43 Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ CHƯƠNG 5 (có đáp án) | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Bộ 43 Câu hỏi trắc nghiệm học phần Dẫn luận ngôn ngữ CHƯƠNG 5 (có đáp án) của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao cuối học kỳ.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 5 (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1: “Cơ chế tạo ra câu nói có ý nghĩa bằng các quy tắc kết hợp với nhau, kết hợp với nhau với ngữ điệu để thể hiện các quan hệ ngữ pháp của chúng” là định nghĩa của

A. Hư từ

B. Thực từ

C. Cú pháp

D. Hình vị.

Câu 2: “Nhờ cách nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng, ngưng nghỉ...ta phân biệt được nghĩa khác nhau của một câu..” là người ta đang nói về điều gì?

A. Ngữ điệu

B. Cú pháp

C. Hình vị

D. Hư từ.

Câu 3: “Là một nhóm từ (bậc dưới câu) do các từ kết hợp với nhau theo quan hệ cú pháp (đẳng lập, chính phụ) là định nghĩa về

A. Cụm danh từ

B. Cụm từ

C. Cụm tính từ

D. Cụm động từ.

Câu 4: “Là những đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên từ” là định nghĩa về

A. Âm tiết

B. Âm vị

C. Hình vị

D. Âm tố.

Câu 5: Các dạng thức của từ

A. Từ đơn

B. Từ ghép

C. Từ phái sinh

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: “Từ gồm 2 hoặc hơn 2 căn tố kết hợp với nhau, có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố” là định nghĩa của

A. Từ đơn

B. Từ ghép

C. Từ láy

D. Từ phái sinh.

Câu 7: Về mặt ngữ ngữa, thực từ là

A. Có ý nghĩa ngữ pháp

B. Có ý nghĩa từ vựng

C. Có ý nghĩa cú pháp

D. Không có đáp án đúng.

Câu 8: Các phạm trù của thực từ

A. Danh từ, số từ, đại tư, động từ, tính từ

B. Danh từ, liên từ, giới từ, trạng từ

C. Trạng từ, động từ, danh từ, tính từ

D. Tính từ, liên từ, giới từ, động từ,số từ.

Câu 9: “Không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp” là đặc điểm của

A. Thực từ

B. Hư từ

C. Lượng từ

D. Thán từ.

Câu 10: “Là những từ đơn chức năng không có khả năng làm thành một ngôn ngữ phát ngôn độc lập” là đặc điểm của

A. Thực từ

B. Thán từ

C. Gioi tù

D. hư từ.

Câu 11: Đặc điểm khác nhau giữa hư từ và thán từ

A. Thán từ có thể đứng một mình

B. Hư từ có thể đứng một mình

C. A và B sai

D. Thán từ không bao giờ đứng một mình.

Câu 12: Các phạm trù của hư từ

A. Phó từ, thán từ, tính từ

B. Phó từ, trạng từ, danh từ

C. Phó từ, danh từ, tính từ

D. Phó từ, kết từ, trợ từ.

Câu 13: Trường hợp nào dưới đây có tính thành ngữ cao về mặt ngữ nghĩa?

A. Mặt mày

B. vui vẻ

C. bụi phấn

D. thông minh.

Câu 14: Khi chúng ta phân chia lớp từ của một ngôn ngữ theo những đặc điểm khái quát về nghĩa của chúng, có liên quan đến chức năng ngữ pháp của chúng trong câu, là chúng ta đã chia lớp từ thành

A. Từ loại

B. Cụm từ

C. Thành ngữ

D. Ca cao.

Câu 15: Nếu phân chia câu theo mục đích phát ngôn thì câu “Quyển sách này, tôi đã mua cho Nam”, ta nói hai câu này.

A. Trái nghĩa

B. Cùng ngữ nghĩa

C. Câu đơn đặc biệt

D. Câu cảm thán.

Câu 16: Khi ta nói “đã” (trong câu “đã làm xong”) biểu thị thời gian là nói đến

A. Ý nghĩa ngữ pháp

B. Ý nghĩa nội dung

C. Qúa khứ

D. Tương lai.

Câu 17: Từ nào chứa hình vị phụ thuộc?

A. Lạnh lẽo

B. khô ráo

C. mạnh mẽ

D. A và C đúng.

Câu 18: Các trường hợp nào dưới đây chứa 3 hình vị?

