1. Professional goals là gì?
Professional goals hay mục tiêu là những ý tưởng nằm trong suy nghĩ hoặc được đề ra thành một kế hoạch cụ thể nào đó của một cá nhân hay tập thể. Trong đó có thời hạn hoàn thành, các việc cần làm trong một thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. Và đặc biệt là xác định những nỗ lực cần có để đạt được mục tiêu đó.
Chúng ta thường nghe nhiều đến mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Vậy nên hiểu như thế nào về 2 loại mục tiêu này?
Mục tiêu ngắn hạn
Đây là mục tiêu hoàn thành trong một thời gian ngắn, ví dụ cố gắng làm việc để nhận tiền thưởng cuối tháng. Đặc điểm của mục tiêu ngắn hạn là không có thời gian cụ thể, bạn có thể đạt được hoặc không đạt được trong một thời gian nào đó. Và người ta có thể đo lường mục tiêu ngắn hạn bằng thời gian một ngày hoặc 1 tháng trong tổng thể của một kế hoạch dài hạn.
Mục tiêu dài hạn
Đây là những dự định về một kế hoạch kéo dài khoảng 5-10 năm. Trong đó có thể sẽ có những mục tiêu ngắn hạn cần đạt được và đặc biệt là những mục tiêu này khá rõ ràng thể hiện thành quả lao động của bản thân. Chẳng hạn như bạn đề ra kế hoạch trong vòng 5 năm sẽ trở thành trưởng một bộ phận trong doanh nghiệp. Và rồi bạn cần phải trải qua quá trình 3 tháng để thử việc, khoảng 2-3 năm ở chân trợ lý và mất 1-2 năm để ứng tuyển vị trí trưởng bộ phận.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Tại sao phải đề ra mục tiêu?
Mục tiêu vốn dĩ là một điều chưa xảy ra và chúng ta không thể nắm bắt chắc chắn trong tay.
Vậy thì tại sao chúng ta phải thiết lập mục tiêu?
Mục tiêu giúp tạo ra ước mơ
Rất nhiều người thường ú ớ với những ước mơ của mình vì họ chẳng có một ước mơ nào cụ thể. Hoặc là mọi thứ quá xa rời thực tế hoặc là không có cách nào để đạt được ước mơ.Tất cả là do chúng ta đã không lập ra kế hoạch và mục tiêu để hành động mà mọi thứ cứ đi trong một vòng luẩn quẩn, đụng đâu đánh đó.
Mục tiêu giúp định hướng thực hiện
Không có mục tiêu thì chắc chắn bạn sẽ không thể tạo ra một kế hoạch thực hiện hoàn chỉnh. Mọi thứ cứ tùy hứng và không có thời gian hoàn thành cho những mục tiêu dài hạn. Kể cả những mục tiêu ngắn hạn thì chúng ta cũng không có cách nào sắp xếp ổn thỏa để thực hiện. Điều này làm mọi người thường bị mất phương hướng trong công việc của mình.
Mục tiêu giúp khẳng định những nỗ lực
Hệ quả của mục tiêu chính là hành động mà khi đã thực hiện thì chắc rằng các bạn sẽ đạt được một điều gì đó. Điều này là sự khẳng định cho mọi nỗ lực mà chúng ta đã cố gắng để thực hiện. Khi nhìn thấy được kết quả cho những mục tiêu ngắn hạn lại tạo thêm một niềm tin vững chắc để mọi người hướng đến mục tiêu dài hạn xa hơn.
Mục tiêu giúp linh hoạt trong việc lựa chọn
Khi bạn quyết tâm trở thành một chuyên viên thiết kế những điểm xuất phát lại bắt đầu từ một vị trí biên tập nội dung. Chắc chắn bạn sẽ không ngồi đấy mà mải mê với việc tạo ra con chữ mà thay vào đó là linh hoạt tìm kiếm cơ hội để nhảy việc và cố gắng đi đúng định hướng ban đầu.
