Bài tập tình huống Luật thương mại (có đáp án)
TÌNH HUỐNG 1
Ngày 15/7/2007 PGĐ Công ty Cổ phần A ký họp đồng giao đại lý cho ông Nguyễn Văn X để X bán độc quyền sản phẩm quần áo may sẵn cho Công ty A. Sản lượng, mẫu mã, chi tiết được quy định tại phụ lục họp đồng. Thù lao đại lý 20% trên giá bán quy định. Địa điểm tại Quận I, TP HCM. Thời gian đại lý từ 1/8/2006 đến 31/12/2008. Mỗi tháng bên A hỗ trợ X là 3 triệu đồng để thuê mặt bằng.
1. Nêu điều kiện về chủ thể để giao dịch trên chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại Việt Nam?
2. Trình bày nội dung cơ bản của họp đồng này?
3. Đến ngày 1/2/2008 Công ty A gởi công văn yêu cầu chấm dứt họp đồng đại lý.Vì bên nhận đại lý không bán đủ doanh số trong 3 tháng liên tục.Bên X không chấp nhận,buộc A phải thực hiện cho hết họp đồng.Nếu không phải chịu vi phạm họp đồng mức 8% và bồi thường số tiền cho thời gian dừng trước họp đồng tương đương 30 triệu. Nếu bạn là đại diện thẩm quyền cuả X thì chọn phương thức giải quyết nào?Tại sao?
4. Xác định lỗi của các bên và nhận xét chế tài do X áp dụng?
Trả lời:
Giữa công ty cổ phần A và ông Nguyễn văn X chỉ thuộc diện tranh chấp về thực hiện họp đồng giữa 2 bên đã ký kết, tất cả quan điểm giữa 2 bên A và B đều phải lấy họp đồng làm chuẩn. Nếu bên A đơn phương hủy bỏ họp đồng mà không hợp lý theo họp đồng đã ký kết thì đương nhiên phải bồi thường cho bên B, và bên B đã làm tròn trách nhiệm quyền đại lý hay không đó là một điểm rất quan trọng Bên B trước khi muốn thưa kiện và giải quyết theo pháp luật, thì cần phải hỏi
ý kiến của luật sư.
TÌNH HUỐNG 2
Người mua Việt Nam (NM) và người bán Hàn Quốc (NB) kí kết hợp đồng mua bán:
Tên hàng: Thép Thanh
Số lượng: 80.000 tấn
Giá: 350USD/tấn chưa bao gồm cước vận chuyển
Thời gian giao hàng: từ ngày 15/6/2016 đến 15/12/2016
Quyền mua đặc biệt: Bên mua có quyền mua đế 160.000 tấn với giá như trong hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên bán trước ngày 15/10/2016
Diễn biến sự việc:
Ngày 1/10/2016, NM thông báo cho người bán thực hiện quyền mua đặc biệt, nâng số hàng muốn mua lên 160.000 tấn. Vào thời điểm này giá thép trên thế giới tăng đáng kể nên NB đã yêu cầu NM thương lượng về giá cả của số thép mua them so với hợp đồng. NM đã kiên quyết từ chối yêu cầu tăng giá của NB và đề nghị người bán thực hiện giao hàng đúng như giá thỏa thuận trong hợp đồng. Ngày 15/12/2016, NB không giao hàng, NM gửi thông báo nhấn mạnh NB đã vi phạm hợp đồng và gia hạn cho NB đến 30/12/2016. Ngày 5/1/2017, NM đã mua thép từ Nhật Bản với giá 380USD/tấn (đã bao gồm cước vận chuyển là 5USD/tấn) để phục vụ sản xuất cho kịp tiến độ và yêu cầu NB thanh toán số tiền chênh lệch 2.400.000 USD. NB không đồng ý với các lý do sau:
- Hành động mua thép của NM từ Nhật Bản không được coi là hành động mua hàng thay thế do NM đã không thông báo ý định cho NB.
- Khi NM đàm phán về việc tăng giá bán thép, NB đã đưa ra mức giá 376USD/tấn, thấp hơn giá NM đã mua hàng thay thế. Việc NM không mua thép của NB là một điều vô lý.
Câu hỏi: Phán quyết của Trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích?
Trả lời:
Những lập luận của NB để từ chối bồi thường khoản chênh lệch là không chính xác.
Mặc dù không thông báo cho NB về việc mua hàng từ bên thứ ba nhưng việc mua hàng để phục vụ tiến độ sản xuất, vì vậy có thể coi đây là một hành động chủ động nhằm làm giảm thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra (hành vi hông giao hàng) và NM trên thực tế không hề đòi một khoản chi phí phát sinh nào ngoại trừ tiền chênh lệch giá.
Trên thực tế giá NM mua đã có cước vận chuyển, do đó giá NM thực mua chỉ có 375USD/tấn, thấp hơn so với giá của NB đưa ra.
Người mua chỉ có thể đòi bồi thường những thiệt hại thực tế mà họ phải chịu, trong trường hợp này, số tiền bồi thường sẽ chỉ là 25×80000=2trUSD do người mua đã tiết kiệm được 5USD tiền cước vận chuyển khi mua hàng từ bên thứ ba.
