Mô tả công việc
- Địa điểm làm việc: Nhà hàng Bệnh viện Đại học Phenikaa
Ghi nhận yêu cầu của khách hàng, chuyển thông tin đến bếp/bar chính xác.
Phục vụ đồ ăn, thức uống đúng bàn, đảm bảo theo đúng quy trình.
kiểm tra và hỗ trợ nhu cầu của khách trong suốt bữa ăn.
Vệ sinh bàn ghế, khu vực ăn uống trước và sau khi khách dùng bữa.
Đảm bảo khu vực làm việc luôn gọn gàng, sạch sẽ
Quyền lợi được hưởng
- Lương thưởng theo năng lực, thành tích công việc.
- Tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng mềm phát triển các mảng công việc
- Tham gia các hoạt động tham quan, du lịch và team building gắn kết tinh thần.
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe nâng cao cho bản thân và gia đình.
Yêu cầu công việc
- Nam/nữ từ 18 tuổi, có sức khỏe tốt.
- Ngoại hình ưa nhìn, tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, có tinh thần làm việc nhóm.
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc tại nhà hàng hoặc khách sạn.
Yêu cầu hồ sơ
Cục Gạch Quán chất chứa những kỷ niệm chân tình, lẵng lặng, yên tỉnh trong không gian cũ, nâng niu những giá trị thật của người nhà quê theo xu hướng “ăn xanh sống sạch”, một ý niệm trong cách đối xử tử tế hơn với môi trường. Góp nhặt và chọn lọc lại những vật dụng cũ, kết hợp chúng với vài vật liệu mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiện nghi. Bắt chước Ngọai, tôi đựng mấy đôi đũa dừa nước trong cái lon lygo rồi cho khách tự so đũa trước khi ăn, khách không phàn nàn mà thích thú vì lâu lắm rồi mới được “về quê”. Cái ly thủy tinh lấy ý tưởng từ cái chung hột vịt lộn, giữ lại dáng dấp xưa chỉ thay đổi chất liệu và tỷ lệ kích thước, thấy gần gần và lạ lạ. Mấy hôm trời nóng Ngọai hay cho chúng tôi uống nước đậu đen, gạo rang. Bây giờ nó trở thành thức uống sang cả vì sự “sạch” không hóa chất , nhưng cầu kỳ trong cách chế biến thay gì chỉ khui một chai nước đóng sẳn trong vài giây. Bắt chước Ngọai, đi chợ luôn mang theo giỏ xách, mấy cái bao nilon Ngoại nhét để dành trong xó bếp bây giờ lại là bài học bảo vệ môi trường. Bắt chước Ngọai, bếp tôi tư làm đậu hủ, tư muối cà muối cải, tương chao đặt bà Ba, bà Bày tự làm để họ không biết để thêm vào chất bảo quản, cái chén chè đậu xanh không dám bỏ vỏ vì sợ ăn không mát, chuối chiên ít bán vì là món ưu tiên để mời khách cho thấy “cái giá” của chuối chiên.
Cái quán quê là kho tư liệu giúp tôi tìm kiếm những ý tưởng, là mạch cảm xúc trong những thiết kế của chính mình. Thiết lập lại không gian trong ngôi nhà Pháp xưa như giữ lại chút quá khứ của sài Gòn. Quán Bà Ngọai được đặt ngay trong phòng ăn của nhân viên, tái lập lại không khí gia đình, mất đi cảm giác văn phòng, thân thiện và gần gũi. Cái hồ nước và khóm cây tràm trồng trong mấy cái ống cống như một ốc đảo, tạo cảm giác lọt tỏm trong thiên nhiên và xa lạ với thị thành. Không gian mênh mông vì rộng hơn. Bắt chước Ngọai, tôi chỉ mua gỗ vụn về làm quán cho đỡ tốn tiền. Nhổ đinh, bào chuốt từng cây gổ li ti, lắp ghép vụn vặt là công đọan hiếm thấy và không dể làm. Mấy khúc gỗ 4x8 dài chừng 1m được chẻ rảnh chèn cây vào giữa làm liên kết và là giải pháp chống rớt bụi từ sàn nhà bên trên. Một sáng kiến của mấy anh thợ nhà quê mà chưa chắc anh kiến trúc hay nội thất nào cũng biết. Cái cầu thang đi hơi khó là một thiết kế sai, nhưng vì không muốn cưa hay cắt cây cột gỗ có sẳn nên đành chấp nhận, xem như là cách biện minh an tòan nhất- một thông điệp có dụng ý cho mọi người suy nghĩ lang mang hơn.
Bây giờ Cái Quán Quê đã trở thành cái lý sống, là bài học nhập môn cho đám cháu con. Nơi gặp gỡ được những người biết sống với cái tình. Cây bưởi trên lầu không thèm kết trái,chăm sóc lắm cũng chỉ được mấy chùm hoa nhỏ. Mấy hôm trời không trăng tôi hít thật sâu mới ngưởi được hương của chúng, im lặng rồi bảo với đám lính nhà quê: thấy chưa,ở thành phố đâu phải cái gì cũng có.
Hoa càng đẹp và tinh khiết hơn chưa!