Câu hỏi phỏng vấn Nhà báo
Ngành báo là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Đây là một nghề nghiệp thú vị với mức thu nhập hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, song cũng không ít áp lực. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn nhà báo thường gặp.
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí nhà báo
Theo bạn, nhà báo là gì?
Nhà báo là những người làm công việc đưa tin chuyên nghiệp, họ có nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin, sau đó xác minh tính xác thực của thông tin, đánh giá thông tin để đảm bảo tính đúng của thông tin. Nhà báo sẽ đi lấy các thông tin hàng ngày, hàng giờ để cung cấp các tin tức nóng hổi cho dư luận thông qua các loại hình báo giấy, truyền hình phát thanh…Là một trong những nghề nhạy cảm nhất của xã hội từ xưa tới nay, vừa đóng vai trò chính trị - văn hóa - xã hội, vừa phản ánh nhiều hiện trạng đời sống con người.
Vì sao bạn muốn trở thành nhà báo?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực viết lách. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí nhà báo là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”
Nhà báo làm công việc gì?
Để trở thành một nhà báo giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:
“Với trọng trách đảm nhận việc tăng thu nhập và lợi nhuận chính của tòa soạn, một nhà báo sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.
Phóng viên
- Phóng viên là công việc của một bộ phận trong các cơ quan báo chí. Phóng viên làm các công việc như đi săn tin, quay phim, chụp ảnh, viết tin… Những người làm công việc phóng viên sẽ có nhiệm vụ xây dựng đề cương báo chí, thực hiện viết các tin tức theo sự phân công của cấp trên (Ở đây là Trưởng ban biên tập) và chịu trách nhiệm về những tin tức và bài viết mà mình viết ra.
- Trong lĩnh vực phóng viên, các bạn còn được chia làm 2 lĩnh vực khác nhau đó là Phóng viên thường trú và phóng viên ảnh:
Phòng viên thường trú
- Là đại diện có thẩm quyền trong một khoảng thời gian nhất định của một tòa soạn báo, hãng truyền hình, đài phát thanh… tại một địa bàn trong hay ngoài nước để có thể theo dõi, phản ánh một cách kịp thời những thông tin, sự kiện cũng như những vấn đề xảy ra trên địa bàn mà phóng viên đang cư trú để đưa tin tức lên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Để làm tốt nhiệm vụ được giao, các phóng viên thường trú ngoài những kiến thức chuyên ngành thành thạo về ngôn ngữ khác nhau… các phóng viên thường trú còn cần phải có sự am hiểu về địa bàn đang tìm hiểu: địa hình, văn hóa, bản sắc, phong tục tập quán, truyền thống, lịch sử, pháp luật…
Phóng viên ảnh
- Là những người phụ trách ghi lại, xử lý các hình ảnh… trong các cơ quan báo chí, các phóng viên ảnh được đào tạo nghiệp vụ báo chí, có chuyên môn cũng như kỹ thuật về ảnh để có thể chụp những bức ảnh có ý nghĩa, chất lượng, mang đậm chất thông tin báo chí.
Biên tập viên
- Biên tập viên sẽ khai thác các nguồn tài liên, tin tức, các bài viết, các đề tài… theo các định hướng và kế hoạch của tòa soạn báo. Người biên tập viên nâng cao chất lượng về nội dung, chịu trách nhiệm về nội dung cũng như các bản thảo, đưa ra nhận xét về kỹ thuật, hình thức trình bày, tính thẩm mỹ của bài báo…
Thư ký tòa soạn
- Thư ký tòa soạn là một trong những địa diện, là cánh tay phải của tổng biên tập các tòa soạn báo, đứng sau tổng biên tập và phó tổng biên tập. Thư ký tòa soạn là người có nghiệp vụ, trình độ và chuyên môn giỏi trong lĩnh vực báo chí, có kinh nghiệm làm việc trong nghề báo, có sự nhạy cảm với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội.
- Đồng thời, Thư ký tòa soạn phải am hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan để tạo ra được một tin bài chất lượng như: hiểu rõ quy trình làm báo, viết báo, am hiểu các lỗi kỹ thuật, mà ma két, đính chính các lỗi trên mặt báo ngay khi xuất hiện.
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một nhà báo.
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn nhà báo về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành Báo như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
hiện tại các điểm kiểm soát quan trọng để đảm bảo rằng quy trình sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng.
Quy trình sáng tạo ấn phẩm báo chí gồm các bước nào ?
Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế
Việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tế sẽ giúp bài báo của các bạn theo kịp thời cuộc, thu hút người đọc và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người đọc.
Xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề
Đề tài có thể do người chịu trách nhiệm nội dung nêu ra nhưng cũng có khi bản thân phóng viên phải tự tìm kiếm. Có thể tìm kiếm đề tài đang hot hoặc trong thực tiễn liên quan tới đời sống của nhân dân.
Thu thập và khai thác thông tin
Sau khi đã xác định được đề tài để viết, chúng ta cần phải tập hợp các thông tin liên quan đến đề tài, ví dụ như:
- Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, Internet.
- Các kết quả có được từ các đơn thư gửi về tòa soạn, các cuộc phỏng vấn, thực địa, điều tra
Thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức
Đây là bước chiếm nhiều công sức nhất trong quá trình làm một bài báo. Nhà báo cần phải tiến hành: Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá… Sau đó nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin, những kết quả có được, những ý tưởng của mình. Tiếp theo sẽ sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại cho phù hợp.
Duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành
Đây là khâu khó nhất. Trong phần này, tổng biên tập sẽ đọc phần giới thiệu ngắn về bài báo, xem bài có chất lượng, nội dung phù hợp không. Dù là giai đoạn khó nhưng với nhiều nhà báo, đây là khâu hấp dẫn bởi nó quyết định bài báo có được đăng hay không. Sau đó nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đặt ra thì bài báo sẽ được xuất bản.
Kiểm duyệt là khâu hấp dẫn bởi nó quyết định bài báo có được đăng hay không
Lắng nghe thông tin phản hồi
Nhận ý kiến phản biện, tác giả cần phải giải trình. Nếu thông tin sai thì cần phải đính chính lại cho đúng.
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí nhà báo
Với những gói công việc cũng như những kỹ năng cần thiết của một nhà báo như trên, vậy ai sẽ thật sự phù hợp với công việc này?
Có thể nói, nhà báo có yêu cầu cao về bằng cấp và đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy thế, họ vẫn cần phải sở hữu những tố chất dưới đây để dễ dàng thực hiện công việc này, đó là:
- Năng động, sáng tạo.
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc ổn thỏa.
- Sức khỏe ổn định.
- Người thích giao tiếp, làm việc với con người.
- Cẩn trọng, chi tiết; song cũng cần cái nhìn bao quát.
- Là người nhạy cảm trước những rủi ro tiềm tàng.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn nhà báo sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và cớ mức lương “khủng”, nhưng thực sự, nghề nhà báo như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?
Câu hỏi phỏng vấn
Chủ đề yêu thích của bạn để viết về là gì?
↳
Một số lý do có thể khiến người phỏng vấn có thể hỏi một ứng viên báo chí về các chủ đề yêu thích của họ để viết bao gồm:
- Để đánh giá sở thích và lĩnh vực chuyên môn của ứng viên. Nếu một ứng viên đam mê một chủ đề cụ thể, họ có khả năng tạo ra chất lượng công việc tốt hơn.
- Để xem sở thích của ứng viên có phù hợp với trọng tâm của ấn phẩm hay không. Chẳng hạn, sẽ không hợp lý nếu thuê một ứng viên quan tâm đến việc viết về thời trang để làm việc cho một tạp chí tự nhiên.
- Nhận xét phong cách viết của thí sinh. Một ứng viên viết về các chủ đề yêu thích của họ một cách hấp dẫn và thú vị có khả năng trở thành một nhà báo thành công.
Ví dụ: “Có một vài chủ đề mà tôi thực sự thích viết về. Một là văn hóa đại chúng và tin tức về người nổi tiếng. Tôi thích theo dõi những xu hướng mới nhất trong thời trang và giải trí, và viết về chúng luôn rất thú vị. Một chủ đề khác mà tôi thích viết là du lịch. Tôi thích tìm hiểu về những địa điểm mới và chia sẻ kinh nghiệm của mình với những người khác. Và cuối cùng, tôi cũng thích viết về tài chính cá nhân và quản lý tiền bạc. Tôi nghĩ điều quan trọng là mọi người được thông báo về các vấn đề tài chính và tôi thích giúp người khác tìm hiểu thêm về chủ đề này.”
Làm thế nào để bạn tìm kiếm nguồn cho những bài báo của bạn?
Làm thế nào để bạn biết khi nào bạn có đủ thông tin để viết một câu chuyện?