Máy chủ là gì? Phân loại máy chủ phổ biến nhất hiện nay

Trong thời kì kỉ nguyên số như hiện nay, để duy trì, vận hành tốt một hệ thống công nghệ thông tin thì máy chủ là thứ mà doanh nghiệp không thể không chú ý. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về server nhé !

1. Máy chủ là gì?

Máy chủ (Server) là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Hay nói đơn giản thì máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Và nó được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường Internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên Internet như Website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.

2. Phân loại máy chủ phổ biến nhất hiện nay

Theo phương pháp xây dựng một hệ thống máy chủ

  • Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server): Là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng.
  • Máy chủ ảo (VPS): Là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như máy chủ vật lý đó và chia sẻ tài nguyên từ máy chủ.
  • Máy chủ đám mây (Cloud Server): Là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

Theo chức năng

  • Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu).
  • File servers (máy chủ file, là máy chủ lưu trữ file ví dụ như Dropbox, Google Drive, Microsoft Onedrive).
  •  Mail servers (máy chủ mail ví dụ như Gmail, Yahoo mail, Yandex, Amazon mail service).
  • Print servers (máy chủ in, thường được dùng trong mạng nhỏ của doanh nghiệp).
  • Web servers (máy chủ web để phục vụ người dùng mua hàng như các site Amazon, Taobao, Google shopping, phục vụ người dùng đọc tin tức,...).
  • Game servers (máy chủ trò chơi ví dụ máy chủ phục vụ game Võ Lâm, World of Warcraft, Tru tiên,...).
  • Application servers (máy chủ ứng dụng ví dụ để chạy các phần mềm quản lý ERP, phần mềm CRM trong doanh nghiệp, nhưng Application Server cũng có thể được hiểu chung là máy chủ cung cấp dịch vụ web, mail, file server, database,...).

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Software (Phần mềm) là gì? Đặc điểm và cách tạo phần mềm

3. Mô hình hoạt động của máy chủ 

Mô hình Client – Server được sử dụng phổ biến bởi các máy chủ (Client – Server). Mô hình máy chủ – máy khách là một mô hình mạng máy tính trong đó các máy tính con đóng vai trò là máy khách, gửi các yêu cầu đến máy chủ. Cho phép máy chủ xử lý yêu cầu và trả lại kết quả cho máy khách.

Trong mô hình Client – Server (máy khách – máy chủ), máy chủ chấp nhận tất cả các yêu cầu Internet hợp lệ và sau đó trả kết quả cho máy tính đã gửi yêu cầu. Khi máy tính làm nhiệm vụ gửi yêu cầu đến máy chủ và chờ phản hồi, chúng được coi là máy khách. 

Giao thức là một tập hợp các quy tắc mà cả máy khách và máy chủ phải tuân theo để chúng giao tiếp với nhau. HTTPS, FTP, TCP/IP và các giao thức được sử dụng phổ biến khác tồn tại cho đến ngày nay.

Có thể thấy chỉ khi bạn hiểu nguyên lý hoạt động của máy chủ là gì, bạn mới hiểu tất cả các khách hàng đều phải tuân theo một giao thức do máy chủ cung cấp để lấy thông tin từ nó. Nếu yêu cầu được chấp nhận, máy chủ sẽ thu thập dữ liệu và trả lại cho máy khách yêu cầu. Vì Server luôn sẵn sàng nhận yêu cầu từ Client, chỉ cần Client gửi tín hiệu yêu cầu và Server chấp nhận yêu cầu đó thì Server sẽ trả kết quả cho Client trong thời gian ngắn nhất có thể.