TÌNH HUỐNG 3
Người mua A kí kết hợp đồng mua 150.000 đôi giày nam với người bán B, yêu cầu người bán B cung cấp giày do Hãng C sản xuất. Ngay sau khi kí kết hợp đồng người bán B đã kí kết hợp đồng mua 150.000 đôi giày của hãng C. Đến ngày giao hàng của người bán B, công ty C chỉ giao được 90.000 đôi giày do không kịp nhập nguyên liệu sản xuất. Do vậy người bán B cũng chỉ giao được 90.000 đôi giày nam cho người mua A. Bên A kiện B ra trọng tài thương mại, yêu cầu B nộp phạt vi phạm 2% trị giá hàng giao chậm như đã thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời yêu cầu bên B bồi thường về việc uy tín thương mại bị giảm sút, với lý do, bên B giao thiếu hàng nên bên A đã không thể giao hàng cho khách của mình. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của đối tác A do mặt hàng giày là mặt hàng có tính thời vụ. Bên B kháng cáo và lập luận rằng, do bên A yêu cầu cụ thể trong hợp đồng là mua giày của hãng C sản xuất nên bên B không thể tìm được nguồn hàng khác thay thế. Vì vậy, việc B không thể giao hàng là bất khả kháng và B được miễn trách nhiệm trong trường hợp này.
Câu hỏi: Phán quyết của Trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích?
Trả lời:
B không được miễn trách nghiệm với hai lý do:
Trong trường hợp này lỗi bên C không cung cấp hàng cho bên B không phải là nguyên nhân bất khả kháng. Việc C không kịp nhập nguyên liệu trên thực tế là việc có thể lường trước được, và C có thể tìm cách khắc phục vấn đề này bằng cách nhập nguyên liệu từ các nguồn khác. Do vậy việc
B cũng không chứng minh được là lẽ ra họ cũng đã lường trước được hoặc tìm cách giảm bớt những hậu quả do việc giao hàng chậm từ phía C gây ra.
B đã không thông báo gì cho bên A biết về việc giao hàng thiếu do bên C không đủ hàng cho bên B ngay sau khi sự việc này xảy ra. Điều này vi phạm quy định về thông báo bất khả kháng nên B sẽ không được miễn trách.
Bồi thường uy tín kinh doanh:
Nếu bên A không chứng minh được thiệt hại cụ thể do việc mất uy tín kinh doanh thì bên A sẽ không được bồi thường.
Nếu bên A đưa ra được những chứng cứ chứng minh thiệt hại như sự sụt giảm của doanh số và lợi nhuận với các đối tác truyền thống mua giày (mà bên A vẫn nhập của B) so với các kì kinh doanh trước. Lý do vì A đã không thỏa mãn được các đơn hàng đã ký kết khiến cho đối tác không tiếp tục lựa chọn bên A. Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về uy tín của A là hoàn toàn có căn cứ. Trong trường hợp này, A phải được bồi thường cho thiệt hại về uy tín thương mại.
TÌNH HUỐNG 4
Công ty A (NB) và công ty B (NM) ký kết hợp đồng mua bán quặng Niken vào 1/11/2013 quy định ngày giao hàng chậm nhất là 15/2/2014, tại cảng của nước NM, NB là người thuê tàu và có nghĩa vụ thông báo thời gian tàu cập bến. Trước đó ngày 1/1/2013, chính phủ nước NM đưa ra dự thảo danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu trong đó có quặng Niken.
Diễn biến sự việc:
- Ngày 12/2/2014, tàu cập cảng, NB thông báo cho NM để NM nhận hàng.
- Ngày 1/1/2014, chính phủ nước NM ra lệnh cấm nhập khẩu quặng Niken.
- NM đã không nhận hàng từ phía NB, khiến NB phải lưu khoang hàng hóa đến ngày 25/2/2014 và sau đó phải bán lại lô hàng trên cho công ty C tại nước lân cận nước NM với giá thấp hơn.
- NB kiện NM ra tòa trọng tài ICC và yêu cầu NM bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Chi phí lưu khoang 13 ngày
- Chi phí chuyển tải và vận chuyển hàng hóa đến cảng nước công ty C
- Chênh lệch giá bán giữa hợp đồng với giá bán cho công ty C.
NM cho rằng mình không thể nhận hàng là bất khả kháng do lệnh cấm nhập khẩu của chính phủ đưa ra sau khi kí kết hợp đồng, và yêu cầu được miễn trách trong trường hợp này. ICC đã tiếp nhận đơn kiện của NB, tuy nhiên trong quá trình xét xử, công ty NM phá sản và tuyên bố giải thể, tên của công ty sau đó bị xóa khỏi Sổ đăng ký kinh doanh.
Câu hỏi: Trường hợp này NM có được miễn trách hay không? Việc pháp nhân (NM) không còn tồn tại có giải phóng các nghĩa vụ của người mua đối với phán quyết của trọng tài hay không? Kết quả của bản án như thế nào? Giải thích?
Trả lời:
Mặc dù có lệnh cấm nhập khẩu của Chính phủ có sau khi hợp đồng được kí kết nhưng đã có dự thảo từ trước khi có hợp đồng. Do vậy việc chính phủ ra lệnh cấm nhập khẩu là sự kiện có thể dự đoán trước được và lý do không nhận hàng của NM không được coi là lý do bất khả kháng, NM không được miễn trách trong trường hợp này.
