1. TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
Tâm lý học giáo dục (tiếng Anh là Psychology and Education) là một ngành học trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu về tâm lý, cảm xúc và hành vi của con người, cách họ học và giáo dục. Nghiên cứu trong ngành này giúp nhà giáo dục cải thiện quá trình học tập của học sinh, giải quyết các vấn đề tâm lý và giáo dục trong nhà trường.
Môn học này thường tập trung và cáo đối tượng là những người tham gia vào hoạt động học và dạy, hay những đối tượng có nhu cầu đặc biệt như trẻ em năng khiếu và người khuyết tật hình thể, tinh thần.
Dưới đây là những nội dung môn học này cần tìm hiểu:
- Tên học phần: Tâm lý học giáo dục (Developmental Psychology)
- Trình độ: Sinh viên năm thứ nhất
- Mục tiêu của học phần
Học xong học phần này, sinh viên phải đạt được các mục tiêu sau:
+ Kiến thức
Hiểu tri thức về các lĩnh vực hoạt động tâm lí của cá nhân, bao gồm các hoạt động nhận thức, các hoạt động xúc cảm- tình cảm và các hành động (kĩ năng, kĩ xảo); sự phát triển tâm lí cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi và các nhân tố tác động tới sự phát triển tâm lí cá nhân; Cơ sở tâm lí của hoạt động dạy học và giáo dục học sinh và cơ sở tâm lí của hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên
+ Kĩ năng
Vận dụng các kiến thức tâm lí học được trang bị vào trong học tập nghề nghiệp, trong dạy học và giáo dục học sinh sau này cũng như vào việc nghiên cứu những vấn đề đặt ra trong thực tiễn và trong khoa học giáo dục.
+ Thái độ
Góp phần hình thành thái độ đúng đắn, tích cực đối với vấn đề bản chất và quy luật vận động và phát triển của các hiện tượng tâm lí của cá nhân. Qua đó góp phần hình thành thái độ đúng đắn trong học tập và trong hoạt động nghề nghiệp sau này
+ Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Nội dung chương trình gồm 6 khối kiến thức và kĩ năng tương ứng: Khối 1:Nhập môn: giới thiệu sơ lược về khoa học tâm lí; Khối 2: Các hoạt động tâm lí của cá nhân, bao gồm các hoạt động nhận thức, các hoạt động xúc cảm- tình cảm và các hành động (kĩ năng, kĩ xảo); Khối 3: Cá nhân và sự phát triển tâm lí cá nhân. Trong khối này đề cập tới các đặc trưng tâm lí của cá nhân, sự phát triển cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi và các nhân tố tác động tới sự phát triển tâm lí cá nhân; Khối 4: Cơ sở tâm lí của hoạt động dạy học và giáo dục học sinh: Các lí thuyết tâm lí về dạy học và giáo dục; cơ sở tâm lí học của việc hình thành tri thức khoa học và phát triển tư duy cho học sinh tâm lí học; cơ sở tâm lí học của các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Khối 5: cơ sở tâm lí học về hoạt động nghề nghiệp và nhân cách của người giáo viên, bao gồm đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên; các phẩm chất và năng lực nghề của người giáo viên và hoạt động rèn luyện của sinh viên sư phạm trong quá trình hình thành nhân cách người thầy giáo.
- Tài liệu học tập
+ Giáo trình: Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm 2015
+ Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Robert J. Marzano (2011), Quản lí hiệu quả lớp học. NXB Giáo dục
2. Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm lí học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên, 2008), Giáo trình Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Sư phạm.
4. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lí học LT và SP NXBGD, Hà Nội
5. Bùi Văn Huệ (1996), Tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. TÓM TẮT TÀI LIỆU MÔN TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC
Chương 1: NHẬP MÔN TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC
1. Bản chất hiện tượng tâm lý người
2. Chức năng của tâm lí người
3. Phân loại hiện tượng tâm lý
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CÁ NHÂN
1. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý cá nhân
2. Sự phát triển tâm lý cá nhân
3. Các giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân
4. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thiếu niên và thanh niên mới lớn
Chương 3: CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động học
2. Hình thành khái niệm khoa học cho học sinh
Chương 4: CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Đặc điểm hoạt động dạy trong nhà trường
2. Dạy học và sự phát triển nhận thức của học sinh
3. Dạy học và trí nhớ của học sinh
Chương 5: ĐỘNG CƠ VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP
1. Động cơ
2. Hứng thú học tập
Chương 6: CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA QUẢN LÍ LỚP HỌC
1. Khái niệm
2. Nội dung quản lí lớp học
3. Các phương pháp quản lí lớp học
Chương 7: CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, THÁI ĐỘ, GIÁ TRỊ VÀ NHÂN CÁCH
1. Nhân cách và các thuộc tính của nhân cách
2. Hành vi đạo đức
3. Thái độ
4. Giá trị
Chương 8: HỖ TRỢ TÂM LÝ TRONG TRƯỜNG HỌC
1. Bản chất của hoạt động hỗ trợ tâm lý trong nhà trường
2. Hoạt động hỗ trợ tâm lý trong nhà trường
3. Một số nguyên tắc đạo đức
Chương 9: LAO ĐỘNG SƯ PHẠM VÀ NHÂN CÁCH NGƯỜI THẦY GIÁO
1. Lao động sư phạm của người thầy giáo
2. Năng lực sư phạm của người thầy giáo
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm nhân viên tham vấn học đường
Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường
Mức lương của giảng viên tâm lý