TOP 29 câu hỏi ôn tập học phần Giao tiếp Sư Phạm ( có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Bộ 29 câu hỏi ôn tập học phần Giao tiếp Sư bao gồm câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm (có đáp án) giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.

LÝ THUYẾT ÔN TẬP

Chương 1:  Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm 

1. Khái niệm giao tiếp và giao tiếp sư phạm: Các cách tiếp cận hiện tượng giao tiếp; Khái niệm giao tiếp; Giao tiếp với tư cách một hoạt động; Những quy luật tâm lý giao tiếp; Khai niệm về giao tiếp sư phạm; Các giai đoạn của quá trình giao tiếp sư phạm.

2. Những phương diện của giao tiếp sư phạm: Mục đích; Nội dung; Chức năng; Hai mặt; Phong cách giao tiếp; Các phương tiện giao tiếp; Đặc trưung; Nguyên tắc; Kĩ năng.  

3. Những yếu tố chi phối giao tiếp sư phạm: Mục tiêu giáo dục; Đối tượng giao tiếp sư phạm; Các kiểu khí chất và đặc trưng giao tiếp; Bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay. 

Chương 2:  Phát triển năng lực giao tiếp sư phạm 

1. Phát triển năng lực nhận thức trong giao tiếp sư phạm: Nhận biết trạng thái cảm xúc; Nhận biết ý định, thái độ

2. Phát triển năng lực làm chủ bản thân trong giao tiếp sư phạm: Kĩ năng tự nhận thức; Kĩ năng xác định giá trị; Kĩ năng kiểm soát cảm xúc; Kĩ năng ứng phó với căng thẳng; Kĩ năng thể hiện sự tự tin; Kĩ năng thể hiện sự kiên định. 

3. Phát triển năng lực điều khiển quá trình giao tiếp sư phạm: Sử dụng phương tiện giao tiếp; Giải quyết xung đột; Tìm kiếm sự hỗ trợ; Từ chối.

4. Phát triển các kĩ năng giao tiếp sư phạm: Các giai đoạn hình thành kĩ năng; Hình thành các kĩ năng giao tiếp sư phạm cần thiết 

5. Ứng dụng giải quyết các tình huống sư phạm: Khái niệm về tình huống sư phạm; Nguyên tắc giải quyết tình huống sư phạm; Các thành tố tâm lí cơ bản tham gia quá trình giải quyết tình huống sư phạm; Kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm; Bài tập thực hành giải quyết một số tình huống sư phạm 

6. Test ứng sử sư phạm 

7. Những tình huống sư phạm thường gặp 

Phụ lục

Phụ lục 1: Trắc nghiệm kĩ năng giao tiếp của V.P.DAKHAROV 

Phụ lục 2: Một số nguyên tắc trong giao tiếp

Phụ lục 3: Những thói quen xấu trong giao tiếp

Phụ lục 4:Để giao tiếp hiệu quả trong cơ quan

Phụ lục 5: Lắng nghe

Phụ lục 6: Kĩ năng giao tiếp phi ngôn từ

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Giao tiếp là gì?

A. Là hoạt động ngôn ngữ hàng ngày giữa người với người 

B. Là hoạt động xác lập vận hành các mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thảo mãn những nhau cầu nhất định

C. Là hoạt động ngôn ngữ giữa con người với con người nhằm thoả mãn những nhu cầu
nhất định.
 
Đáp án: B
 
Câu 2:Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên được gọi là đối tượng gì?

A.Chủ thể giao tiếp

B. Khách thể chủ động

C. Chủ thể tiếp nhận

D Chủ thể có ý thức

Đáp án: A

Câu 3: Điền vào chỗ chấm:

Để giáo dục có kết quả cao thì chúng ta không thể coi học sinh là khách thể thụ động mà các em thực sự là một…..

A. Khách thể chủ động

B. Chủ thể tiếp nhận

C.Chủ thể giao tiếp

D.Chủ thể có ý thức

Đáp án: D

Câu 4: Theo bạn, vai trò của giao tiếp sư phạm là gì? (Chọn đáp án sai)

A. Thể hiện năng lực sư phạm của người giáo viên.

B. Phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy

C. Điều kiện xã hội- tâm lí để đảm bảo quá trình giáo dục

D. Phương thức tổ chức các mối quan hệ qua lại giũa thầy và trò.

E. Tất cả đáp án trên đều sai

Đáp án: E

Câu 5: Các phương tiện giao tiếp gồm:

A. Ngôn ngữ nói

B. Ngôn ngữ viết

C. Phi ngôn ngữ

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 6: Điền vào chỗ chấm

Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa ........... và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở người học.