Quá trình tố tụng trọng tài đã được bắt đầu tiến hành trước khi có sự xóa tên chính thức của NM khỏi sổ đăng ký kinh doanh, do vậy địa vị pháp lý hiện tại cả NM không ảnh hưởng gì tới hiệu lực của quá trình tố tụng đang được tiến hành trước tòa trọng tài ICC. Đại diện của NM sẽ phải thanh lý toàn bộ tài sản của công ty NM và có nghĩa vụ thực hiện các phán xét của trọng tài bằng số tài sản nói trên.
Các chi phí bên NM nêu là các chi phí hợp lý để NB khắc phục hậu quả của việc vi phạm hợp đồng nên nếu NB đưa ra được bằng chứng về các chi phí và khoản lãi mất hưởng (do bán cho C với giá thấp hơn giá trong hợp đồng) như hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng mua bán... NM sẽ phải bồi thường. Trong trường hợp ngược lại, nếu những chi phí này chỉ là nhận định chủ quan của NB thì NB có thể không đòi được tiền bồi thường hay chỉ được bồi thường theo số tiền như thông lệ hoặc như tập quán. Tuy nhiên đối với chi phí lưu hàng, do NB không thông báo ngày giờ tàu cập cảng cho NM nên mặc định NM sẽ chỉ phải nhận hàng vào ngày muộn nhất là 15/2/2014.
Chi phí lưu khoang NB yêu cầu bồi thường như vậy là chưa hợp lý, NB chỉ có thể đòi người mua chi phí lưu khoang trong 10 ngày.
TÌNH HUỐNG 5
Ngày 3/8/1997, Công ty A (Việt Nam) và công ty B (Hàn Quốc) ký hợp đồng mua bán theo đó A mua của B hai máy thêu trị giá 136.000USD theo điều kiện CIF Tân Cảng Thành phố Hồ Chí Minh, bảo hành 12 tháng sau khi hoàn thành lắp đặt.
Thực hiện hợp đồng, ngày 16/8/1997, B đã giao hai máy thêu cho A, máy đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, máy có nhiều hỏng hóc, B đã cử chuyên gia sang Việt Nam sửa chữa nhưng không thành công, B cam kết sẽ sửa chữa xong vào ngày 4/4/1998 và sẽ bồi thường 29.202USD cho 40 ngày máy dừng hoạt động nhưng sau đó B chỉ bồi thường 4.302USD và không tiếp tục sửa chữa máy nữa.
A đã trường cầu SGS Việt Nam để giám định tình trạng hai máy thêu. Biên bản giám định ngày 1/9/1998 của SGS ghi “hai máy không thể sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của nguyên đơn”. Do máy ngừng hoạt động, A đòi B đổi hai máy mới và bồi thường thiệt hại phát sinh cho A.
Ngày 18/4/1999, B thông báo với A việc tái giám định sẽ được tiến hành ngày 22 đến 28 tháng 4 năm 1999 bởi Vinacontrol có sự chứng kiến của luật sư đại diện bên B. A không phản đối.
Ngày 28/4/1999, Vinacontrol cấp biên bản giám định số 095/1999G, trong đó kết luận máy bị hỏng hóc, tình trạng lắp ráp, căn chỉnh hai máy chưa hoàn tất, vào thời điểm giám định, cả hai máy đều không thể vận hành được, B chấp nhận đổi máy cho A. Ngày 4/5/1999, A kiện B ra trọng tài đòi:
- Trả lại hai máy thêu, lấy lại tiền.
- Bồi thường thiệt hại gồm:
- Chi phí nhân công trong thời gian máy dừng hoạt động
- Lãi suất trên số tiền hàng 136000USD kể từ ngày thanh toán đến ngày trọng tài xét xử.
- Chi phí giám định trả cho SGS Việt Nam
- Thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần
Câu hỏi: Phán quyết của Trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích?
Trả lời:
Kết quả giám định của Vinacontrol và các hành vi sửa chữa cũng như cam kết bồi thường và đổi máy cho A chứng minh B đã giao hàng có khuyết tật cho A và B phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng này.
Khi phát hiện hai máy thêu có khuyết tật, bị hỏng hóc trong thời gian bảo hành, A đã yêu cầu B thay thế hai máy này bằng hai máy có phẩm chất đúng như quy định của hợp đồng và B đã chấp nhận yêu cầu này của A. Như vậy, phương án thay thế hai máy là phương án phù hợp với ý chí của hai bên. Mặt khác, phương án trả lại hai máy, lấy lại tiền hàng thông thường được áp dụng khi người mua không thể thay thế được máy khác. Vì vậy, yêu cầu trả lại hai máy, đòi lại tiền hàng của A là không hợp lý.
Giao hàng có khuyết tật thiệt hại cho A thì B phải có trách nhiệm bồi thường những khoản tiền sau:
- Chi phí nhân công trong thời gian hai máy ngưng hoạt động, vì máy ngừng hoạt động, công nhân không có việc làm, A vẫn phải trả lương cho số công nhân này.
