TOP 70 câu hỏi ôn tập học phần Quản trị rủi ro | Đại học Tài chính - Marketing

Bộ 70 câu hỏi ôn tập học phần Quản trị rủi ro bao gồm câu hỏi bài tập và câu hỏi tình huống giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.

LÝ THUYẾT ÔN TẬP

Chương 1: Nhận dạng và đo lường các loại rủi ro tài chính

 - Định nghĩa và đo lường rủi ro

- Nhận dạng rủi ro tín dụng

- Nhận dạng rủi ro lãi suất

- Nhận dạng rủi ro tỷ giá

Chương 2: Quản trị rủi ro tín dụng

- Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất

- Tư vấn quản lý rủi ro lãi suất cho khách hàng: Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro lãi suất của khách hàng/ Tư vấn khách hàng giải pháp quản lý rủi ro lãi suất/ Thanh toán lãi ròng giao dịch hoán đổi lãi suất

- Quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng: Phấn tích nguồn gốc phát sinh rủi ro lãi suất của ngân hàng/ Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất đối với ngân hàng

Chương 3: Quản trị rủi ro lãi suất

- Khái niệm và phân loại rủi ro nhân lực

- Nhận dạng rủi ro và phân tích rủi ro nhân lực

- Kiểm soát và tài trợ rủi ro nhân lực

Chương 4: Nghiên cứu tình huống quản trị rủi ro lãi suất: Trust Bank

Chương 5: Quản trị rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp

- Các giải pháp quản lý tổn thất giao dịch khoản phải thu ngoại tệ: Mô tả tình huồn/ Nhận dạng rủi ro/ Hướng dẫn sử dụng các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá

- Các giải pháp quản lý tổn thất giao dịch khoản phải trả ngoại tệ: Mô tả tình huống/ Nhận dạng rủi ro/ Hướng dẫn sử dụng các giải pháp quản lý

- Giải pháp quản lý tổn thất kinh tế khi tỷ giá biến động: Đặc điểm tổn thất kinh tế/ Hướng dẫn phòng ngừa tổn thất kinh tế nếu nội tệ xuống giá/ Hướng dẫn phòng ngừa tổn thất kinh tế nếu nội tệ lên giá

Chương 6: Nghiên cứu tình huống ở một công ty xuất khẩu và một công ty nhập khẩu

- Mô tả khảo sát về nhận thức và thực hành quản lý rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp

- Kết quả khảo sát nhận thức về rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp

- Khảo sát nhận thức và sử dụng các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp: Nhận thức và sử dụng Hợp đồng kỳ hạn/ Nhận thức và sử dụng hợp đồng hoán đổi; Nhận thức và sử dụng hợp đồng giao sau; Nhận thức và sử dụng hợp đồng quyền chọn; Nhận thức và sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệ; Nhu cầu sử dụng các giải pháp quản lý rủi ro; Khả năng sử dụng các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá 

Chương 7: Quản trị rủi ro tỷ giá đối với ngân hàng thương mại

- Phân tích và đo lường rủi ro tỷ giá đối với ngân hàng thương mại

- Quyết định quản lý rủi ro tỷ giá đối với ngân hàng thương mại

- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn

- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với tổn thất ròng giao dịch gộp

Chương 8: Nghiên cứu tình huống: Các ngân ng VN

- Mô tả khảo sát về nhận thức và thực hành quản lý rủi ro tỷ giá của các ngân hàng

- Kết quả khảo sát nhận thức về rủi ro tỷ giá của các ngân hàng

- Khảo sát nhận thức và sử dụng các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá của các ngân hàng: Tình hình cung cấp các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá/ Mức độ sử dụng các giái pháp quản lý rủi ro

- Ý kiến của Ngân hàng thương mại về nhu cầu sử dụng các giải pháp quản lý rủi ro.

