, leader book meeting 1:1 để cùng nhau giải quyết, tháo gỡ khó khăn, bảo đảm công việc trôi chảy và hoàn thành đúng deadline.

Kiến thức, kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với một kế toán trưởng ?
1900.com.vn
Kế toán trưởng
Q: Kiến thức, kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với một kế toán trưởng ?
13/10/2023
1 câu trả lời

Kiến thức về chuyên môn, kiến thức về pháp luật, thuế, giỏi về hệ thống, khả năng chịu áp lực …

Kiến thức chuyên môn: giúp KTT hướng dẫn nhân viên làm đúng theo hướng dẫn của thông tư, chuẩn mực về kế toán. KTT cần cập nhật kiến thức về thuế và pháp luật để tránh rủi ro làm sai quy định dẫn đến doanh nghiệp thiệt hại do đóng phạt thuế. KTT giỏi hệ thống giúp doanh nghiêp nâng cao hiệu quả làm việc trong việc cải thiện các phần hành trong hệ thống.

KTT phải luôn đối mặt với tình trạng căng thẳng và áp lực lớn từ các deadline của báo cáo, các kỳ thanh tra, kiểm tra... vì vậy khả năng chịu áp lực cao là rất cần thiết đối với một KTT.

Bạn mong muốn gì ở một người sếp trong tương lai?
1900.com.vn
Kế toán trưởng
Q: Bạn mong muốn gì ở một người sếp trong tương lai?
13/10/2023
1 câu trả lời

Ứng viên nêu mong muốn cụ thể của mình như biết lắng nghe, công tâm…Ví dụ:Nhân viên ở môi trường mới sẽ có nhiều lo lắng về sự khác biệt ở môi trường và đồng nghiệp, một người sếp công tâm và biết lắng nghe thì tạo nên văn hóa công ty ko có trường hợp người cũ bắt nạt người mới. Người sếp công tâm sẽ đánh giá nhân viên qua năng lực thực tế, chứ không cả nể về thời gian cống hiến so với nhân viên cũ. Điều này giúp tạo ra môi trường hoàn hảo cho một nhân viên mới.

Câu hỏi thường gặp về Kế toán trưởng

Kế toán trưởng (Chief Accountant) là người đứng đầu bộ phận kế toán, phụ trách điều hành, định hướng công tác chiến lược tài chính cho doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng làm việc dưới quyền và báo cáo cho Giám đốc tài chính (CFO), họ định hướng và tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các chiến lược, kế hoạch tài chính, báo cáo tình hình kinh tế của công ty. 

Một số câu hỏi phỏng vấn vị trí Kế toán trưởng thường gặp:

  • Theo bạn, Kế toán trưởng là gì?
  • Vì sao sao bạn muốn trở thành Kế toán trưởng?
  • Kế toán trưởng làm công việc gì?
  • Tại sao bạn chọn công ty của chúng tôi?

Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp của Kế toán trưởng bao gồm các vị trí sau: 

  • Thực tập sinh kế toán: dưới 1 năm kinh nghiệm
  • Nhân viên kế toán: 1 - 3 năm kinh nghiệm
  • Kế toán tổng hợp: 3 - 5 năm kinh nghiệm
  • Kế toán trưởng: 5 - 10 năm kinh nghiệm
  • Giám đốc tài chính: 10 năm kinh nghiệm 

Để trở thành kế toán trưởng, hãy bắt đầu bằng các chuyên ngành Kế toán, Tài chính, Quản trị Kinh doanh, Kinh tế,... hoặc những bằng cấp cao hơn là một lợi thế. Trong các doanh nghiệp lớn hiện nay, nhà tuyển dụng yêu cầu vị trí kế toán trưởng cần có bằng MBA về chuyên ngành Tài chính, Kinh tế, Quản trị kinh doanh,...

Bài viết xem nhiều