- Lãi suất của 136000USD tính cho thời gian kể từ ngày máy ngừng hoạt động cho đến ngày trọng tài xét xử. Đây là khoản thiệt hại do đọng vốn vì không sử dụng được máy.
- Chi phí giám định trả cho SGS Việt Nam. Vì khuyết tật của máy phát sinh trong thời gian bảo hành, làm cho máy móc không hoạt động được, buộc A phải mới SGS làm giám định, kết quả là máy có khuyết tật, không vận hành được.
Yêu cầu của A đòi bồi thường thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần không hợp lý bởi vì đây không phải tài sản trực tiếp thực tế, không phải do máy móc có khuyết tật trực tiếp gây ra.
TÌNH HUỐNG 6
Công ty A (Singapore) và công ty B (Việt Nam) là hai đối tác quen thuộc trong một cuộc điện đàm đại diện về pháp lý của hai bên vào ngày 10/1/2017 đã trao đổi với nhau một nội dung như sau:
A: Chúng tôi hiện đang có một lô hàng 1000 tấn nhớt FO phẩm cấp loại 1, giá 850USD/tấn giao tại cảng Singapore
B: Chúng tôi cũng đang cần số lượng nhớt như vậy nhưng giá 850USD là quá cao, chúng tôi khó có thể mua được với giá trên 750USD/tấn.
A: Vậy chúng tôi sẽ để cho các anh giá 800USD/tấn
B: Chúng tôi sẽ mở L/C cho các canh trong tháng này và rất mong anh sẽ giao hàng cho chúng tôi vào trung tuần tháng tới.
A: Chúng tôi đồng ý.
Trung tuần tháng sau, giá nhớt trên thị trường giảm xuống còn 650USD/tấn, A gửi thông bác giao hàng cho bên B, bên B không có ý kiến gì. A tiến hành gửi hàng nhưng B đã không đưa tàu đến nhận hàng, A phải lưu hàng tại cảng, khoản tiền theo L/C do đó cũng không được thanh toán. A đã kiện B ra tòa trọng tài ICC, yêu cầu bên B nhận hàng và bồi thường cho bên A:
- Chi phí lưu kho do B đã không nhận hàng đúng thời hạn
- Thuế xuất khẩu và các lệ phí hải quan mà A đã đóng
- Số tiền lãi theo giá trị của đơn hang tính từ khi A giao hàng đến khi B thực thanh toán, với lãi suất là lãi suất của đồng USD tại ngân hàng của A
Do không nhận được tiền hàng A không thể thanh toán tiền mua nguyên vật liệu cho công ty C nên bị công ty C từ chối các đơn hàng sau đó. A yêu cầu B bồi thường về thiệt hại uy tín và những khoản lợi kinh doanh dự tính vì không thực hiện được hợp đồng với C.
Bên B kháng cáo và đưa ra lập luận của mình: Theo các hợp đồng đã ký kết trước đây giữa 2 bên, hai bên luôn thỏa thuận với nhau nếu xảy ra tranh chấp thì luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật của nước người mua. Và theo luật của Việt Nam thì hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Trong trường hợp này, hai bên chỉ thỏa thuận bằng lời nói nên hợp đồng vô hiệu ngay từ khi xác lập và không ràng buộc trách nhiệm các bên. Bên B không có nghĩa vụ phải nhận hàng.
Câu hỏi: Phán quyết của Trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích?
Trả lời:
Công ước Viên chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 1/1/2017. Theo điều 5 khoản 1 Luật thương mại 2005: “Trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. Trong trường hợp này nguồn luật được áp dụng sẽ là Công ước Viên năm 1980 do cả Việt Nam và Singapore đều là thành viên của Công Ước. Và theo Công ước, hình thức của hợp đồng có thể là văn bản, lời nói, hành vi nên trong trường hợp này, hợp đồng đã hình thành giữa hai bên.
Việc bên B không đến nhận hàng là đã vi phạm hợp đồng. hành vi này gây thiệt hại cho bên A nên việc bên A đòi B bồi thường là chính đáng. Tuy nhiên B chỉ phải bồi thường:
- Chi phí lưu kho
- Số tiền lãi theo giá trị của đơn hàng với lãi suất của ngân hàng Singapore vì đây là khoản lãi mất hưởng của bên A (nếu B thực hiện đúng hợp đồng thì A sẽ có số tiền này để gửi tại ngân hàng của mình tại Singapore) Những khoản B sẽ không phải bồi thường:
- Thuế XK và các lệ phí hải quan là không hợp lý do khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì nghĩa vụ trên vốn dĩ thuộc về nhà xuất khẩu.
- Những thiệt hại về uy tín và những khoản lợi dự tính là những thiệt hai không xác đáng do bên A không nhận được tiền từ B không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến A không thanh toán tiền cho bên C, do A hoàn toàn có thể huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán cho C.
TÌNH HUỐNG 7
Ngày 10/6/2013, giữa người bán Singapore (NB) và người mua Việt Nam (NM) ký hợp đồng 9623/INUT13, the đó NB bán cho NM 9937kg Cà phê và bột kèm theo điều kiện CIF cảng HCM, thanh toán bằng chuyển tiền vào tài khoản của NB tại Singapore trong vòng 7 ngày sau khi NM nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là NB.