- Ý kiến của Ngân hàng thương mại về khả năng sử dụng các giải pháp quản lý rủi ro

Chương 9: Quản trị rủi ro tài chính ở Việt Nam: Thuận lợi và khó khăn

- Khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp về những thuận lợi và khó khăn về quản lý rủi ro tài chính ở Việt Nam

- Khảo sát ý kiến của các ngân hàng thương mại về những thuận lợi và khó khăn về quản lý rủi ro tài chính ở Việt Nam

- Khảo sát ý kiến của các nhà hoạch định chính sách về những thuận lợi và khó khăn về quản lý rủi ro tài chính ở Việt Nam

- Đúc kết: Những thuận lợi về quản trị rủi ro tài chính ở Việt Nam/ Những khó khăn hăng trong việc quản lý rủi ro tài chính ở Việt Nam

Chương 10: Giải pháp khắc phục trong công tác quản trị rủi ro tài chính ở Việt Nam

- Khảo sát ý kiến về cách thức vược qua trở ngại khi áp dụng các giải pháp quản lý rủi ro tài chính ở Việt Nam: Đối với doanh nghiệp/ Đối với các ngân hàng thương mại/  Đối với các nhà hoạch định chính sách

- Nhu cầu huấn luyện kiến thức sử dụng các giải pháp quản lý rủi ro tài chính ở Việt Nam

CÂU HỎI ÔN TẬP 

1. Câu hỏi tình huống 

1.1.Tình huống số 1

Một khách hàng kiện cửa hàng của bạn về một loại thực phẩm họ đã mua sau khi ăn xong bị ngộ độc. Là cửa hàng trưởng, bạn giải quyết tình huống này như thế nào?

1.2. Phương án giải quyết

Là cửa hàng trưởng của cửa hàng nói trên , trước hết em sẽ xác định đây là một rủi ro đối với cửa hàng. Vì vậy mà cần nhận dạng, phân tích, đo lường và đánh giá rủi ro để trên cơ sở đó có các biện pháp nhằm kiểm soát và tài trợ rủi ro.

1.2.1.Nhận dạng và phân tích rủi ro

Mối hiểm họa

Mối nguy hiểm

Nguy cơ rủi ro

-Thực phẩm chất lượng kém không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Khách quan từ phía khách hàng: có thể do sự tiêu hóa của khách hàng không tốt, hay khách hàng đã ăn thực phẩm khác kém chất lượng.

- Chủ quan: loại thực phẩm khách hàng mua không đủ tiêu chuản vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giảm uy tín của cửa hàng.

- Mất khách hàng trung thành.

- Mất đối tác.

- Tốn kém chi phí do kiện tụng, bồi thường cho khách hàng.

-Tốn kém chi phí kiểm định, chi phí bảo quản, sản xuất loại sản phẩm khách hàng đã mua.

- Làm chậm quá trình phát triển của cửa hàng, có thể bị ngừng hoạt động trong một thời gian.

- Giảm lòng tin, sự trung thành của nhân viên đối với cửa hàng.

- Nhân viên có thể xin nghỉ việc do cửa hàng phải ngừng hoạt động trong một thời gian.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối thủ cạnh tranh phát triển.

1.2.2.Đo lường rủi ro

 Biên độ/Tần suất

 

Cao

 

Thấp

Cao

-Mất khách hàng trung thành.

-Mất đối tác.

-Nhân viên có thể xin nghỉ việc.

Thấp

-Giảm uy tín của cửa hàng.

-Chậm quá trình phát triển của cửa hàng, có thể bị ngừng hoạt động trong một thời gian.

-Chi phí kiện tụng bồi thường cho khách hàng.

-Chi phí kiểm định, bảo quản, sản xuất.

-Giảm lòng tin, sự trung thành của nhân viên.

-Tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh phát triển.

 1.2.3.Kiểm soát và tài trợ rủi ro

Kiểm soát rủi ro

Tài trợ rủi ro

-Giảm uy tín của cửa hàng:

  • Lựa chọn nhà cung ứng có uy tín.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thương lượng với khách hàng để tránh kiện tụng.

- Mất khách hàng trung thành, mất đối tác:

  • Tăng cường tìm kiếm khách hàng và đối tác mới thông qua các hình thức quảng cáo, xúc tiến,….
  • Tạo mối quan hệ tốt với các đối tác

- Làm chậm quá trình phát triển của cửa hàng: Sử dụng các biện pháp để đưa cửa hàng vào hoạt động một cách sớm nhất.