Đáp án: Giáo viên 

Câu 7: Khi giao tiếp với học sinh, giáo viên có nên dùng mắt để thể hiện thái độ trong suốt câu chuyện không?

A. Luôn luôn

B. Thỉnh thoảng

C. Không bao giờ

D. Cả A,B, C đều đúng

Đáp án: B

Câu 8:Theo bạn, đâu là cách giúp bạn cải thiện kĩ năng giao tiếp?

A. Nói vòng vo, ậm ừ.

B. Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán.

C. Dùng phi ngôn ngữ trong giao tiếp hiệu quả như ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt.

D. Tạo sự thân mật.

Đáp án: B,C,D

Câu 9: Kĩ năng giao tiếp sư phạm được hình thành qua:

A. Thói quen ứng xử.

B. Vốn sống, vốn kinh nghiệm bản thân.

C. Mặc đẹp và không làm gì.

D. Rèn luyện trong môi trường sư phạm.

Đáp án: A,B,D

Câu 10: Trong quá trình giao tiếp gồm các kĩ năng quan trọng nào?

A.Kĩ năng lắng nghe, quan sát bằng mắt.

B. Kĩ năng xử lý thông tin.

C.Kĩ năng điều khiển, điều chỉnh.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 11: Các phương tiện giao tiếp là:

A. Ngôn ngữ nói và viết

B. Phi ngôn ngữ

C. Đáp án A và B đúng

D. Đáp án A và B sai

Đáp án: C

Câu 12: Muốn truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp có hiệu quả, cần chú trọng tới những yếu tố nào?

A. Nội dung thông điệp

B. Giọng nói

C. Hình ảnh và cử chỉ

D. Tất cả những yếu tố trên

Đáp án: D

Câu 13: Tại sao khi giao tiếp chúng ta nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ thể?

A. Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi

B. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu

C. Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: C

Câu 14: Để hiểu tâm lý của học sinh bạn phải:

A. Để cho học sinh tự giải quyết vấn đề

B. Nhắc phụ huynh để ý quan tâm hơn tới con.

C. Đặt mình vào vị trí của học sinh, chạm vào cảm xúc của học sinh

D. Quan tâm, trò chuyện nhiều với học sinh

Đáp án: C

Câu 15: Bước vào lớp, bạn nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp rất bẩn, bàn ghế không ngay ngắn. Bạn xử lí thế nào?

A. Giáo viên phê bình tổ trực nhật, sau đó tiến hành giảng dạy như bình thường.

B. Giáo viên yêu cầu học sinh ra ngoài, yêu cầu tổ trực nhật vào làm vệ sinh lớp sạch sẽ rồi mới cho học sinh vào học.

C. Giáo viên yêu cầu các em ở từng bàn tự xếp bàn ghế cho ngay ngắn, sau đó tiến hành giảng dạy, hết giờ dạy yêu cầu tổ trực nhật làm ngay việc vệ sinh lớp trong giờ ra chơi để giờ sau có lớp học gọn gàng, sạch sẽ.

Đáp án: C

Câu 16: Trong giờ trả bài kiểm tra viết, một học sinh thắc mắc cho rằng thầy đã chấm nhầm cho em. Nếu là thầy giáo đó thì ngay lúc ấy bạn xử lí thế nào?

A. Thầy trả lời là đã chấm chính xác, yêu cầu học sinh đó xem kĩ lại bài làm của mình.

B. Thầy để học sinh trình bình luôn tại lớp, chỗ em đó cho là giáo viên đã chấm nhầm.

C. Thầy yêu cầu em học sinh đó xem lại bài làm một lần nữa và cuối giờ đến gặp thầy để thầy trò cùng trao đổi xem lại bài chấm cho thỏa đáng.

Đáp án: C

Câu 17: Bạn có tật nói ngọng, lẫn giữa l và n. Khi giảng bài học sinh trong lớp đã cười, nghe thấy tiếng cười đó, bạn xử lí thế nào?