Thực hiện hợp đồng, NB đã giao hàng cho người mua ngày 21/6/2013. Sau khi giao hàng, NB đã chuyển giao cho NM vận đơn gốc và hóa đơn thương mai số 059/13 đề ngày 21/6/2013 đòi tiền hàng, nhưng cuối cùng NB vẫn không nhận được tiền hàng. Qua nhiều lần đòi mà không được trả tiền, NB đã khởi kiện NM ra trọng tài đòi NM phải trả các khoản tiền sau:
- Tiền hàng
- Tiền lãi của ngân hàng từ ngày 21/6/2013 đến ngày nhận được tiền thanh toán.
- Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax.
Trong văn thư phản bác đơn kiện, NM đã trình bày:
Ngày 10/6/2013, NM đã ký hợp đồng số 9623/INUT13 với NB để nhập khẩu ủy thác cho cửa hàng A. Theo biên bản thỏa thuận riêng (không đề cập trong hợp đồng) ngày 10/6/2013 giữa ba bên (NM, NB, cửa hàng A) thì trách nhiệm thanh toàn tiền hàng cho NB là cửa hàng A, cho nên NB không có quyền kiện NM trả tiền hàng.
Câu hỏi: Phán quyết của Trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích?
Trả lời:
NM căn cứ vào biên bản thỏa thuận ba bên để từ chối nghĩa vụ thanh toán là không đúng với lý do:
- Thứ nhất, trong Biên bản thỏa thuận ba bên không phải là một bộ phận không thể tách rời khỏi hợp đồng, do đó nghĩa vụ của hợp đồng giữa NB và NM không chịu chi phối bới biên bản thỏa thuận này.
- Thứ hai, bản chất của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là bên nhận ủy thác, để được hưởng phí ủy thác, thì phải nhân danh bản thân mình thực hiện các công việc đã được ủy thác với người thứ ba, chứ không phải nhân dành người ủy thác. Với lập luận của NM, rõ ràng bằng biên bản thỏa thuận ba bên ký ngày 10/6/2013, NM, một mặt muốn nhận phí ủy thác, nhưng mặt khác lại không muốn nhận trách nhiệm về mình qua việc nhân danh mình được thực hiện hợp đồng với người thứ ba.
- Thứ ba, biên bản thỏa thuận ba bên lại quy định của hàng A chịu trách nhiệm trả tiền cho NB – tài khoản tại Singapore. Điều này không thể thực hiện được vì cửa hàng A không được làm việc đó theo quy định của pháp luật Việt Nam (cơ chế quản lý ngoại hối) Việc NM không trả tiền là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, do đó người mua phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra cho NB:
- Tiền hàng chưa thanh toán
- Tiền lãi (lãi mất hưởng) nhưng chỉ được tính từ thời điểm sau bảy ngày khi NM nhận được chứng từ gốc, không phải từ ngày 21/6/2013
- Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax nếu không cung cấp được bằng chứng hợp lệ thì sẽ không được bồi thường.
TÌNH HUỐNG 8
Công ty TNHH Vui Vẻ có 4 thành viên với số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Trong đó, ông A góp 4 tỷ đồng, ông B, bà C, ông D mỗi người góp 2 tỷ đồng. Theo điều lệ của công ty A là giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên. A muốn triệu tập cuộc họp để thống nhất phương án phân chia lợi nhuận. Ngày 15/12/2013, thông báo triệu tập cuộc họp được gửi tới cho tất cả các thành viên nhưng do mâu thuẫn với A nên B không đến tham dự họp. Cùng thời điểm này, bà C bận công tác xa nên gọi điện báo vắng mặt và ủy quyền miệng nhờ A bỏ phiếu cho mình. Cuộc họp hội đồng thành viên sau đó đã diễn ra vào ngày 20/12 với sự có mặt của A và D. Cuộc họp thông qua phương án và kế hoạch kinh doanh cho năm sau. Sau cuộc họp B không đồng ý và gửi đơn đến các thành viên để phản đối. Trước tình hình đó A quyết định triệu tập họp hội đồng thành viên mà không mời B tham dự để ra quyết định khai trừ B. Ngày 30/12, cuộc họp hội đồng thành viên diễn ra với sự có mặt của A, C và D. Cả 3 thành viên dự họp đều bỏ phiếu nhất trí khai trừ B. Giả sử điều lệ công ty không có quyết định khác.
Câu 1: Cuộc họp hội đồng thành viên ngày 20/12 có hợp lệ không?
Câu 2: Quyết định khai trừ B tại cuộc họp ngày 30/12 có hiệu lực không?
Câu 3: Nêu phương hướng giải quyết cho tình huống trên?
Trả lời:
Câu 1: Cuộc họp ngày 20/12 không hợp lệ vì:
- Theo khoản 1, điều 48, luật doanh nghiệp 2005 “Việc chỉ định người đại diện theo uỷ quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
b) Tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền được chỉ định;
d) Thời hạn uỷ quyền;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thành viên, của người đại diện theo uỷ quyền của thành viên.”
Việc thay thế người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản cho công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định và có hiệu lực kể từ ngày công ty nhận được thông báo.”