Đọc thêm: Quản lý mục tiêu cá nhân là gì? 5 mẫu template hỗ trợ quản lý mục tiêu cá nhân
3. 6 bước xây dựng mục tiêu chuyên nghiệp trong công việc
Thiết lập mục tiêu là quá trình xác định các mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được và lập kế hoạch thực hiện. Dưới đây là các bước để thiết lập mục tiêu:
Xác định mục tiêu rõ ràng, chính xác
Bạn cần xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Một mục tiêu không rõ ràng sẽ rất khó để đạt được. Hãy đặt câu hỏi cho chính bạn, ví dụ như “Tôi muốn đạt được gì?” hoặc “Tôi muốn điều gì xảy ra?”
Đo lường mục tiêu
Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần đo lường nó. Bạn phải biết rõ được cách đo lường để đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, bạn cần đo lường số lượng calo bạn tiêu thụ và số lượng calo bạn đốt cháy trong ngày.
Thiết lập mục tiêu thực tế
Mục tiêu phải thực tế và khả thi thì mới đạt được. Bạn cần phải xem xét những rào cản, thách thức có thể xuất hiện và đảm bảo rằng mục tiêu của bạn không quá khó hoặc quá dễ để đạt được.
Thiết lập thời gian
Mục tiêu cần phải có thời gian cụ thể để thực hiện và hoàn thành. Bạn cần phải đặt một mốc thời gian để theo dõi tiến độ của mình và đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng.
Lập kế hoạch và hành động
Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần lập kế hoạch và hành động để đạt được chúng. Hãy liệt kê các bước cụ thể mà bạn sẽ thực hiện, đồng thời lên kế hoạch cho từng bước.
Theo dõi và đánh giá tiến độ
Bạn cần theo dõi và thường xuyên đánh giá tiến độ của mình để điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng bạn đang tiến đến mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả.
Đọc thêm: Bucket List là gì? 5 bước xây dựng danh sách mục tiêu
4. Nguyên tắc của kỹ năng xác định mục tiêu
Mục tiêu mang lại động lực
Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ khi xác định mục tiêu là đảm bảo rằng bạn thật sự hứng thú và muốn đạt được nó.
Bạn cần vạch ra cho mình những giá trị có được khi hoàn thành mục tiêu đó. Vì chúng sẽ mang lại nguồn động lực, tiếp sức cho ý chí quyết tâm thực hiện những mục tiêu phía trước của mình mà không bị xao nhãng.
Mục tiêu đáp ứng được mô hình SMART
Nếu quan tâm đến kỹ năng xác định mục tiêu, chắc hẳn bạn đã nghe qua về mô hình SMART.
SMART viết tắt từ các chữ cái tiếng Anh đầu tiên của năm yếu tố quan trọng tạo nguyên tắc này, bao gồm:
- S – Specific: tính cụ thể
- M – Measurable: có thể đo lường được
- A – Attainable: tính khả thi
- R – Relevant: liên quan
- T – Time-bound: khung thời gian
Bên cạnh, kế hoạch thực thi được xây dựng dựa trên mô hình này cũng giúp bạn vạch ra những phương án hiệu quả và khả thi nhất.
Đặt mục tiêu ở nơi dễ nhìn thấy
Trong quá trình thực hiện mục tiêu, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gây xao nhãng và lãng phí thời gian. Vì vậy, luôn cần nhắc lại chúng liên tục trong tâm trí để tạo động lực thực hiện.
Bạn có thể viết mục tiêu và những lợi ích đạt được khi hoàn thành nó lên giấy một cách rõ ràng, đi kèm với những câu khích lệ bản thân.
Sau đó, dán chúng ở những nơi thường thấy như góc học tập, bàn làm việc, màn hình máy tính, v.v.
Đọc thêm: Làm thế nào để viết mục tiêu nghề nghiệp hay, ấn tượng cho sinh viên 2023
Lên kế hoạch thực hiện
Nguyên tắc cuối cùng và cũng quan trọng nhất của kỹ năng xác định mục tiêu là có kế hoạch hành động cụ thể. Xây dựng kế hoạch cụ thể cần có để xác định mục tiêu. Nó sẽ là “kim chỉ nam” để bạn làm theo, cho phép bạn có cái nhìn tổng thể về việc hiện thực hóa mục tiêu và xác định được chính xác các nhiệm vụ bản thân cần ưu tiên theo từng giai đoạn cụ thể.
Việc đặt ra mục tiêu chính là một việc cần thiết khi muốn làm một điều gì đó. Hi vọng với bài viết trên mà 1900 - tin tức việc làm cung cấp, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống.