Tất tần tật kiến thức về nghề trình dược viên

Trình dược viên luôn là một nghề khá “hot” hiện nay, bởi tính thiết yếu của nghề và nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng. Chính vì vậy, nhu cầu tìm hiểu về nghề này rất lớn. Hiểu được điều này 1900 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết: “ Tất tần tật kiến thức về nghề trình dược viên”. Cùng theo dõi nhé!

Tổng quan về nghề trình dược viên là gì? 

Trình dược viên là gì?

Trình dược viên là những người môi giới thuốc (kinh doanh thuốc). Họ sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho bác sĩ, dược sĩ tác dụng, cách sử dụng của những loại thuốc mới có mặt trên thị trường để thuyết phục khách hàng nhập sản phẩm. Trong tiếng Anh, trình dược viên là Pharmaceutical Sales Representative.

Kênh phân phối chủ yếu của trình dược viên là các nhà thuốc, phòng khám, cơ sở y tế, bác sĩ, v.v. Và họ sẽ ít làm việc trực tiếp với người bệnh.

Đọc thêm:  10 trường học ngành Dược hàng đầu Việt Nam

Điều kiện bắt buộc của trình dược viên?

Điều kiện đầu tiên và bắt buộc để trở thành trình dược viên là bạn phải có một tấm bằng về chuyên ngành Dược. Để đảm bảo chất lượng đào tạo và kiến thức sau tốt nghiệp, bạn nên đăng ký học tại các trường ở những thành phố lớn. 

Công việc trình dược viên là làm gì?

Trình dược viên thường đảm nhiệm một số công việc sau:

  • Giới thiệu các dược phẩm của công ty tới các nhà thuốc, phòng khám, phòng mạch trên địa bàn phụ trách.
  • Thường xuyên cập nhật thông tin sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường.
  • Lập và thực hiện kế hoạch bán hàng chi tiết nhằm đạt chỉ tiêu phân bổ.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng trên địa bàn phụ trách.
  • Xây dựng hình ảnh công ty đến với các khách hàng.
  • Truyền thông về thông tin sản phẩm đến khách hàng một cách trung thực.
  • Triển khai đầy đủ và hiệu quả các chương trình khuyến mãi, chính sách, thông tin từ công ty tới các khách hàng.
  • Duy trì việc chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm, phát triển khách hàng mới, nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng hình thành hệ thống phân phối sỉ và lẻ để nâng cao doanh số.
  • Thường xuyên khảo sát thực tế tình hình lượng thuốc được tiêu thụ của mỗi nhà thuốc, cơ sở y tế, v.v. để có kế hoạch dự trù đặt hàng.
  • Thực hiện các báo cáo về tình trạng kinh doanh, thông tin thị trường, kiến nghị của khách hàng, v.v. gửi lên cấp trên hoặc bộ phận phụ trách để có kế hoạch cải thiện hiệu quả hơn.
  • Thực hiện các báo cáo định kỳ theo quy định của bộ phận.

Những kỹ năng cần trang bị khi làm trình dược viên

Kỹ năng thuyết phục và giao tiếp tốt

Trình dược viên sẽ thường xuyên phải giao tiếp, đứng trước những người có kiến thức chuyên môn để thuyết trình và giới thiệu về sản phẩm, giải quyết hết những thắc mắc của các Y, Bác sĩ và Dược sĩ.

Do vậy, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ thuyết phục khách hàng một cách dễ dàng hơn. Để làm được điều đó bạn cần rèn luyện cho bản thân sự linh hoạt, trôi chảy và ấn tượng trong phần trình bày của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm vững kiến thức, thấu hiểu, lắng nghe nhu cầu, nắm bắt tâm lý của khách hàng. Để từ đó, bạn có thể đưa ra những lý lẽ phù hợp để tạo nên sự tin tưởng chinh phục những vị khách khó tính nhất.