Do đó việc bà C ủy quyền miệng nhờ A bỏ phiếu cho mình là không hợp lệ, trong khi B không tham dự. Cuộc họp HĐTV ngày 20/12 diễn ra với sự có mặt của A và D là hợp lệ, đại diện cho 60% vốn điều lệ ( A: 4 tỷ, D 2 tỷ).
- Cuộc họp HĐTV ngày 20/12 là cuộc họp lần 1 mà theo “khoản 1 điều 51, luật doanh nghiệp 2005, “Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.” Tức là trong trường hợp này số thành viên dự họp đại diện ít nhất phải là 7,5 tỷ đồng. Vì vậy cuộc họp ngày 20/12 đã vi phạm khoản 1 điều 51 luật doanh nghiệp 2005 về Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
Câu 2: Quyết định khai trừ B tại cuộc họp ngày 30/12 là không có hiệu lực bởi vì:
Thứ nhất: Căn cứ vào khoản 2 điều 50 “ Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc các phương tiện điện tử khác do Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng viên.....”. Do đó, cuộc họp hội đồng ngày 30/12 là sai thủ tục vì đã không thông báo cho B.
Thứ hai: Căn cứ theo khoản 2 điều 47 “Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
c) Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
e) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
g) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
l) Quyết định tổ chức lại công ty;
m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
n) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”.
=> Hội đồng thành viên không có quyền khai trừ tư cách thành viên của B.
Thứ ba: Căn cứ vào khoản 8 điều 4: “Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông”. Điều này có nghĩa là tư cách thành viên của B được xác lập thông qua vốn góp là 2 tỷ đồng và tư cách thành viên của B chỉ mất thông qua các trường hợp được quy định tại điều 42, 43 và 44.
Câu 3: Phương hướng giải quyết
1. Công ty không khai trừ B
- Công ty cần triệu tập lại cuộc họp HĐTV theo quy định của pháp luật. Thống nhất lại kế hoạch kinh doanh. Quyết định của HĐTV sẽ được thông qua theo khoản 2 điều 52, LDN và các thành viên phải chấp hành theo quyết định của HĐTV. “Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:
- Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;
- Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”.
2. Khi công ty muốn khai trừ B:
Có 2 cách thức để có thể tiến hành khai trừ B
- Thứ nhất: Hội đồng thành viên thông qua các quyết định bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản: Theo khoản 3 điều 52, Luật Doanh Nghiệp, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận. Như vậy nếu lấy ý kiến bằng văn bản mà cả A, C và D đều chấp thuận thì B sẽ bị khai trừ khỏi công ty.
- Thứ hai: Hội đồng thành viên thông qua các quyết định bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp. Do cuộc họp ngày 20/12 họp bàn về việc thống nhất phương án phân chia lợi nhuận, cuộc họp ngày 30/12 họp bàn việc thống nhất khai trừ B nên hai cuộc họp này không có liên quan đến nhau. Như vậy cuộc họp thành viên diễn ra ngày 30/12 trở thành cuộc họp đầu tiên họp bàn về vấn đề khai trừ B. Tuy nhiên, cuộc họp HĐTV lần thứ nhất được tiến hành không hợp lệ nên nếu công ty muốn khai trừ B thì phải tiếp tục tiến hành triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất theo quy định tại khoản 2 điều 51 – Luật Doanh Nghiệp. Trong trường hợp này, cuộc họp Hội đồng thành viên thứ hai phải đảm bảo được thông báo tới tất cả các thành viên trong hội đồng thành viên của công ty và cuộc họp chỉ được diễn ra khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% Vốn điều lệ. Quyết định khai trừ B sẽ được thông qua nếu được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận theo điểm a, khoản 2, điều 52 Luật Doanh Nghiệp, tức là cả A, C và D bỏ phiếu tán thành.
Phần vốn góp của B có thể được giải quyết theo các cách sau:
- Yêu cầu công ty mua lại vốn góp
- Chuyển nhượng phần vốn góp
- Tặng cho, thừa kế
- Sử dụng vốn góp để trả nợ
- Công ty giảm vốn điều lệ theo quy định tại khoản 3 điều 60.
TÌNH HUỐNG 9
Công ty A có trụ sở Hà Nội bán 30.000 thùng cotton cho Công ty B theo điều kiện C&F (INCOTERMS 1990) cảng Osaka, Nhật Bản. Người bán vận chuyển hàng hóa tới cảng Hải Phòng và lên con tàu C do người mua chỉ định. Do có sai sót trong quá trình đếm hàng, chỉ có 25.000 thùng cotton được xếp xuống tàu. Tuy nhiên, vận đơn đường biển( B/L) lại ghi rõ tổng số hàng là 30.000 thùng. Người bán sau đó đã ký trên B/L cho người mua để thanh toán đầy đủ toàn bộ giá trị lô hàng cotton. Khi tàu C đến cảng Osaka, lỗi về số lượng nói trên đã bị phát hiện, và người mua B đã kiện người bán A về trị giá số thùng cotton bị mất.
Câu 1: Với tư cách là người thụ lý vụ kiện trên, bạn có chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường của người mua không? Vì sao? Hoặc vì sao lại không chấp nhận?