- Giảm lòng tin, sự trung thành của nhân viên và nhân viên có thể xin nghỉ việc: Cần có chính sách đãi ngộ nhân viên tốt.

- Tốn kém chi phí do kiện tụng, bồi thường cho khách hàng.

- Tốn kém chi phí kiểm định, chi phí bảo quản, sản xuất loại sản phẩm khách hàng đã mua.

- Có thể tài trợ bằng vốn tự có, quỹ dự phòng để tự tài trợ hoặc chuyển giao rủi ro bằng cách mua bảo hiểm

Tình huống 2: Một nhà cung cấp hàng hóa thường xuyên cho doanh nghiệp bỗng nhiên chấm rứt hợp đồng cung cấp với bạn. Là người phụ trách mua hàng cho doanh nghiệp bạn sẽ làm gì?

Giải quyết tình huống

1. Hiểm họa

- Doanh nghiệp thanh toán chậm cho bên cung cấp

- Vi phạm hợp đồng mua bán

- Số lượng hàng nhập không đều

2. Nguy hiểm

Khách quan: Nhà cung cấp không đủ nguồn hàng

Chủ quan: Nhà cung cấp có ý định tăng giá/ Sự tác động của đối thủ cạnh tranh

3. Nguy cơ

- Thiếu nguyên liệu sản xuất dẫn đến chậm tiến độ sản xuất

- Mất nhà cung cấp thường xuyên

-  Có thể mất chi phí cao hơn để có nguồn hàng kịp thời

-  Hàng hóa nhập mới có thể không đảm bảo chất lượng

-  Giảm uy tín của doanh nghiệp với khách hàng

-   Mất khách hàng

-   Doanh thu giảm (kết quả kinh doanh thấp)

4.  Đo lường rủi ro

 Biên độ/Tần suất Cao Thấp
Cao

- Thiếu nguyên liệu sản xuất dẫn đến chậm tiến độ sản xuất

-Mất nhà cung cấp thường xuyên

- Hàng hóa nhập mới không đảm bảo chất lượng

- Doanh thu giảm (kết quả kinh doanh thấp)

Thấp  Mất khách hàng

- Có thể mất chi phí cao hơn để có nguồn hàng kịp thời

- Giảm uy tín của doanh nghiệp với khách hàng

5. Kiểm soát và tài trợ rủi ro

Việc đầu tiên doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân chấm rứt hợp đồng từ phía nhà cung cấp.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp, doanh nghiệp thanh toán chậm, vi phạm hợp đồng thì có thể thương lượng với nhà cung cấp và đưa ra điều khoản rõ ràng về thời gian thanh toán nếu vẫn vi phạm thì sẽ chịu bồi thường hợp đồng. Cần ký hợp đồng rõ ràng, cụ thể.

Nếu xuất phát từ phía nhà cung cấp họ muốn tăng giá thì có thể thương lượng lại giá sao cho hợp lý cả hai bên, ngoài ra doanh nghiệp cần có mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp để có thể so sánh giá và chất lượng hàng hóa.

Trường hợp không thương lượng được để tiếp tục làm đối tác thì doanh nghiệp cần có biện pháp để tìm nhà cung cấp mới một cách nhanh chóng để đảm bảo nguồn hàng kịp thời. Trong thời gian tìm nhà cung cấp mới lâu dài doanh nghiệp cần có các nguồn hàng tạm thời đảm bảo chất lượng để đáp ứng kịp thời cho khách hàng tránh mất uy tín của doanh nghiệp.

Để không gặp phải các rủi ro trên doanh nghiệp cần nhận nguồn hàng hóa từ nhiều nhà cung ứng khác nhau, có nguồn hàng dự trữ.

.....

2. Câu hỏi tình huống 

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

....

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh quản trị hệ thống

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên quản trị rủi ro

Mức lương của Thực tập sinh quản trị dữ liệu là bao nhiêu? 

Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!