Startup là gì? Top 13 công ty startup thành công tại Việt Nam

Startup là một thuật ngữ không còn quá xa lạ ở Việt Nam và toàn cầu nói chung. Đặc biệt, Startup dần trở thành một trào lưu cực kỳ hot tại Việt Nam. Vậy Công ty Startup là gì? Top 13 công ty startup nổi tiếng thành thành công tại Việt Nam là gì? Cùng 1900 đi tìm hiểu nhé!

1. Công ty Startup là gì?

Công ty Startup khởi nghiệp là một công ty có quy mô vừa và nhỏ, đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh doanh. Nó được thành lập dựa trên việc triển khai các ý tưởng kinh doanh độc đáo với hy vọng tạo nên sự thay đổi lớn lên thị trường vốn có, từ đó thu về lợi nhuận.

Các công ty startup thường được hình thành bởi sự đồng lòng của 1-3 founder cùng chung ý tưởng và quyết tâm đương đầu với mọi khó khăn và tạo nên một đế chế mới của riêng mình. 

Các startup tuy cũng dựa trên nhu cầu của thị trường nhưng từ đó cung cấp các sản phẩm và giải pháp đầy khác biệt. Họ mong muốn khoan thủng và chiếm lĩnh một mảng thị trường mới, tạo nên một thói quen tiêu dùng mới cho khách hàng.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Startup là gì? Gợi ý TOP 15 mô hình kinh doanh hiệu quả khi khởi nghiệp

2. Đặc điểm của các công ty startup

Nền tảng công ty chưa thực sự vững vàng

Các công ty startup nói chung và các startup ở Việt Nam nói riêng, nhìn chung đều là những doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn đầu của sự nghiệp với quy mô nhỏ và chưa xây dựng được một nền tảng vững chắc.

Cũng chính vì thế mà các doanh nghiệp startup này mọc lên nhanh nhưng sụp đổ cũng nhanh không kém. 

Chủ doanh nghiệp thường còn khá trẻ

Không ai quy định chỉ người trẻ mới được phép startup. Nhưng có lẽ do bản chất hình thành và hướng phát triển của chúng, nên startup thường thu hút hơn đối với người trẻ trong độ tuổi trung bình từ 24 – 28.

Ý tưởng kinh doanh mới mẻ và độc đáo

Ý tưởng kinh doanh chính là cái cốt lõi nhất của các công ty startup. Với thế mạnh của sức trẻ, sự hiểu biết và khả năng tận dụng công nghệ, chưa bàn đến tính khả thi thì các founder của startup thường đem lại bất ngờ. Bất ngờ này đến từ sự sáng tạo đầy hấp dẫn trong các ý tưởng kinh doanh.

Thường gặp khó khăn về vấn đề vốn

Founder của các công ty startup bắt đầu chỉ với ý tưởng kinh doanh độc đáo trong độ tuổi còn khá trẻ. Chính vì thế, họ thường xuyên gặp những khó khăn về vốn do chưa đủ uy tín và thành quả để kêu gọi nhà đầu tư.

Có xu hướng tạo ra các ảnh hưởng mang tầm thế giới

Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa công ty khởi nghiệp và công ty lập nghiệp bình thường. Công ty startup mở ra không chỉ xoay quanh vấn đề tìm kiếm việc sinh lời thông thường.

Với các ý tưởng độc đáo đầy khác lạ so với phần còn lại của thị trường, các startup thành công thường có xu hướng và tham vọng khai phá và chiếm lĩnh một mảng thị trường mới. Từ đó, họ tạo nên sức ảnh hưởng lớn cho cả thị trường trong nước và quốc tế.

3. Ưu điểm và nhược điểm khi làm việc ở Startup

Ưu điểm làm việc ở Startup

Làm việc trong Startup mang lại một số những lợi ích đối với những cá nhân đang muốn tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo. Tìm hiểu xem những lợi thế đó là gì nhé

  • Môi trường làm việc tích cực, năng động: Các công ty khởi nghiệp được biết đến với việc thúc đẩy môi trường làm việc tích cực, sôi nổi. Các nhóm gắn bó chặt chẽ trong các công ty Startup tạo ra cảm giác thân thiết, hợp tác và có cùng một mục đích chung. Văn hóa khởi nghiệp sôi động thúc đẩy giao tiếp cởi mở và ý thức sở hữu, tạo ra bầu không khí tràn đầy năng lượng và mang tính động viên, nơi nhân viên cảm thấy có giá trị và được trao quyền.
  • Tính sáng tạo, linh hoạt: Các công ty khởi nghiệp thúc đẩy văn hóa đổi mới và sáng tạo. Nhân viên được khuyến khích suy nghĩ vượt trội, thách thức sự hiểu biết thông thường và đưa ra các giải pháp độc đáo cho các vấn đề. Ngoài ra, nhân viên có cơ hội đảm nhận nhiều vai trò khác nhau và đảm nhận nhiều trách nhiệm khác nhau ngoài vai trò được chỉ định của họ. Cho phép các nhân viên mở rộng kỹ năng của họ, mở rộng kiến thức và khám phá lĩnh vực mới.
  • Cơ hội phát triển nhanh chóng: Trong môi trường Startup, nhân viên thường có cơ hội đảm nhận những trách nhiệm quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Quy trình cũng sẽ rút gọn đi, ý kiến của nhân viên cũng được lắng nghe và triển khai một cách trơn tru nếu không có vấn đề phát sinh.

Nhược điểm làm việc ở Startup

  • Không có sự ổn định về môi trường làm việc: Các công ty khởi nghiệp được biết đến với môi trường làm việc có nhịp độ nhanh và luôn thay đổi. Sự thay đổi liên tục này khiến môi trường làm việc trở nên khó đoán, mất kiểm soát, dẫn đến thiếu ổn định và tính nhất quán. Làm việc trong Startup nhân viên phải rèn luyện được sự thích nghi nhanh chóng nếu không sẽ rất dễ bị đào thải.
  • Thiếu ổn định tài chính: giai đoạn đầu là giai đoạn khó khăn nhất. Các công ty khởi nghiệp phải đối mặt với vấn đề về dòng tiền hoặc gặp phải sự không chắc chắn về tài chính do biến động thị trường. Sự bất ổn này có thể tạo ra căng thẳng và sự không chắc chắn cho nhân viên.
  • Áp lực công việc: Công ty khởi nghiệp cố gắng để tăng trưởng nhanh chóng vậy nên khối lượng công việc cũng rất lớn với thời gian khắt khe. hân viên có thể cần đảm nhận nhiều vai trò và trách nhiệm, đòi hỏi họ phải có khả năng thích nghi và xử lý đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau.Tài liệu VietJack

4. Top 13 công ty startup nổi tiếng thành thành công tại Việt Nam

Momo

Momo nhất định sẽ là cái tên đầu tiên cần phải được nhắc tới. Tuy chỉ mới chính thức ra mắt khách hàng vào năm 2014, Momo đã nhanh chóng góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi số trong thói quen thanh toán của người Việt.

Hiện nay, ví điện tử Momo có hơn 10 triệu người dùng cùng hệ sinh thái dịch vụ gần như đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu. Momo có hơn 10 ngàn đối tác trong tất cả các lĩnh vực như: ăn uống, giải trí, du lịch, hóa đơn, điện thoại, chuyển tiền, thanh toán, bảo hiểm, v.v.

Foody

Foody sẽ là cái tên nối tiếp trong danh sách này với sự nổi tiếng lan rộng trong toàn giới trẻ.

Ra mắt năm 2012, Foody là một nền tảng cung cấp các dịch vụ về ẩm thực và review các địa điểm ăn uống tại ba khu vực chính là TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. 

Và sự thành công của Foody thể hiện ở việc luôn giữ vững vị trí top đầu khi nhắc đến các ứng dụng thông tin ẩm thực tại Việt Nam hiện nay.

Juno

Juno hiện nay có thể xem là một trong các thương hiệu Việt hàng đầu trong lĩnh vực thời trang.

Với 61 cửa hàng trên phạm vi cả nước, Juno tiếp tục tham vọng của mình khi ra mắt thêm thương hiệu quần áo Hnoss. Và thương hiệu cũng nhận được sự ủng hộ tích cực của người tiêu dùng.

Sau khi được Seedcom mua lại, Juno đã có những bước tiến lớn nhờ vào việc:

  • Triển khai các chiến dịch khuyến mãi, kéo dài
  • Phát triển việc ứng dụng công nghệ trong bán hàng và quản lý. 
  • Juno hiện nay đã là một thương hiệu có chỗ đứng vững vàng trên thị trường giày dép và túi xách tại Việt Nam.

Rever

Rever là startup Việt Nam đầu tiên áp dụng công nghệ vào lĩnh vực môi giới bất động sản. Thương hiệu được thành lập năm 2016 và nay đã có 5 sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn TP.HCM.

Cơ sở dịch vụ của Rever là cung cấp giải pháp tiếp thị cho những người đang có nhu cầu bán hoặc cho thuê bất động sản.

Hiện nay, Rever đang thu về lợi nhuận thông qua hai mảng là môi giới và cung cấp giải pháp cho các nhà phát triển dự án bất động sản.

Tài liệu VietJack

Luxstay

Luxstay được thành lập năm 2016 và nhắm tới lĩnh vực cho thuê ngắn hạn. Thương hiệu tạo được tiếng vang lớn khi xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam, kêu gọi được đầu tư và cả những cái bắt tay hợp tác từ các Shark.

Sau đó, người ta cũng dần chú ý và phát hiện ra start up Việt Nam này còn có màn gọi vốn thành công từ 6 nhà đầu tư khác đến từ Nhật, Singapore và Hàn Quốc.

Tugo

Tugo là doanh nghiệp phát triển theo mô hình B2C (công ty tới khách hàng) với sản phẩm là các tour du lịch nước ngoài và được triển khai trên sàn thương mại điện tử.

