Câu hỏi phỏng vấn Kĩ sư Lập trình Linux

82 Các câu hỏi phỏng vấn Kĩ sư Lập trình Linux được chia sẻ bởi các ứng viên

Tìm hiểu cách chuẩn bị và tự tin trong buổi phỏng vấn xin việc làm với những mẹo hữu ích dành cho Kĩ sư Lập trình Linux

Câu hỏi phỏng vấn chung 

Câu 1: Bạn có kinh nghiệm với các phiên bản khác nhau của hệ điều hành Linux không? Nếu có, bạn đã sử dụng phiên bản nào nhiều nhất và tại sao?

Gợi ý cách trả lời: Trả lời thật, đề cập đến các phiên bản cụ thể mà bạn đã sử dụng và nhấn mạnh lý do tại sao bạn ưa thích hoặc cần sử dụng chúng trong các dự án cụ thể.

Câu 2: Bạn có kinh nghiệm trong việc quản lý gói phần mềm trên Linux không? Hãy kể về công cụ quản lý gói mà bạn quen thuộc nhất.

Gợi ý cách trả lời: Nêu ra các công cụ quản lý gói mà bạn đã sử dụng, như apt trên Ubuntu hoặc yum trên CentOS, và mô tả cách bạn sử dụng chúng để cài đặt, cập nhật và quản lý các gói phần mềm.

Câu 3: Làm thế nào để bạn xác định xem một tiến trình đang chạy trên hệ điều hành Linux?

Gợi ý cách trả lời: Đề cập đến việc sử dụng lệnh ps để liệt kê các tiến trình đang chạy và pgrep để tìm kiếm tiến trình dựa trên tên hoặc ID. Nếu bạn muốn xem tiến trình cụ thể, bạn có thể sử dụng ps aux | grep <tên_tiến_trình>.

Câu 4: Bạn đã sử dụng các lệnh dòng lệnh Linux quen thuộc như grep, sed hoặc awk không? Hãy kể về một tình huống cụ thể mà bạn đã sử dụng chúng.

Gợi ý cách trả lời: Đề cập đến tình huống cụ thể mà bạn đã sử dụng các lệnh này, ví dụ: tìm kiếm và thay thế văn bản trong các tệp tin, trích xuất thông tin từ đầu ra của lệnh khác, hoặc xử lý dữ liệu đầu vào một cách động.

Lưu ý rằng quan trọng nhất là trả lời một cách chân thành và trung thực. Nếu bạn không có kinh nghiệm về một số khái niệm hoặc công cụ, hãy nói ra, nhưng cũng có thể nhấn mạnh rằng bạn có khả năng học hỏi và sẵn lòng tiếp cận với những khái niệm mới.

Câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân 

Câu 1: Bạn có thể tự giới thiệu sơ bộ về bản thân không?

Gợi ý cách trả lời:

"Tôi tên là [Họ và tên], tôi đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực [lĩnh vực] trong suốt [số năm] năm qua. Tôi tập trung vào [mục tiêu chính của công việc], và tôi luôn cố gắng học hỏi và cải thiện bản thân."

Câu 2: Bạn có kỹ năng hoặc kinh nghiệm đặc biệt nào liên quan đến công việc này không?

Gợi ý cách trả lời:

"Tôi có kỹ năng vượt trội trong [tên kỹ năng] và đã áp dụng nó thành công trong các dự án trước đó ở công ty [tên công ty]. Ngoài ra, tôi cũng có kinh nghiệm trong [lĩnh vực/kỹ năng liên quan], giúp tôi có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này."

Câu 3: Bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong nhóm hoặc dưới áp lực không?

Gợi ý cách trả lời:

"Tôi đã có kinh nghiệm làm việc trong nhóm ở công ty [tên công ty trước đó] trong suốt [số năm] năm qua. Điều quan trọng là tôi luôn cởi mở, linh hoạt và cống hiến trong việc hợp tác với đồng đội để đạt được mục tiêu chung của dự án. Và với tôi, áp lực là một yếu tố thúc đẩy để thể hiện tốt nhất khả năng của bản thân."

Lưu ý rằng, khi trả lời các câu hỏi này, hãy luôn giữ sự chân thành và trung thực. Trình bày các thông tin cá nhân một cách rõ ràng và có logic để tạo ấn tượng tích cực với người phỏng vấn.