Tài liệu VietJack

4. Tác động của máy chủ đến hoạt động kinh doanh và đời sống

Tác động của máy chủ đến hoạt động kinh doanh

Trong thời đại công nghệ 4.0, tất cả là hoạt động kinh doanh đều dựa trên Internet vì thế website đóng vai trò cung cấp dịch vụ và bán hàng cho khách hàng. Theo sau mỗi trang web đều có dịch vụ lưu trữ trên một máy chủ cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc truy cập của khách hàng. Có thể thấy biết được máy chủ là gì và sử dụng một máy chủ tốt có thể giúp cải thiện độ thân thiện và trải nghiệm người dùng của một trang web.

Tác động của máy chủ đến đời sống

Hiện nay, khi bạn tìm kiếm một cụm từ nào đó trên Google, bạn sẽ tìm thấy hàng trăm, hàng nghìn kết quả tương ứng từ Google một cách nhanh chóng. Điều này chứng tỏ Google có một hệ thống máy chủ vô cùng mạnh giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm những thứ họ cần.

Đọc thêm: Virus (Vi rút) là gì? Tại sao máy lại dính vi rút và cách phòng tránh

5. Các tiêu chí để lựa chọn máy chủ tốt

Hiệu quả

Nếu yêu cầu hiệu suất và tốc độ cao, bạn nên chọn một máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server) để tránh tình trạng nghẽn mạng và nhiều rủi ro khi so sánh với việc sử dụng máy chủ cùng chung tài nguyên (Shared Hosting).

Chi phí

Nếu bạn là cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ mới thành lập, bạn chỉ cần sử dụng các gói Hosting giá rẻ, chẳng hạn như Business Hosting hoặc cho thuê VPS, vì chúng không tốn kém và quản lý đơn giản.

Tính linh hoạt và khả năng nâng cấp mở rộng

Nếu bạn xác định được mục đích sử dụng máy chủ là gì và không quan tâm đến hiệu suất nhưng quan tâm đến tính linh hoạt và quy mô công việc, thuê một VPS là lựa chọn phù hợp vì khả năng chuyển đổi và nâng cấp để đáp ứng lưu lượng truy cập cao hơn.

Bảo mật

Hiện tại, một số công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ đã bổ sung thêm dịch vụ chống tấn công DDoS, và một số dịch vụ lưu trữ được tích hợp công nghệ này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đảm bảo trang web của mình hoạt động trơn tru và không bị xâm hại bởi những kẻ xấu hoặc những kẻ gửi thư rác bạn nên tìm hiểu về công nghệ tấn công DDoS.

Tài liệu VietJack

6. Các câu hỏi thường gặp

Vị trí thích hợp để đặt máy chủ là gì?

Máy chủ và các thiết bị mạng khác thường được lưu trữ trong giá đỡ hoặc nhà kính ở cơ sở kinh doanh hoặc công ty. Bởi vì những khu vực này giúp cách ly máy tính và các thiết bị nhạy cảm với những người không nên tiếp cận chúng.

Tại sao máy chủ phải được bật mọi lúc?

Nếu bạn hiểu vai trò của máy chủ là gì thì bạn sẽ hiểu máy chủ luôn được bật như vậy để cung cấp các dịch vụ được yêu cầu liên tục. Khi máy chủ bị lỗi, nó có thể là một thảm họa cho người dùng mạng và các doanh nghiệp dựa vào dịch vụ. Máy chủ thường được thiết lập cấu hình để có khả năng chịu lỗi nhằm giảm bớt những vấn đề này.

Đọc thêm: Bug (Lỗi phần mềm) là gì? Nguyên nhân và cách Fix lỗi phần mềm

Làm cách nào để kết nối một máy tính khác với máy chủ?

Mạng cục bộ kết nối máy chủ với Switch hoặc Router vị trí của tất cả các máy tính khác trong mạng. Các máy tính khác có thể truy cập máy chủ đó và các tính năng của máy chủ đó khi nó được kết nối với mạng.

Quản lý tốt máy chủ trong các doanh nghiệp, tổ chức, góp phần giúp hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn và giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp. Như vậy,1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Server (Máy chủ). Hy vọng qua bài viết bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!