Cách thức kinh doanh của Tugo là mua sỉ các tour du lịch và sau đó bán lẻ để thu lời.

Hiện nay, Tugo xếp thứ ba trong thị trường du lịch, chỉ sau Saigon Tourist và Vietravel. Các tour mà Tugo khai thác hiện nay có điểm đến chủ yếu là Nhật, Hàn, Úc, châu Âu và Bắc Mỹ.

Lozi (Loship)

Loship từng bị coi là “người đi sau” – một trong những startup mới nổi, ăn theo mô hình review và kinh doanh dịch vụ ăn uống của Foody. Đồng thời Loship liên tục bị đặt lên bàn cân so sánh vào những năm 2014 – 2015.

Nhưng đến năm 2017, khi bắt đầu chuyển hướng kinh doanh sang dịch vụ giao hàng trong 1 giờ, Lozi (nay là Loship) đã dần tìm được vị trí riêng của mình trong làng startup Việt Nam.

Websosanh

Từ khi ra mắt vào năm 2014, websosanh đã trở thành một trợ thủ đắc lực cho người tiêu dùng khi có nhu cầu tìm hiểu và so sánh giá cả của sản phẩm giữa các người bán.

Websosanh đã có màn gọi vốn thành công từ nhà đầu tư Yello Shopping Media Group của Hàn Quốc.

Jobhub

Được thành lập năm 2016 và chỉ sau 1 năm, Jobhub đã kêu gọi được 700.000USD từ KK Fund.

Là một startup mới trong lĩnh vực việc làm, Jobhub đã áp dụng công nghệ và các thuật toán trong nền tảng tìm việc. Công nghệ này đã giúp Jobhub tìm ra điểm tương đồng và kết nối các hồ sơ ứng viên với những nhu cầu đã được mã hóa thành từ khóa từ nhà tuyển dụng.

Jobhub hiện nay đã hợp tác cùng rất nhiều các website tuyển dụng lớn tại Việt Nam và trở thành một hai mô hình dùng công nghệ để phân tích data tuyển dụng tại Đông Nam Á.

Vietcetera

Đây là startup mới về nền tảng truyền thông kỹ thuật số và nhắm đến nhóm đối tượng độc giả, trí thức trẻ Việt, doanh nhân quốc tế, Việt kiều và cả du khách đến Việt Nam. Năm 2022, Vietcetera đang có mục tiêu trở thành nền tảng truyền thông cung cấp nội dung cho nhóm đối tượng thế hệ Millennials và Gen Z Việt.

Vietcetera được đánh giá là một startup có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và đã kêu gọi được 2,7 triệu đô qua hai vòng gọi vốn với North Base Media.

Vietcetera sản xuất và cung cấp các nội dung về công việc, đời sống, những băn khoăn hiện hữu và những vấn đề mà xã hội quan tâm. Và các hình thức phổ biến mà Vietcetera đang triển khai là bài viết, postcard, series talkshow, v.v.

VUIHOC

VUIHOC là công ty khởi nghiệp bằng nền tảng giáo dục được ra mắt vào năm 2019.

Mục tiêu của VUIHOC là cung cấp các lớp học online cho cấp bậc tiểu học và tập trung vào ba môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn sách giáo khoa của bộ Giáo dục.

Sau 3 năm phát triển và thành công kêu gọi đầu tư từ quỹ DO Ventures, VUIHOC hiện cung cấp:

  • Hơn 150 khóa học
  • Gần 9.000 bài giảng video
  • Kho bài tập gồm 240,000 câu hỏi – phù hợp với nhu cầu học tập từ cấp 1 đến hết cấp 3.

VNG

Từ một studio game nhỏ của 5 chàng thanh niên, nay VNG đã trở thành kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam khi được World Startup Report định giá 1 tỷ đô vào năm 2014.

VNG hiện hoạt động với 4 mảng kinh doanh cốt lõi: Trò chơi trực tuyến, Nền tảng kết nối, Tài chính & Thanh toán và Dịch vụ đám mây.

Mobicast

Đây là một trong các công ty startup khởi nghiệp trong lĩnh vực mạng di động ảo. Mobicast hiện đã được mua lại 70% cổ phần bởi Masan Group.

Trong tương lai không xa, Mobicast với tư cách là một nhà khai thác mạng di động ảo sẽ giúp Masan bắt đầu mở rộng lĩnh vực dịch vụ số.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Có nên gia nhập Startup hay không? Đánh giá môi trường làm việc của các tập đoàn lớn

>> Tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm:

Việc làm Thực tập sinh mới nhất

Việc làm Nhân viên tư vấn mới nhất

Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã giới thiệu đến bạn đọc “Công ty startup là gì? Top 13 công ty startup nổi tiếng thành thành công tại Việt Nam ”. Hi vọng với những thông tin hữu ích này sẽ truyền thêm động lực cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp. Chúc các bạn thành công và nhớ truy cập 1900 - tin tức việc làm để cập nhập các thông tin hữu ích khác.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!