Phương pháp quan sát | Nhập môn Khoa học xã hội và nhân văn | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm, các hình thức quan sát và ưu nhược điểm của hình thức quan sát. Câu hỏi ôn tập học phần Nhập môn Khoa học xã hội và nhân văn giúp bạn ôn tập, củng cố kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi cuối kì.

PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

1. Khái niệm

Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật trực tiếp, là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi, cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.

2. Đặc điểm 

  • Đa dạng về năng lực hay trình độ (do đối tượng quan sát là hoạt động phức tạp của một cá nhân, hay một tập thể)
  • Thông qua lăng kính chủ quan của “cái tôi” ngay cả khi sử dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát (do chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên có trình độ, kinh nghiệm, thế giới quan, cảm xúc tâm lí khác nhau)
  • Chịu sự chi phối của quy luật ảo giác, tri giác trong hoạt động nhận thức
  • Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý thông tin của người nghiên cứu, do đó cần được chọn lọc theo tiêu chuẩn nhất định
  • Phương pháp quan sát thường kết hợp với trắc nghiệm, thực nghiệm

3. Các hình thức quan sát. Các bước cơ bản của phương pháp quan sát.

Các hình thức quan sát:

  • Quan sát tự nhiên – Quan sát có kiểm soát
  • Quan sát công khai – Quan sát không công khai (bí mật)
  • Quan sát trực tiếp – Quan sát gián tiếp
  • Quan sát có chuẩn bị - Quan sát không chuẩn bị
  • Quan sát một người – Quan sát một nhóm người
  • Quan sát một lần – Quan sát một nhóm người (quan sát liên tục, định kỳ, chu kỳ)
  • Quan sát do con người – Quan sát bằng thiết bị

Các bước cơ bản của phương pháp quan sát:

Bước 1. Xác định đối tượng, mục đích quan sát: Quan sát đối tượng nào? Quan sát để làm gì?

Bước 2. Xác định nội dung, phương pháp quan sát: Quan sát cái gì? Quan sát như thế nào và bằng cách nào?

Nội dung thể hiện qua việc lựa chọn mẫu quan sát, số lượng mẫu, định thời điểm quan sát và độ dài thời gian quan sát.

Căn cứ vào quy mô của đề tài và độ phức tạp của mẫu mà quyết định phương pháp, phương tiện quan sát.

Bước 3. Lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát: thiết kế bảng yêu cầu các nội dung cụ thể khi đi quan sát

Phiếu quan sát:

  • Đối tượng, địa chỉ, ngày giờ, người quan sát
  • Yêu cầu ghi chép, thu hình cụ thể (người quan sát có thể đo, đếm, ghi bằng số, bằng chữ “có” hoặc “không”, câu hỏi bổ sung xác minh, làm rõ một số thông tin có thể chưa được rõ khi quan sát)

Bước 4. Tiến hành quan sát:

Quan sát trong hoàn cảnh tự nhiên: hoàn cảnh đang có thường ngày

Quan sát bằng cách dựng tình huống bất thường: trong các hoạt động được tổ chức có định hướng, qua đó đối tượng tự bộc lộ bản chất rõ ràng hơn

- Ghi chép kết quả: phiếu in sẵn, biên bản, nhật ký, theo thời gian, không gian, điều kiện; ghi âm, chụp ảnh, quay phim

- Kiểm tra lại kết quả: trò chuyện với những người tham gia, sử dụng các tài liệu khác có liên quan; người có trình độ cao hơn quan sát lại

Bước 5. Xử lý kết quả quan sát: Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã hóa, phân tích để đi đến một nhận định khoa học

4. Một số phương pháp quan sát

- Quan sát tham dự - Quan sát không tham dự:

  • Quan sát tham dự: người nghiên cứu tham gia vào nhóm đối tượng quan sát
  • Quan sát không tham dự: người nghiên cứu không tham gia vào nhóm đối tượng mà
    đứng ngoài quan sát

- Quan sát không cấu trúc – Quan sát có cấu trúc:

  • Quan sát không cấu trúc: quan sát linh hoạt, thăm dò, mô tả hành vi, đề mục dần dần được hình thành trong quá trình quan sát – định tính
  • Quan sát có cấu trúc: quan sát hành vi, đề mục được xác định từ trước – định lượn

- Tự quan sát – Quan sát người khác:

  • Tự quan sát: quan sát bản thân mình; người quan sát vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quan sát.
  • Quan sát người khác: chủ thể nghiên cứu quan sát người khác

- Các phương pháp quan sát tham dự: Là phương pháp đặc thù cho KHXH&NV, được các ngành dân tộc học, xã hội học sử dụng rỗng rãi, phổ biến; điền dã văn hóa thuộc về loại hình phương pháp này

  • Quyết định mục tiêu nghiên cứu
  • Quyết định nhóm đối tượng khảo sát
  • Thâm nhập vào nhóm đối tượng khảo sát
  • Quan hệ với các đối tượng nghiên cứu
  • Tiến hành nghiên cứu bằng quan sát và ghi nhận trên thực địa
  • Giải quyết những trường hợp có thể gây khó khăn như khi có va chạm với các đối tượng khảo sát
  • Rời khỏi cuộc khảo sát
  • Phân tích các dữ liệu
  • Viết báo cáo trình bày kết quả thu được

5. Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát

Ưu điểm 

  • Trong thu thập dữ liệu ứng xử không lời: Ghi nhận những ứng xử xảy ra trực tiếp, trong hoàn cảnh tự nhiên Cho phép nghiên cứu đối tượng sống động, toàn diện, không gò bó, ít phản ứng từ đối tượng
  • Có lợi thế trong nghiên cứu thăm dò gợi ý cho người nghiên cứu những ý tưởng thích hợp Với quan sát tham dự trong thời gian dài, có thể tạo quan hệ thân mật, gần gũi để thông hiểu đối tượng từ bên trong
  • Kỹ thuật quan sát không bị bó buộc bởi tổ chức cơ cấu chặt chẽ, tạo điều kiện cho người nghiên cứu chủ động, linh hoạt
  • Quan sát đôi lúc là phương pháp duy nhất thích hợp với một số đối tượng (ví dụ: trẻ em)

Hạn chế

  • Thông tin thu được có thể chỉ mang tính bề ngoài của đối tượng, hiện tượng
  • Nếu không có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật, thì chỉ có khả năng quan sát một không gian giới hạn
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của chủ thể quan sát
  • Quy mô nhỏ, cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ
  • Dữ liệu quan sát có định lượng, khó xây dựng thang đo và tổng hợp kết quả điều tra
  • Chỉ quan sát đối tượng trong hiện tại, không thể biết những đặc điểm đối tượng trong quá khứ

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm giảng viên khoa xã hội nhân văn

Việc làm cộng tác viên vận hành lớp học

Mức lương của giáo viên mầm non

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!