Kỹ năng tạo dựng và duy trì mối quan hệ

Những khách hàng của trình dược viên sẽ là khách hàng lâu dài và bền vững. Vì thế, trình dược viên cần biết cách duy trì và chăm sóc các mối quan hệ với khách hàng cũ. Hãy thường xuyên thăm hỏi, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất và tạo dựng được sự tin tưởng. 

Ngoài ra, họ cũng cần tìm kiếm khách hàng mới và xây dựng các mối quan hệ mới để ngày càng nâng cao doanh số.

Sự khéo léo linh hoạt

Trong quá trình làm việc sẽ có rất nhiều những tình huống bất ngờ xảy ra. Cho nên, trình dược viên phải có một bộ não linh hoạt cùng khả năng ứng xử khéo léo để giải quyết vấn đề gặp phải.

Độ nhạy bén cùng sự linh hoạt trong quá trình phát sinh vấn đề sẽ được cấp trên và khách hàng đánh giá rất cao. Từ đó, mạng lưới khách hàng của bạn sẽ ngày càng gia tăng.

Tính kiên trì bền bỉ

Trình dược viên phải thường xuyên chủ động tìm gặp khách hàng. Bất kể điều kiện có khó khăn đến đâu, khách hàng có khó tính thế nào, họ vẫn phải kiên trì thì mới đạt được mục tiêu.

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Một trình dược viên giỏi cần biết mở rộng tệp khách hàng của mình. Họ cần có tư duy sáng tạo để xây dựng chiến lược kinh doanh có thể tăng doanh số, góp phần giúp công ty phát triển.

Đọc thêm: Ngành hóa dược học khối gì? Mức lương, cơ hội việc làm và trường đào tạo

Mức lương của nghề trình dược viên

Trình dược viên là công việc đòi hỏi có trình độ, bằng cấp, có kiến thức về dược phẩm. Và tất nhiên mức lương của công việc này cũng rất hấp dẫn và được nhiều bạn trẻ mơ ước. So với mặt bằng chung công việc, mức lương của ngành này có lợi thế hơn cả. 

Thường trình dược viên sẽ có hai khoản thu nhập, phần lương “cứng” đảm bảo định mức cho các hoạt động tối thiểu ở mức 3-4 triệu/tháng.

Ngoài ra, sức hấp dẫn của ngành này chính là hoa hồng theo lượng hàng bán được sẽ rất cao.

Với những người có kinh nghiệm, kỹ năng tốt và đã thiết lập được mạng lưới khách hàng rộng, họ hoàn toàn có thể kiếm được mức thu nhập cao hơn nhiều. Mức lương có thể lên tới khoảng 15-20 triệu/tháng.

Những khó khăn khi theo nghề trình dược viên 

Đây là một ngành đang rất hot và đem lại mức thu nhập khá cao. Tuy nhiên, trình dược viên cũng gặp không ít những áp lực, khó khăn và thử thách trong công việc.

Họ phải di chuyển ngoài đường mỗi ngày. Trình dược viên phải luôn luôn khảo sát thực tế, tìm gặp rất nhiều người mặc dù không được chào đón, thậm chí là bị ghét bỏ, v.v.

Hiện nay, sự cạnh tranh thị trường và áp lực công việc đã đẩy các trình dược việc đến việc tìm mọi cách để có được hợp đồng. Điều này đã làm vai trò của nghề trình dược bị nhiều người trong xã hội bôi xấu, hiểu nhầm và làm mất đi giá trị của nghề.

Vì thế, nếu theo nghề này cần phải vượt qua được những cảm xúc tiêu cực và không ngừng thúc đẩy bản thân cố gắng mới có thể sống được với nghề.

Bài viết trên đây của 1900 đã tổng hợp tất cả các kiến thức về nghề trình dược viên. Hi vọng với lượng kiến thức này sẽ giúp bạn có những đánh giá đúng nhất về nghề này để đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Chúc bạn thành công!

Đọc thêm: Dược sĩ là gì? Tất tần tật kiến thức cần biết về nghề dược sĩ

Bác sĩ ngoại khoa là gì? Các trường đào tạo?

Những kiến thức cần biết để trở thành một bác sĩ nội trú

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!