Câu hỏi phỏng vấn về chuyên môn 

Dưới đây là 4 câu hỏi phỏng vấn về chuyên môn cho Kỹ sư Lập trình Linux, cùng với gợi ý cách trả lời:

Câu 1: "Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn trong việc triển khai và quản lý hệ thống Linux?"

Trả lời gợi ý: "Tôi có kinh nghiệm triển khai và quản lý hệ thống Linux trong nhiều dự án khác nhau. Ví dụ, tôi đã cài đặt và tùy chỉnh các máy chủ web Apache trên CentOS để phục vụ ứng dụng web. Tôi cũng có kinh nghiệm với việc triển khai hệ thống giám sát như Nagios để đảm bảo tính ổn định của hệ thống."

Câu 2: "Làm thế nào để bạn giải quyết một vấn đề hiệu suất trên một máy chủ Linux?"

Trả lời gợi ý: "Để giải quyết vấn đề hiệu suất, tôi sẽ bắt đầu bằng việc sử dụng các công cụ giám sát hệ thống như top hoặc htop để xác định các tiến trình đang tiêu tốn tài nguyên nhiều nhất. Sau đó, tôi có thể điều chỉnh các cấu hình hệ thống hoặc tối ưu hóa các ứng dụng chạy trên đó. Nếu cần, tôi sẽ tăng cường tài nguyên phần cứng hoặc cân nhắc việc tối ưu hóa mã nguồn của ứng dụng."

Câu 3: "Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn trong việc quản lý gói phần mềm trên các bản phân phối Linux khác nhau?"

Trả lời gợi ý: "Tôi có kinh nghiệm sử dụng các trình quản lý gói phổ biến như apt trên Ubuntu và Debian, cũng như yum trên CentOS và Red Hat. Tôi đã thường xuyên cập nhật và cài đặt các gói phần mềm, và cũng biết cách giải quyết xung đột gói hoặc sự phụ thuộc. Ngoài ra, tôi cũng có kinh nghiệm sử dụng các công cụ như dpkg và rpm để quản lý gói một cách trực tiếp."

Câu 4: "Làm thế nào để bạn đảm bảo bảo mật của hệ thống Linux?"

Trả lời gợi ý: "Để đảm bảo bảo mật, tôi sẽ bắt đầu bằng việc cập nhật hệ điều hành và các ứng dụng lên phiên bản mới nhất để loại bỏ các lỗ hổng bảo mật đã được vá. Tôi cũng sẽ cấu hình tường lửa để kiểm soát lưu lượng mạng và đảm bảo chỉ các dịch vụ cần thiết được mở ra ngoài. Ngoài ra, tôi thường xuyên kiểm tra và giám sát các log hệ thống để theo dõi các hoạt động bất thường và phản ứng kịp thời khi phát hiện sự xâm nhập."

Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí Kĩ sư Lập trình Linux

Để đậu phỏng vấn vị trí Kỹ sư Lập trình Linux, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức kỹ thuật và cũng cần thể hiện sự tự tin và khả năng giao tiếp. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích:

  • Hãy học về hệ điều hành Linux, các lệnh cơ bản, quản lý file, quyền truy cập, quy trình, networking, v.v.
  • Hiểu về các bản phân phối phổ biến như Ubuntu, CentOS, Fedora, Debian, và Arch Linux.
  • Hiểu cách hoạt động của kernel Linux, các thành phần quan trọng, các system call, và module.
  • C/C++, Python, Shell scripting (bash).
  • Biết cách sử dụng các lệnh Linux cơ bản (ls, cd, grep, awk, sed, v.v.) và cách sử dụng pipeline để kết hợp chúng.
  • Hiểu về hệ thống quản lý gói (apt, yum, pacman) và cách cài đặt, cập nhật, gỡ bỏ phần mềm.
  • Hiểu về hệ thống quyền truy cập trong Linux (chmod, chown, sudo).
  • Có kiến thức cơ bản về Apache, Nginx, MySQL, PostgreSQL, SSH, v.v.
  • Hiểu về các khái niệm mạng cơ bản, các giao thức (TCP/IP, UDP, DNS, HTTP, v.v.) và kỹ thuật mạng (firewall, routing, subnetting).
  • Hiểu về cơ bản về bảo mật hệ thống Linux, cách quản lý tường lửa (firewall), SSH keys, cấu hình sudo, và các biện pháp bảo mật khác.
  • Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về Linux.
  • Thể hiện sự tự tin, mở lòng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
  • Tạo các project cá nhân liên quan đến Linux và chia sẻ kết quả công việc này trong phỏng vấn.
  • Linux là một hệ sinh thái phát triển nhanh, hãy theo dõi các tin tức và xu hướng mới.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng sự tự tin, thái độ tích cực và khả năng học hỏi là một phần quan trọng không chỉ trong việc đậu phỏng vấn mà còn trong công việc sau này. Chúc bạn may mắn!

