CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VI MÔ (CÓ ĐÁP ÁN)
Câu 1: Nếu GDP bình quân thực tế của năm 2000 là 18,073 đô và GDP bình quân thực tế của năm 2001 là 18,635 đô thì tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế trong thời kỳ này là bao nhiêu?
A. 3.0%
B. 3.1%
C. 5.62%
D.18.0%
E. 18.6%
Đáp án: B
Câu 2. Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, nên:
A. Giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất
B. Giảm chi ngân sách và tăng thuế
C. Các lựa chọn đều sai
D. Các lựa chọn đều đúng
Đáp án: D
Câu 3. Mức sống của chúng ta liên quan nhiều nhất đến:
A. Mức độ làm việc chăm chỉ của chúng ta
B. Nguồn cung tư bản của chúng ta, vì tất cả những gì có giá trị đều do máy móc sản xuất ra
C.Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta, vì chúng giới hạn sản xuất
D. Năng suất của chúng ta, vì thu nhập của chúng ta bằng chính những gì chúng ta sản xuất ra.
Đáp án: D
Câu 4. Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở:
A. Mục đích sử dụng
B. Thời gian tiêu thụ
C. Độ bền trong quá trình sử dụng
D. Các lựa chọn đều đúng
Đáp án: A
Câu 5. Ngân hàng Trung Ương có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng cách:
A. Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ
B. Mua hoặc bán ngoại tệ
C. Cả hai lựa chọn đều đúng
D. Cả hai lựa chọn đều sai
Đáp án: C
Câu 6. Thành phần nào sau đây thuộc lực lượng lao động:
A. Học sinh trường trung học chuyên nghiệp
B. Người nội trợ
C. Bộ đội xuất ngũ
D. Sinh viên năm cuối
Đáp án: C
Câu 7. Hoạt động nào sau đây của ngân hàng Trung Ương sẽ làm tăng cơ sở tiền tệ
A. Bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
B. Cho các ngân hàng thương mại vay
C. Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại
D. Tăng lãi suất chiết khấu
Đáp án: C
Câu 8. Những yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của một nước:
A. Đồng nội tệ xuống giá so với đồng ngoại tệ
B. Sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
C. Thu nhập của các nước đối tác mậu dịch chủ yếu tăng
D. Các lựa chọn đều sai
Đáp án: D
Câu 9. Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn:
A. Thu nhập quốc gia tăng
B. Xuất khẩu tăng
C. Tiền lương tăng
D. Đổi mới công nghệ
Đáp án: D
Câu 10. Những trường hợp nào sau đây có thể tạo ra những áp lực lạm phát
A. Cán cân thanh toán thặng dư trong một thời gian dài
B. Giá của các nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu gia tăng nhiều
C. Một phần lớn các thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi ngân hàng trung ương
D. Các lựa chọn đều đúng.
Đáp án: D
Câu 11. GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau nếu:
A. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước
B. Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm gốc
C. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm trước
D. Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm gốc
Đáp án: D
Câu 12. Nếu NHTƯ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu thì khối lượng tiền tệ sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Không thể kết luận
Đáp án: D
Câu 13: Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cầu AD dịch sang phải khi:
A. Nhập khẩu và xuất khẩu tăng
B. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
C. Chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp và giảm thuế
D. Các lựa chọn đều đúng
Đáp án: B
Câu 14: Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cung AS dịch chuyển khi:
A. Mức giá chung thay đổi
B. Chính phủ thay đổi các khoản chi ngân sách
C. Thu nhập quốc gia không đổi
D. Công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể
Đáp án: D
Câu 15: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn:
A. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối
B. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm
C. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi, bất luận diễn biến trên thị trường ngoại hối
D. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng
Đáp án: A
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm nhân viên kinh doanh
Việc làm thực tập sinh kinh doanh
Mức lương của phó/ trưởng phòng kinh doanh là bao nhiêu?