TOP 8 lý do nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Dịch vụ Logistics đang dần trở thành một ngành công nghiệp bùng nổ, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển ở tại Việt Nam cũng như quốc tế. Vì thế, một tấm bằng tốt ngành Logistics đang rất được săn đuổi trên thị trường tuyển dụng hiện nay. Cùng tham khảo 8 lý do chính để bạn theo đuổi học ngành Logistics nhé. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết lý do nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

TOP 8 lý do nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

1. Tìm hiểu về Logistic

Logistic là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất ngành Logistics chính là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng. Những đơn vị, công ty logistics sẽ phải lên kế hoạch cụ thể và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ theo yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Mọi công ty làm trong lĩnh vực Logistics đều phải cố gắng thay đổi chính mình và luôn chú trọng đến các yếu tố sau để tăng năng lực cạnh tranh của công ty như: số lượng, chất lượng, thời gian và cuối cùng là giá cả dịch vụ.

Chức năng của ngành Logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn bao gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Vì nhu cầu nhân lực lớn nên đây là lý do nên học ngành Logistics.  Nếu làm tốt về Logistics, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty.

Thực trạng ngành Logistic ở Việt Nam

Chỉ tính riêng ở TP.HCM đã có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Logistics. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận Logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng Logistics. Sự phát triển nóng của dịch vụ Logistics khiến nguồn nhân lực ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực Logistics hiện tại của Việt Nam được nhận định là thiếu chuyên nghiệp và quá ít so với sự phát triển của ngành. Phần lớn kiến thức mà những người làm Logistics hiện nay có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm trong ngành dịch vụ này. Vì thiếu nguồn lực trầm trọng, và nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của Logistics ngày càng cao, nên những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là “mục tiêu” của nhiều doanh nghiệp.

2. Lý do nên học ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng

Khan hiếm nguồn nhân lực

Hiện trạng tại Việt Nam có 3,000 doanh nghiệp logistics và dự kiến đến năm 2030 nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 200,000 nhân lực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics đang hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh chiếm 54%. Trong khi đó, khả năng đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực logistics chỉ đáp chỉ khoảng 10% nhu cầu của thị trường.

Cơ hội thực tập phong phú

Mặc dù Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics là một lĩnh vực có mức độ phát triển nhanh chóng, nhiều bạn sinh viên vẫn lo lắng về việc tìm kiếm công việc đầu tiên trong ngành. Lời khuyên dành cho bạn là đừng tốn công lo lắng, bởi thực tế có rất nhiều cơ hội thực tập giúp bạn học hỏi kiến thức và trau dồi kinh nghiệm, bao gồm thực tập có lương tại các công ty trong ngành, nếu quá trình thực tập của bạn được đánh giá tốt, nhiều khả năng bạn sẽ được giữ lại công ty ngay sau khi tốt nghiệp.

Đặc biệt tại các trường Đại học chú trọng đào tạo về ngành Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics ở Việt Nam, Phòng Tư vấn hướng nghiệp & Việc làm sẽ giúp các bạn có cơ hội thực tập tại các tập đoàn công ty hàng đầu trong ngành. Việc này giúp tạo lợi thế không nhỏ cho các sinh viên có kinh nghiệm thực tế để đầu quân vào các doanh nghiệp uy tín sau khi ra trường.

Đọc thêm: 8 tố chất cần có nghề Telesale

Data Analyst là gì? Khám phá cơ hội nghề nghiệp, thu nhập của một Data Analyst

Cơ hội cho sự tiến bộ nghề nghiệp

Ngành công nghiệp Logistics trân trọng mọi cá nhân ở mọi trình độ chuyên môn khác nhau, từ tài xế xe tải đến người quản lý. Hơn hết, sự đa dạng về chức năng trong mỗi phòng ban, quy trình xử lý hàng hóa, và biến đổi không ngừng của thị trường tạo nên rất nhiều thách thức và cả cơ hội cho từng cá nhân làm việc trong ngành. Dù bạn là ai, luôn có Logistics có thể chia thành 3 mảng chính là kho bãi, vận chuyển và giao nhận. Cụ thể có các hoạt động khác nhau như:

- Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa.

- Dịch vụ bốc xếp và dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển như tàu, xe hoặc container…

- Dịch vụ đại lý vận tải phụ trách làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa

- Các dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm dịch vụ vận tải đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường ống.