Câu 2: Hãy cho biết loại trách nhiệm pháp lý mà Công ty A có thể phải gánh chịu trong vụ việc trên?
Câu 3: Trách nhiệm của chủ tàu C trong trường hợp này là gì?
Trả lời:
Câu 1: Với tư cách là người thụ lý vụ kiện này thì yêu cầu đòi bồi thường của người mua là hợp lệ vì:
- Theo Incoterms 1990, công ty A giao hàng theo điều kiện C&F cảng Osaka, Nhật Bản tức là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán được bắt đầu từ lúc đưa hàng từ nơi trụ sở của mình tới khi đưa hàng qua lan can tàu tại cảng đi (cảng Hải Phòng) nên người bán trong trường hợp này đã có sai sót khi giao hàng lên tàu (chỉ giao 25,000 thùng cotton thay vì theo hợp đồng là 30,000 thùng cotton).
- Tuy nhiên, trên vận đơn người bán đã ký là giao đủ hàng cho người chuyên chở là 30,000 thùng cotton người bán ký trên B/L và chuyển tới cho người mua để thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng cotton.
Theo chức năng của B/L :
- Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đế nơi trả hàng.
- Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dung để định đoạt và nhận hàng hay nói đơn giản là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn.
-Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết.
Dù là vận chuyển bằng tàu chuyến hay tàu chợ thì vận đơn đều là căn cứ, cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa người phát hành và người làm giữ vận đơn.Khi vận đơn được ký phát thì xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết. Mà đây là hợp đồng điều chỉnh quan hệ giữa người gửi hàng và người chuyên chở.
Vì thế, cho nên trên vận đơn ghi số lượng hàng hóa là 30,000 thùng nhưng thực tế người mua chỉ nhận được 25,000 thùng nên người mua có quyền khiếu kiện người bán về giá trị số thùng cotton bị mất.
Câu 2: Hãy cho biết loại trách nhiệm pháp lý mà Công ty A có thể phải gánh chịu trong vụ việc trên?
*Căn cứ theo Công ước Brucxen 1924:
Căn cú theo vận đơn và điều 3 Công ước Brucxen 1924 thì người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc giao thiếu hàng hóa vì vận đơn ký phát ghi đã nhận đủ 30,000 thùng. “Điều 3: Người gửi hàng sẽ không chịu trách nhiệm về những mất mát hay thiệt hại gây ra cho người chuyên chở hay tàu do bất kỳ nguyên nhân nào nếu không phải do hành vi, lỗi lầm hay sơ suất của người gửi hàng, của đại lý hay người làm công của họ gây nên.”
*Căn cứ theo Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005:
Người bán (công ty A) sẽ phải chịu trách nhiệm về hàng hóa theo khoản 3 điều 81: “Điều 81. Nghĩa vụ của người gửi hàng và người giao hàng Người gửi hàng hoặc người giao hàng dù cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm đối với người vận chuyển, hành khách, thuyền viên và các chủ hàng khác về những tổn thất phát sinh do khai báo hàng hoá không chính xác hoặc không đúng sự thật, nếu người vận chuyển chứng minh được là người gửi hàng hoặc người giao hàng có lỗi gây ra tổn thất đó.”
Bên cạnh đo, người bán cũng phải có trách nhiệm đòi bồi thường từ vận chuyển vì giao thiếu hàng hóa cho người mua vì theo điều kiện C& F cảng Osaka, Nhật Bản thì nghĩa vụ thuê tàu là của người bán và hợp đồng vận tải là điều chỉnh quan hệ giữa người bán và người vận chuyển nên để đảm bảo quyền lợi và uy tín của mình người bán phải tiến hành khởi kiện người vận chuyển nếu chứng minh được rằng họ thiếu trách nhiệm trong quá trình chuyên chở hàng hóa.
Câu 3: Trách nhiệm của chủ tàu C trong trường hợp này là gì?
*Căn cứ theo Công ước Brucxen 1924:
Trong trường howpjn ày thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển hàng hóa vì đã không kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi ký xác nhận vận đơn và giao thiếu hàng hóa cho người mua.Và người vận chuyển phải tiến hành bồi thườn thiệt hại theo điều 4 khoản 5 của công ước này.
Theo Công ước Brucxen 1924 ghi rõ:
“Điều 3:
1. Trước và lúc bắt đầu hành trình, người chuyên chở phải có sự cần mẫn thích đáng để:
a. Làm cho tàu có đủ khả năng đi biển;
b. Biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp cho tàu;
c. Làm cho các hầm, phòng lạnh và phòng phát lạnh và tất cả các bộ phận khác của con tàu dùng vào chuyên chở hàng hóa, thích ứng và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hóa.
2. Trừ những quy định của Điều 4, người chuyên chở phải tiến hành một cách thích hợp và cẩn thận việc xếp chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ những hàng hóa được chuyên chở.”
Điều 4:
“5. Trong bất kỳ trường hợp nào, người chuyên chở và tàu cũng không chịu trách nhiệm về những mất mát hay hư hỏng của hảng hóa vượt quá số tiền 100 bảng Anh một kiện hay một đơn vị hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ khác, trừ khi người gửi hàng đã khai tính chất và trị giá hàng hóa trước khi xếp hàng xuống tàu và lời khai đó có ghi vào vận đơn.