Câu hỏi phỏng vấn

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Tình bày hiểu biết của bạn về GNU GPL Lincese?

1 câu trả lời

GNU GPL = GNU General Public License. Nó là một License cho các phần mềm miễn phí. License này cho phép người dùng chia sẻ, sao chép và thay đổi source code của phần mềm.

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Lệnh xóa thư mục trong Linux?

1 câu trả lời

Để xóa thư mục trong Linux, ta sử dụng lệnh rmdir

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Kích thước của Swap memory trong Linux nằm trong khoảng nào?

1 câu trả lời

Thông thường, kích thước của Swap memory nên bằng hoặc gấp đôi RAM.

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Trình bày ngắn gọn về SE-Linux?

1 câu trả lời

SE-Linux là viết tắt của Security Enhanced Linux. Nó được phát triển để ngăn chặn các Daemon bất hợp pháp cũng như các Server Misconfiguration( các config server lỗi). SE-Linux cũng cung cấp một cơ chế điều khiển truy nhập (access control), kéo theo đó là hệ thống phân quyền cho các daemons và chương trình, quy định các file mà chúng được phép truy cập.

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Kể tên đối số truyền vào để giải nén file trong Linux Terminal.

1 câu trả lời

Để giải nén file bằng Terminal bằng lệnh tar, bạn hãy thêm đối số -x.

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Package Manager là gì?

1 câu trả lời

Nó một tập hợp các phần mềm, liên quan trực tiếp tới các quá trình cập nhật, chỉnh sửa, gỡ bỏ và cài mới các chương trình trong Linux. Package Manager còn được gọi là Package Management System. 

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Tên của Bootloader được sử dụng trong Linux Ubuntu?

1 câu trả lời

Bootloader được sử dụng trong Linux Ubuntu là GRUB Boot Loader

linux bootloader

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Lệnh sudo có tác dụng gì?

1 câu trả lời

Sudo được sử dụng để cho phép người dùng sử dụng hệ điều hành Linux với mức phân quyền cao nhất. 

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Shell là gì?

1 câu trả lời

Shell là một interface nằm giữa lệnh của người dùng với hệ điều hành.

Khi người dùng gõ lệnh hoặc nhập bất kỳ thứ gì vào cửa sổ Terminal, lệnh đó sẽ được thông dịch bởi Shell và gửi qua cho Kernel hệ điều hành dưới dạng system call.

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Liệt kê các boot file của Linux?

1 câu trả lời

Trong Linux, các file sau được load khi hệ điều hành khởi động:

  • /etc/fstab
  • /etc/init.d/rc.d/rcN.d
  • /boot/grub/grub.conf
  • /etc/initab
Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Làm thế nào để xác định Linux đang chạy ở chế độ nào trong số 7 chế độ đã biết ?

1 câu trả lời

Sử dụng lệnh runlevel trong Terminal

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Để quản lý các port trong Linux, ta cần sử dụng lệnh nào?

1 câu trả lời

Trước tiên cần cài đặt nmap. Sau đó sử dụng lệnh namp localhost.

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Hệ điều hành mã nguồn mở là gì?

1 câu trả lời

Mã nguồn mở (open-source) là thuật ngữ chung đề cập đến các phần mềm và ứng dụng chạy trên thiết bị máy tính mà cho phép người dùng có thể sử dụng, xem và tùy chọn sửa đổi các mã nguồn (source code). Hệ điều hành mã nguồn mở (Open-Source Operating System) là những hệ điều hành cho phép cá nhân hay tổ chức được phép can thiệp vào sâu bên trong để tùy biến và sử dụng với các mục đích khác nhau mà không thu phí.

