TOP 100 câu hỏi ôn tập học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam ( có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Bộ 100 câu hỏi ôn tập học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam bao gồm câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm (có đáp án) giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.

LÝ THUYẾT ÔN TẬP

Chương 1: Văn hóa học và văn hóa VIệt Nam

- Văn hóa và văn hóa học: Định nghĩa văn hóa; Các đặc trưng và chức năng của văn hóa; Văn hóa với Văn minh, Văn hiến, Văn vật; Cấu trúc của văn hóa; Cơ sở văn hóa và các bộ môn văn hóa học

- Định vị văn hóa Việt Nam: Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp; Chủ thể và thời gian văn hóa Việt Nam; Hoàn cảnh địa lí, không gian văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam; Hoàn cảnh lịch sử - xã hội của văn hóa Việt Nam

Chương 2: Diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam

- Văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử: Văn hóa thời tiền sử; Văn hóa thời sơ sử

- Văn hóa Việt Nam thiên niên kỉ đầu công nguyên: Văn hóa Việt Nam thời kì Bắc thuộc; Văn hóa Việt Nam thời Đại Việt; Văn hóa Việt Nam thời tự chủ

- Văn hóa Việt Nam từ 1958 đến 1945: Bối cảnh lịch sử văn hóa; Đặc trưng văn hóa giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945

- Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến nay: Bối cảnh lịch sử; Đặc điểm của văn hóa từ năm 1945 đến nay

Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo

- Tín ngưỡng: Tín ngưỡng phồn thực; Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

- Tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo; Đạo giáo; Kitô giáo

Chương 4: Không gian văn hóa Việt Nam

- Vùng văn hóa Tây Bắc: Đặc điểm tự nhiên; Đặc điểm Việt Bắc

- Vùng văn hóa Tây Bắc: Đặc điểm tự nhiên và xã hội; Đặc điểm văn hóa

- Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ: Đặc điểm tự nhiên và xã hội; Đặc điểm văn hóa

- Vùng văn hóa Trung Bộ: Đặc điểm tự nhiên và xã hội; Đặc điểm văn hóa

- Vùng văn hóa Tây Nguyên: Đặc điểm tự nhiên và xã hội; Đặc điểm văn hóa

- Vùng văn hóa Nam Bộ: Đặc điểm tự nhiên và xã hội; Đặc điểm văn hóa

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm:

A. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội

B. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội

C. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

D. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội

Đáp án: C

Câu 2. Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa?

A. Tính lịch sử

B. Tính giá trị

C. Tính nhân sinh

D. Tính hệ thống

Đáp án: B

Câu 3. Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con
người tạo ra với các giá trị tự nhiên do thiên nhiên tạo ra?

A. Tính lịch sử

B. Tính giá trị

C. Tính nhân sinh

D. Tính hệ thống

Đáp án: C

Câu 4. Nói văn hóa “là một thứ gien xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các
thế hệ mai sau” là muốn nhấn mạnh đến chức năng nào của văn hóa?

A. Chức năng tổ chức

B. Chức năng điều chỉnh xã hội

C. Chức năng giao tiếp

D. Chức năng giáo dục

Đáp án: D

Câu 5. Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm
động lực cho sự phát triển?

A. Chức năng tổ chức

B. Chức năng điều chỉnh xã hội

C. Chức năng giao tiếp

D. Chức năng giáo dục

Đáp án: B

...

2. Câu hỏi tự luận

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack
Tài liệu VietJackTài liệu VietJackTài liệu VietJack

...

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn Lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo

Mức lương của thực tập sinh quản lý đào tạo là bao nhiêu?

Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!