Lời khai, nếu có ghi vào vận đơn sẽ là bằng chứng hiển nhiên nhưng không có tính chất ràng buộc và quyết định đối với người chuyên chở.
Người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở và người gửi hàng có thể thỏa thuận với nhau một số tiền tối đa, khác với số tiền ghi trong đoạn này miễn là số tiền tối đa đã thỏa thuận này không được thấp hơn con số nói trên.
Trong bất kỳ trường hợp nào người chuyên chở và tàu cũng không phải chịu trách nhiệm về mất mát hay hư hỏng hàng hóa nếu người gửi hàng đã cố tình khai sai tính chất và giá trị hàng hóa đó trên vận đơn.”
*Căn cứ theo bộ luật hàng hải Việt Nam 2005:
Theo Bộ Luật hàng hải Việt nam 2005 thì người chuyên chở chịu trách nhiệm bồi thườn thiệt hại về hàng hóa bị thiếu hụt, mất mát và số tiền bồi thường thiệt hại.
“Điều 79. Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển 1. Trong trường hợp chủng loại, giá trị của hàng hoá không được người gửi hàng, người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hoá trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hoá hoặc 2 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hoá bị mất mát, hư hỏng tuỳ theo giá trị hàng hoá.
Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt. Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.
3. Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hoá được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với hàng hoá bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo;
b) Đối với hàng hoá bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hoá.
Giá trị còn lại của hàng hoá được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.
Ngoài ra, nếu người vận chuyển chỉ được miễn trách nhiệm nếu họ chứng minh được trường hợp miễn trách nhiệm của mình nếu có ghi chú khác trong vận đơn theo điều 88 bộ Luật hàng hải Việt Nam quy định:
“Điều 88: Ghi chú trong vận đơn 5. Người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá hoặc tổn thất liên quan đến hàng hoá trong mọi trường hợp, nếu người gửi hàng, người giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hoá khi bốc hàng và khai báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn.”
TÌNH HUỐNG 10
Công ty ABC của Việt Nam chào hàng để bán một số túi da cho công ty DEF của Nhật Bản. Chào hàng ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày từ thời điểm gửi đi (ngày 5/1/2007). Nhận được chào hàng này vào ngày 10/1/ 2007, công ty DEF chấp nhận các điều kiện của chào hàng, chỉ thay đổi nội dung liên quan giải quyết tranh chấp là trọng tài của Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC). Áp dụng quy định của công ước Vienna (1980) & bộ luật Dân sự Việt Nam (2005). Hỏi:
Câu 1. Trả lời của DEF có được xem là một chấp nhận chào hàng hay không?
Câu 2. Giả sử trả lời của DEF là một chấp nhận chào hàng nhưng ABC lại nhận được vào ngày 28/1 thì đây có phải là chấp nhận chào hàng không?
Câu 3. Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày nào?
Trả lời:
Câu 1. Trả lời của DEF không được xem là một chấp nhận chào hàng. Vì:
Theo điều 18 – điều 24 của công ước Vienna 1980 CISG quy định chấp nhận chào hàng là sự chấp nhận toàn bộ nội dung của chào hàng. Bất kì sự thay đổi, bổ sung nào với chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chối chào hàng và cấu thành chào hàng mới, trừ phi các nội dung mới không làm thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng ban đầu. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đều được coi là biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng. DEF đã thay đổi nội dung liên quan giải quyết tranh chấp, do đó được coi là biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng. Vì vậy trả lời của DEF không được xem là chấp nhận chào hàng.
Câu 2. Giả sử trả lời của DEF là một chấp nhận chào hàng, nhưng ABC lại nhận được vào ngày 28/1 thì đây không phải là chấp nhận chào hàng. Vì:
Theo Khoản 1 Điều 390 BLDS 2005 Đề Nghị giao kết được chấm dứt khi: hết thời hạn trả lời chấp nhận mà chưa nhận được Chấp Nhận của Bên Được Đề Nghị. Trên thư chào hàng của ABC ghi rõ có hiệu lực trong vòng 15 ngày, tức có hiệu lực đến ngày 20/1. Đến ngày 28/1 thì đã hết thời hạn trả lời chấp nhận mà ABC mới nhận được\ Chấp nhận của DEF. Do đó, đây không phải là chấp nhận chào hàng. Tuy nhiên, theo điều 397 BLDS 2005: Chấp Nhận vẫn có hiệu lực nếu đến chậm vì lý do khách quan với điều kiện Bên Đề Nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này. Tức, vì một lý do khách quan nào đó mà trả lời của DEF đến chậm, và lý do đó được ABC chấp nhận, thì đâ
Câu 3. Giả sử trả lời của DEF là chấp nhận chào hàng thì hợp đồng được ký vào ngày 10/01/2007. Theo điều 23, công ước Vienna 1980: Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực. Ngày 10/1 DEF nhận được chào hàng và chấp nhận chào hàng, tức ngày 10/1 chào hàng có hiệu lực, hợp đồng được coi là đã ký kết.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh Luật
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất
Mức lương của thực tập sinh Luật là bao nhiêu?