Một số hệ điều hành mã nguồn mở hiện nay như Linux (cha đẻ của những Ubuntu, Fedora, Android,…) Open Solaris, Free BSD. Ngược lại với hệ điều hành mã nguồn mở là hệ điều hành đóng như iOS, macOS của Apple hay Windows của Microsoft.

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Linux là gì?

1 câu trả lời

Linux là một họ các hệ điều hành tự do mã nguồn mở dựa trên Linux kernel (hạt nhân Linux). Linux được phát hành lần đầu vào năm 1991, bản phát hành bao gồm nhân Linux (kernel), các thư viện và phần mềm hệ thống hỗ trợ.

Từ bản phát hành của Linux, nhiều hệ điều hành dựa trên Linux ra đời và trở nên phổ biến như Ubuntu, Debian hay Fedora. Android – hệ điều hành phổ biến chạy trên các smartphone hiện nay cũng là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux. Ngoài ra Linux cũng chạy được trên các hệ thống nhúng, từ đó mà các thiết bị điện tử khác như Tivi, máy quay, các thiết bị điện trong smarphone,… cũng đang được chạy phần mềm hoạt động trên nền tảng Linux.

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Nêu những ưu điểm của Linux

1 câu trả lời

Ngoài việc là một hệ điều hành mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí thì Linux còn nhiều ưu điểm đáng để sử dụng:

  • Tính tùy biến cao: bạn có thể dễ dàng thay đổi, tùy biến Linux theo nhu cầu và mục đích sử dụng của mình hay thậm chí tạo ra một hệ điều hành mới của riêng bạn bằng cách sử dụng Linux.
  • Tính tương thích cao: Linux có thể chạy trên hầu hết các thiết bị phần cứng đến từ Intel, IBM,… Các trình điều khiển thiết bị (driver) cũng được cộng đồng hỗ trợ phát triển để có thể sử dụng tốt trên nền tảng Linux.
  • Hiệu suất cao: Hệ điều hành Linux được tối giản giúp nó nhẹ, ít các ứng dụng đi kèm, nhờ vậy mang lại hiệu năng sử dụng cao. Việc cài đặt Linux cũng đòi hỏi cấu hình phần cứng thấp, nhờ vậy các máy tính cũ, cấu hình yếu vẫn có thể chạy tốt khi dùng hệ điều hành này.
  • Tính bảo mật cao: Linux mã nguồn mở nên bất cứ ai cũng có thể đào sâu vào hệ điều hành để đảm bảo rằng nó không có lỗi hay các back door. Nhờ cộng đồng hỗ trợ mà Linux có ít lỗ hổng hơn so với các hệ điều hành đóng khác.
Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 12/06/2023

Các thành phần cơ bản của Linux

1 câu trả lời

Linux có 4 thành phần cơ bản sau:

  • Kernel: phần nhân – là phần cốt lõi của hệ điều hành, chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động từ quản lý thiết bị, bộ nhớ, quy trình và xử lý các lệnh gọi hệ thống.
  • Thư viện hệ thống: System Libraries là các chương trình giúp truy cập các tính năng của Kernel
  • Công cụ hệ thống: System Tools là tập hợp các công cụ tiện ích, thường là các lệnh đơn giản giúp người dùng truy cập file, thao tác với thư mục, với dữ liệu,…
  • Công cụ phát triển: Development Tools là những công cụ và thư viện bổ sung giúp các lập trình viên tạo ra các ứng dụng hoạt động trên Linux.
Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Linux Shell là gì?

1 câu trả lời

Linux Shell là một chương trình cung cấp giao diện dành cho người dùng để sử dụng các dịch vụ hệ điều hành. Shell nhận các lệnh mà người dùng nhập vào, đọc và thực hiện chuyển đổi chúng thành thứ mà Kernel (nhân Linux) có thể hiểu được.

Để làm được điều này thì Shell được trang bị một trình thông dịch để thực thi các lệnh mà người dùng nhập vào. Shell được chia thành 2 loại:

  • Command Line Shell: người dùng sử dụng Terminal để thực hiện việc nhập lệnh để shell thực thi, kết quả cũng trả về trực tiếp trên Terminal. Các lệnh được quy định sẵn trong Shell và người dùng bắt buộc phải nhớ chúng
  • Graphical Shells: Linux cung cấp một số Shell thao tác trên GUI (graphical user interface) như đóng mở cửa sổ, hiển thị thông số dưới dạng biểu đồ,…
Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Root là gì? Có các loại chủ sở hữu nào trong Linux?

