Câu hỏi phỏng vấn Kiến trúc sư

0 Các câu hỏi phỏng vấn Kiến trúc sư được chia sẻ bởi các ứng viên

Câu hỏi phỏng vấn Kiến trúc sư về chuyên môn

Câu 1: Hãy kể về một dự án thiết kế thành công nhất của bạn. Bạn đã làm gì để đạt được thành công đó?

Câu hỏi này là cơ hội để bạn thể hiện bản thân và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên tiềm năng nhất. Hãy kể tên dự án, dự án đó thành công như thế nào và quan trọng nhất là vai trò của bạn trong đó. Bạn cũng đừng quên kể ra những kiến thức, kỹ năng mà bạn đã tích lũy được sau khi hoàn thành công việc.
Gợi ý trả lời: "Đối với một thiết kế kiến trúc cho công trình lớn, Kiến trúc sư không thể tự hoàn thành một mình. Trong khi đó, những công trình nhỏ có thể làm độc lập thì chưa chắc thể hiện được phong cách cũng như năng lực. Với tôi, dự án thiết kế thành công khác là [tên tòa nhà nào đó nếu có] tôi làm cùng 3 Kiến trúc sư khác. Mặc dù lúc ấy tôi mới chỉ có 3 năm trong ngành nhưng đã tham gia trực tiếp vào thiết kế tổng thể và định hình phong cách tòa nhà. Tôi học được rằng sức sáng tạo là vô tận và làm việc teamwork là một kỹ năng không thể thiếu".

Câu 2: Với thang điểm từ 1 - 10 thì kỹ năng Revit/AutoCAD/Sketchup của bạn đang ở mức mấy? Tại sao bạn lại khẳng định như vậy?

Cho dù kỹ năng của bạn đang ở đâu thì bạn cũng cần phải đưa ra một câu trả lời thật trung thực. Đã có rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn rằng ứng viên nói rằng họ là chuyên gia để được trúng tuyển và đến khi được giao việc thì lại bị phát hiện ra là chẳng biết gì. Vì thế, hãy cứ trung thực và thể hiện quyết tâm học hỏi thay vì "chém gió" rồi bị phát hiện ngay khi nhà tuyển dụng đưa ra bài test AutoCAD khi đi phỏng vấn.
Gợi ý trả lời: "Dân thiết kế nói chung và thiết kế kiến trúc nói riêng không thể không biết và thành thạo các phần mềm thiết kế. Tôi đã thành thạo AutoCAD và Sketchup từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu để chấm điểm, tôi có thể cho mình 9 điểm. Những thiết kế khi còn là sinh viên và trong 2 năm sau khi tốt nghiệp của tôi là minh chứng cho việc tôi hoàn toàn có khả năng hoàn thành dựa vào các phần mềm này".

Câu 3: Bạn ngưỡng mộ kiến trúc sư nào nhất? Người này có tạo nên ảnh hưởng gì đối với thói quen và phong cách làm việc của bạn hay không?

Với câu hỏi này, bạn sẽ có cơ hội thể hiện vốn kiến thức nền của mình. Nhà tuyển dụng cũng sẽ hiểu rõ hơn về phong cách và thói quen làm việc của bạn; từ đó định hình nên những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty.
Gợi ý trả lời: "Có lẽ Kiến trúc sư nào cũng có một (vài) người mà mình ngưỡng mộ. Với tôi, Kiến trúc sư tôi thích nhất là [tên của một kiến trúc sư Việt Nam hoặc nước ngoài]. Tôi thích phong cách thiết kế của ông trong các công trình nổi bật như [tên công trình]. Ngoài ra, sự chuyên nghiệp, nghiêm túc và tâm huyết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tôi. Tôi hy vọng trong tương lai, bản thân tôi có thể sáng tạo ra những thiết kế kiến trúc nổi bật, lưu danh như thế".

Câu 4: Nếu như bạn được giao nghiên cứu hoặc thiết kế trong một lĩnh vực mà bạn chưa hề có kinh nghiệm, bạn sẽ làm gì để hoàn thành nhiệm vụ?

Kiến trúc sư thường không chuyên về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Họ cần phải liên tục học hỏi, nghiên cứu các ý tưởng và phương pháp mới. Do đó, khi được giao một dự án ngoài tầm hiểu biết của mình, hãy khẳng định bạn sẵn sàng đảm nhiệm công việc, sẽ làm việc chăm chỉ hơn để tìm tòi các phương pháp mới phù hợp và có thể xin hỗ trợ từ cấp trên hoặc người có kiến thức chuyên môn khi cần thiết.
Gợi ý trả lời: "Ngay cả những Kiến trúc sư đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cũng không mấy người tự tin rằng mình đã biết được tất cả trong lĩnh vực rộng lớn này. Với tôi, tôi nhận thức rõ ràng rằng mình còn rất nhiều thiếu sót và phải luôn học hỏi để nâng cao tay nghề. Nếu phải tiếp xúc với một khía cạnh mới, tôi sẽ không hoảng hốt mà bình tĩnh tìm hiểu, thử nghiệm những gì có thể, nếu vẫn không có kết quả như ý tôi sẽ nhờ đến sự giúp đỡ vì tất cả đều nhằm hướng tới mục tiêu chung là hài lòng khách hàng và phát triển công ty".

Câu 5: Khi gặp phải khách hàng khó tính, liên tục đòi thay đổi thiết kế, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Về nguyên tắc khách hàng là thượng đế và bạn sẽ phải đáp ứng các yêu cầu của họ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn cần thống nhất từ trước với khách hàng về các điều kiện trước khi tiến hành thiết kế. Các thỏa thuận này nên được lập thành văn bản và được khách hàng ký xác nhận.