A. Giáo viên bày tỏ với học sinh như sau: " Tôi biết tật nói ngọng của tôi chắc chắn sẽ làm các em cười. Tôi biết điều đó và hàng ngày đang luyện nói để nhanh chóng khắc phục được tật nói ngọng này, mong các em thông cảm cho tôi"

B. Giáo viên nghiêm khắc yêu cầu các em trật tự, nghiêm chỉnh học tập.

C. Giáo viên tảng lờ như không biết

Đáp án: A

Câu 18: Trong khi quay mặt vào bảng, thầy giáo thấy học sinh ở dưới lớp lại ồn ào và cười khúc khích. Khi thầy ngừng viết bảng và quay lại thì cả lớp lại im lặng và nhìn lên bảng. Nếu là thầy giáo đó bạn xử lí thế nào?

A. Thầy cau mày quát mắng về thái độ ồn ào cười cợt của học sinh.

B. Thấy học sinh vẫn cười nên thầy tạm dừng tiết học, đi sang phòng giáo viên soi gương lại xem mặt và trang phục để sửa sang lại. Sau đó tiếp tục giảng dạy.

C. Thầy gọi lớp trưởng yêu cầu cho biết vì sao lớp lại cười mỗi khi thầy quay vào bảng.

Đáp án: B

Câu 19: Khi mới nhận lớp chủ nhiệm, học sinh đề nghị bạn hát một bài nhưng bạn lại không có khả năng ca hát. Bạn xử lí thế nào?

A.Cô giáo nói với các em: " Cô hát không hay, nhưng với sự nhiệt tình đề nghị của các em, cô sẽ hát và đề nghị tất cả các em hát cùng cô" sau đó cô giáo hát một ca khúc quen thuộc, phổ biến rồi cô vỗ tay cho các em vỗ tay và hát cùng cô.

B. Cô giáo nói: " Cô không biết hát, đề nghị một bạn hát thay cô".

C. Cô giáo nói: " Cô hát không hay, cô xin đọc một bài thơ vậy".

 Đáp án: A

Câu 20: Khi bước vào dạy tiết 2, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt rác. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: "Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật". Nói xong em học sinh đó ngồi xuống. Trong tình huống này, bạn xử lí như thế nào?

A. Phê bình em đó và dứt khoát yêu cầu em phải lên nhặt giấy vụn để đảm bảo uy tín của cô.

B. Gọi em khác hoặc em trực nhật lên dọn

C. Không nói thêm gì mà lẳng lặng bước lên bục giảng xóa bảng và cúi xuống nhặt mẩu giấy vụn bỏ vào sọt rác. Sau đó bạn bắt đầu bài giảng một cách bình thường như không có chuyện gì xảy ra.

D. Bạn sẽ nói rằng: "Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?" Sau đó bạn nên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm.

Đáp án: D

2. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Khái niệm giao tiếp sư phạm

Câu 2: Đặc trưng của giao tiếp sư phạm

Câu 3: Chức năng giao tiếp sư phạm

Câu 4: Vai trò của giao tiếp sư phạm

Câu 5: Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm

Câu 6: Phong cách giao tiếp sư phạm

Câu 7: Phương tiện giao tiếp sư phạm ( PT ngôn ngữ và PT phi ngôn ngữ)

Câu 8: Kĩ năng giao tiếp sư phạm ( KN lắng nghe, KN thuyết phục, KN quản lí cảm xúc, KN giải quyết tình huống sư phạm)

Câu 9: Thực hành giải quyết tình huống GTSP giữa giáo viên và học sinh.

Xem thêm:

Giáo trình học phần Giao tiếp Sư Phạm

Bài giảng học phần Giao tiếp Sư Phạm

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm nhân viên tư vấn giáo dục mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm trợ giảng/ giáo viên ngữ văn mới nhất

Mức lương của trợ giảng/ giáo viên ngữ văn là bao nhiêu?

TOP 29 câu hỏi ôn tập học phần Giao tiếp Sư Phạm ( có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 1)
Trang 1
TOP 29 câu hỏi ôn tập học phần Giao tiếp Sư Phạm ( có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 2)
Trang 2
TOP 29 câu hỏi ôn tập học phần Giao tiếp Sư Phạm ( có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 3)
Trang 3
TOP 29 câu hỏi ôn tập học phần Giao tiếp Sư Phạm ( có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 4)
Trang 4
TOP 29 câu hỏi ôn tập học phần Giao tiếp Sư Phạm ( có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 5)
Trang 5
TOP 29 câu hỏi ôn tập học phần Giao tiếp Sư Phạm ( có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 6)
Trang 6
TOP 29 câu hỏi ôn tập học phần Giao tiếp Sư Phạm ( có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 7)
Trang 7
TOP 29 câu hỏi ôn tập học phần Giao tiếp Sư Phạm ( có đáp án) | Đại học Sư Phạm Hà Nội (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!