- Các dịch vụ bổ trợ như tiếp nhận, lưu kho hàng hóa, quản lý thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng bị lỗi, hàng hỏng, hàng quá hạn sử dụng, hàng bị khách trả lại, hàng tồn kho…

- Các dịch vụ Logistics liên quan khác: dịch vụ bưu chính, dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ thương mại bán buôn/ bán lẻ những vị trí và cơ hội cho sự phát triển cho tất cả mọi người.

Ổn định trong vấn đề tài chính

Theo báo cáo của Jobstreet – một trong những công việc làm trực tuyến lớn nhất tại Châu Á: với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành logistics nằm trong khoảng từ 5-9 triệu/tháng. Con số này sẽ tăng dần theo kinh nghiệm, kỹ năng. Với vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức lương trung bình tăng từ 15 - 23 triệu đồng một tháng, thậm chí có những công ty sẵn sàng trả 80 - 100 triệu đồng một tháng.

Đây là một nghề nghiệp thú vị mang đến cho bạn cơ hội phát triển. Chọn logistics là chuyên ngành của bạn đặt ra cho bạn một thách thức lớn. Đó là một thách thức đáng đối mặt.

Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán

Ngày hôm nay bạn có thể làm việc với một công ty start-up địa phương, nhưng ngày tiếp theo bạn có thể đang điều phối một chiến lược logistics quy mô lớn cho một công ty đa quốc gia. Không có gì cường điệu khi nói rằng không có hai ngày nào giống nhau trong ngành công nghiệp Logistics, bởi tính chất năng động của công việc tạo ra một sự nghiệp đầy thử thách. Trong ngành Logistics, không có khái niệm công việc cố định bắt đầu vào lúc 9h sáng và kết thúc vào 5h chiều – mỗi ngày đều mang lại một thách thức mới và một trải nghiệm mới để học hỏi.

Nơi làm việc linh động

Vì có rất nhiều ngành và tổ chức khác nhau phụ thuộc vào các hoạt động Logistics, việc làm việc trong ngành Logistics có thể mang đến cho bạn cơ hội được làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau. Có lẽ lý do thú vị nhất để bạn theo học ngành Logistics là bạn sẽ đạt được những kinh nghiệm về kinh doanh trên thương trường quốc tế. Bạn sẽ phát triển những mối quan hệ với các đối tác chuyên nghiệp trên toàn thế giới nếu công ty của bạn làm việc với những khách hàng nước ngoài. Biết đâu đấy, bạn cũng sẽ có được những cơ hội du lịch đến châu Á, Nam Mỹ hay bất kỳ nơi nào trên thế giới này, nhờ các cơ hội di chuyển trong công việc.

Làm quen với các công nghệ mới

Các công nghệ mới nổi bật như Internet of Things, máy bay và các phương tiện không người lái đang sẵn sàng cho một cuộc cách mạng hóa ngành Logistics trong những năm tới. Làm việc với công nghệ tiên tiến, kết nối với những kho dữ liệu khổng lồ mang tầm vóc Quốc Tế là một phần không thể thiếu của trong sự phát triển của ngành Logistics.

Vị trí ‘then chốt’ của bất kì doanh nghiệp nào

Là một Logistics Manager, bạn sẽ trở thành một ‘mắt xích’ vô cùng quan trọng trong sự định hình và vận hành của cả doanh nghiệp. Bạn phải chắc chắn rằng sản phẩm sẽ đến nơi vào đúng thời gian, xác định thời gian vận chuyển và số lượng hàng tồn kho phù hợp được dự trữ hay cách tiếp cận kênh phân phối phù hợp cho đặc thù từng ngành hàng, đối tượng khách hàng cuối cùng. Đó là công việc vất vả và áp lực cả về thời gian lẫn khối lượng công việc, nhưng chắc chắn sẽ mang lại sự phát triển vượt bậc cả về con đường sự nghiệp lẫn năng lực nội tại trong từng cá nhân.

Qua bài viết 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích vể ngành Logistics. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và áp dụng hiệu quả!

Đọc thêm: 

Phân biệt phiên dịch và biên dịch

Content Marketing là gì? 7 dạng Content Marketing hấp dẫn

Ikigai là gì? 3 bước để áp dụng ikigai vào công việc

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh Logistics

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh Marketing

Mức lương của thực tập sinh Logistics là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!