1 câu trả lời

Root là tên người sử dụng (tài khoản) mặc định có quyền truy cập vào tất cả các lệnh và file trên Linux. Quyền Root dùng để chỉ quyền hạn mà tài khoản root có trên hệ thống, đây là đặc quyền lớn nhất trên hệ thống, có quyền tuyệt đối thao tác với dữ liệu, file, thư mục; ngoài ra còn có quyền cấp và thu hồi quyền truy cập đối với các tài khoản user khác trên hệ thống.

Trong Linux, có 3 loại chủ sở hữu (ownership) được gắn lên mỗi file và thư mục bao gồm:

  • User: Khi người dùng tạo ra file hay folder thì sẽ trở thành chủ sở hữu của file, folder đó
  • Group: một group bao gồm nhiều User có cùng quyền truy cập vào một file hay thư mục. Group sử dụng khi bạn muốn chia sẻ dữ liệu cho một nhóm những người dùng chung và cùng muốn set giá trị quyền truy cập, thao tác, chỉnh sửa lên dữ liệu
  • Other: dùng để chỉ bất kỳ người dùng nào không thuộc 2 đối tượng trên.

Linux quy định 3 chủ sở hữu trên để phân quyền và kiểm soát hành vi của người dùng.

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Permissions trong Linux. Làm sao để thay đổi quyền của file hay thư mục trong Linux?

1 câu trả lời

Permissions hay quyền giúp kiểm soát hành vi của người dùng trong Linux. Mỗi file hay thư mục trong Linux đều có 3 quyền: đọc, ghi và thực thi. Cụ thể là:

  • Quyền đọc: ký hiệu là r – Read cho phép mở file, đọc file; xem danh sách thư mục và file chứa trong 1 thư mục
  • Quyền ghi: ký hiệu là w – Write cho phép sửa nội dung file; thêm, xóa hay đổi tên các file trong thư mục
  • Quyền thực thi: ký hiệu là x – Execute cho phép chạy file
  • Trường hợp không có quyền nào thì Linux sẽ hiển thị ký hiệu –

Để xem được quyền của file hay thư mục, chúng ta sử dụng lệnh: “ls – l”

Để thay đổi quyền truy cập vào 1 file hay folder chúng ta sử dụng lệnh: “chmod ”. Trong đó permissions-number sẽ có 3 chữ số với ý nghĩa lần lượt từ trái sang phải là quyền của user, quyền của group và quyền của others.

Kĩ sư Lập trình Linux được hỏi... 19/06/2023

Trình soạn thảo Vi trong Linux

1 câu trả lời

Trình soạn thảo Vi là một trong những cách phổ biến nhất để người dùng thao tác chỉnh sửa nội dung file trong Linux, nó được ưu chuộng bởi việc nhẹ, chiếm ít tài nguyên và mặc định có sẵn trong các hệ điều hành Linux. Phiên bản nâng cấp của Vi là Vim – Vi Improved. Một số lệnh cơ bản khi thao tác với Vi

  • Chế độ soạn thảo: Vi cung cấp 2 chế độ, chạy command để người dùng thao tác các lệnh tìm kiếm, thay thế, xóa,… và chế độ nhập văn bản (insert mode) thao tác trực tiếp với nội dung file. Để chuyển đổi giữa 2 chế độ chúng ta sử dụng phím i, a, o hoặc Insert để nhập văn bản và Esc để về chế độ command
  • vi cho việc mở file nếu đã tồn tại, hoặc tạo mới nếu file chưa tồn tại và mở nó lên
  • :q cho việc thoát chế độ văn bản, nếu muốn thoát mà không lưu chúng ta thêm !
  • :w cho việc lưu file. Để lưu và thoát chúng ta kết hợp :wq
  • yy cho việc sao chép dòng hiện tại, p cho việc dán bản sao vào vị trí con trỏ, dd thực hiện việc xóa dòng
Đang xem 21 - 40 trong 82 câu hỏi phỏng vấn