Trên thực tế, nếu khách hàng yêu cầu bạn thay đổi thiết kế để làm mọi thứ rõ ràng hơn thì bạn nên đáp ứng họ. Tuy nhiên, nếu các thay đổi đó quá lớn, có thể ảnh hưởng đến tính an toàn của dự án thì bạn nên tìm cách thuyết phục họ. 

Bạn hãy khéo léo trả lời câu hỏi này để cho nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề của bạn.

Câu 6: Bạn có bí quyết nào để cân bằng giữa tính thực tế và tính thẩm mỹ? 

Đôi khi sẽ xảy ra sự bất đồng quan điểm giữa khách hàng và Kiến trúc sư về tính thẩm mỹ và thực tế. Với nhà tuyển dụng cũng vậy.

Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên nhắc đến những lợi ích sau khi công trình được đưa vào sử dụng. Chẳng hạn bạn có thể nói rằng bạn sẽ ưu tiên sự đơn giản, chỉ khi nào khách hàng yêu cầu bạn mới đưa ra các chi tiết phức tạp hơn, vì nó có thể lỗi thời sau một vài năm sử dụng.

Câu 7: Nếu cấp trên yêu cầu bạn làm gì đó mà bạn không đồng ý thì bạn sẽ làm gì? 

Một số công ty rất coi trọng việc đóng góp ý kiến của nhân viên. Vì vậy nhà tuyển dụng muốn dùng câu hỏi này để đánh giá xem bạn có phải người có chính kiến riêng và có khả năng xử lý tình huống hay không. 

Trong quá trình làm việc, nếu bạn không đồng ý điều gì đó về vấn đề công việc với cấp trên thì bạn nên thẳng thắn trao đổi với họ. Một người quản lý sáng suốt chắc chắn sẽ nhận ra lợi hại trong những gì bạn chia sẻ. Tuyệt đối đừng to tiếng trong cuộc họp hay khi sếp đang nổi giận.

Trong trường hợp yêu cầu của cấp trên không đúng với những chính sách và quy định của công ty, bạn nên từ chối.

Câu 8: Hãy miêu tả quy trình làm việc của bạn? Bạn có hình dung được mình sẽ làm gì nếu trúng tuyển vị trí Kiến trúc sư này hay không?

Bạn hãy nắm bắt cơ hội này để thể hiện khả năng tư duy, các kỹ năng và cách sắp xếp, lên kế hoạch công việc của mình. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn chính là ứng viên phù hợp với vị trí họ đang tuyển.

Bí kíp trả lời câu hỏi này là bạn hãy mô tả chi tiết kế hoạch làm việc của bạn. Bạn sẽ sắp xếp công việc ra sao, tiêu chí ưu tiên công việc của bạn là gì. Đồng thời bạn cần giải thích lý do vì sao bạn lại làm như vậy cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Bạn hãy khéo léo thể hiện sự thông minh qua quy trình làm việc khoa học, hiệu quả để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Tuy rằng không ai có thể biết chính xác nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì khi phỏng vấn vị trí kiến trúc sư. Nhưng bằng cách chuẩn bị thật tốt và rèn luyện 16 câu hỏi phỏng vấn Kiến trúc sư phổ biến trên đây, chắc chắn bạn sẽ thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn. Chúc bạn thành công và có được công việc mình yêu thích.

Lưu ý khi phỏng vấn Kiến trúc sư

Chuẩn bị kiến thức và kỹ năng

Đảm bảo rằng bạn đã nắm vững kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kiến trúc. Cập nhật thông tin về xu hướng mới, công nghệ và quy định pháp lý liên quan đến ngành nghề.

Nghiên cứu về công ty và dự án

Tìm hiểu về công ty mà bạn đang phỏng vấn và các dự án mà họ đã thực hiện. Hiểu rõ về triết lý thiết kế và phong cách làm việc của công ty để có thể đưa ra những câu trả lời phù hợp.

Chuẩn bị portfolio

Đặc biệt quan trọng trong ngành kiến trúc, hãy chuẩn bị một portfolio chứa các dự án và sản phẩm kiến trúc mà bạn đã tham gia hoặc hoàn thành. Đảm bảo rằng portfolio của bạn thể hiện rõ ràng và chất lượng công việc của bạn.

Kỹ năng mềm

Kiến trúc sư không chỉ cần có kiến thức chuyên môn, mà còn cần có kỹ năng mềm tốt như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề. Tự tin thể hiện những kỹ năng mềm này trong quá trình phỏng vấn.

Trả lời câu hỏi một cách cụ thể

Trong quá trình phỏng vấn, hãy trả lời câu hỏi một cách cụ thể và minh bạch. Sử dụng ví dụ và kinh nghiệm của bạn để minh họa khả năng và thành tựu của mình.

Hỏi và tương tác

Hãy chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi về công ty, dự án hoặc vị trí công việc. Điều này cho thấy sự quan tâm và tương tác tích cực của bạn.

Tự tin và chuyên nghiệp

Thể hiện sự tự tin và chuyên nghiệp trong suốt quá trình phỏng vấn. Dẫn chứng bằng cách nói chuyện một cách rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ chuyên môn và duy trì liên lạc mắt với người phỏng vấn.

Sẵn sàng đối mặt với thử thách

Sẵn sàng đối mặt với các bài tập hoặc thử thách liên quan đến kiến trúc trong quá trình phỏng vấn. Thể hiện sự linh hoạt và khả năng xử lý vấn đề trong các tình huống thực tế.

Hiểu về quy trình làm việc

Cố gắng hiểu về quy trình làm việc và phong cách làm việc của công ty. Sẵn sàng thích nghi và đóng góp vào quy trình làm việc hiện tại.

Câu hỏi phỏng vấn

1900.com.vn đang cập nhật...