A. Bookself

B. Bookstore

C. Bookseller

D. Teacher.

Câu 19: “Sự hướng dẫn sinh viên làm khóa luận của giáo sư A” là

A. Tính ngữ

B. Danh ngữ

C. Thành ngữ

D. Trạng ngữ.

Câu 20: Nếu phân chia câu theo mục đích phát ngôn thì câu “Nó có giúp cho tôi đâu!” thuộc loại câu

A. Câu cảm thán

B. Câu hỏi

C. Câu khẳng định

D. Câu phủ định.

Câu 21: Hình thái học nghiên cứu về

A. Quy tắc phản ánh kết hợp từ

B. Môi quan hệ giữa từ và câu

C. Mối quan hệ giữa câu và đoạn

D. Mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Câu 22: Cú pháp là

A. Cơ chế tạo câu nói có ý nghĩa

B. Cơ chế phân biệt nghĩa

C. Cơ chế tạo từ mới

D. Cơ chế mất ý nghĩa.

Câu 23: Phương thức trật tự từ là

A. Thể hiện tính trật từ của các câu

B. Thể hiện tính trật từ của việc sắp xếp các từ ngữ trong câu

C. A và B đúng

D. A và B sai.

Câu 24: Ngữ điệu là

A. Cách nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng....

B. Điệu nhạc của ngôn ngữ

C. Nói chuyện điều đà

D. A và B đúng.

Câu 25: Foot - feet; man - men là

A. Dùng phương thức căn tố

B. Dùng phương thức phụ tố

C. Dùng phương thức thay căn tố

D. Dung phương thức đồng âm.

Câu 26: Phương thức phụ tố là

A. Từ gốc vẫn còn nguyên

B. từ gốc bị biến đổi hoàn toàn

C. Từ gốc với ý nghĩa khác

D. A,B,C sai.

Câu 27: “Ngôn ngữ học”, “nước ngọt”, “thanh niên tiêu biểu”

A. Từ đơn

B. từ ghép

C. từ phức

D. từ láy.

Câu 28: “Hài hước và vui nhộn”, “cô gái và chàng trai”, “có hay không”

A. Từ phức

B. Từ ghép đẳng lập

C. Từ ghép chính phụ

D. Từ phái sinh.

Câu 29: “Nó có học đâu?”

A. Câu hỏi

B. Câu phủ định

C. Câu cảm thán

D. Câu khẳng định.

Câu 30: “Con gái - ai lại không nắng mưa thất thường?”

A. Câu cảm thán

B. Câu phủ định

C. Câu cầu khiến

D. Câu hỏi.

Câu 31: “Nó mà học?” là câu

A. Câu phủ định

B. Câu khẳng định

C. Câu hỏi

D. Câu cảm thán.

Câu 32: “Thần đồng mà lại không giỏi?”

A. Câu hỏi

B. Câu cảm thán

C. Câu phủ định

D. câu khẳng định.

Câu 33: “Anh thì giỏi!” là

A. Câu khẳng định

B. Câu nghi vấn

C. Câu cảm thán

D. Câu phủ định.

Câu 34: “Anh có giỏi thì làm trước đi!”

A. Câu khẳng định

B. Câu cầu khiến.

C. Câu cảm thán

D. Câu phủ định.

Câu 35: “Anh vui quá nhỉ?”

A. Câu khẳng định

B. Câu cầu khiến.

C. Câu cảm thán

D. Câu phủ định.

Câu 36: “Giỏi quá ha?!”

A. Câu khẳng định

B. Câu cầu khiến.

C. Câu cảm thán

D. Câu phủ định.

Câu 37: Tập hợp các công cụ ngữ pháp hay tập hợp những ý nghĩa ngữ pháp thể hiện trong một phạm vi nào đó.

A. Phạm trù ngữ pháp

B. Phạm trù cú pháp

C. Phạm trù ngữ nghĩa

D. Phạm trù từ vựng.

Câu 38: Nghiên cứu những gì liên quan đến một từ là

A. Hình thái học

B. Cú pháp học

C. Ngữ nghĩa học

D. Từ vựng học.

Câu 39: Căn cứ vào cách hình thành nghĩa, thì “bụng dạ, ruột gan, tay chân, nặng nhẹ...” là

A. Từ ghép mang tính thành ngữ

B. từ ghép có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố

C. Nghĩa của từ ghép thu hẹp nghĩa của thành tố

D. Không xác định được cả 2 thành tố.

Câu 40: Căn cứ vào cách hình thành nghĩa, thì “ăn chơi, nhà cửa, bếp núc, góa bụa ...” là

A. Từ ghép mang tính thành ngữ

B. từ ghép có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố

C. Nghĩa của từ ghép dựa vào nghĩa của một trong 2 thành tố.

D. Không xác định được cả 2 thành tố.

Câu 41: Căn cứ vào cách hình thành nghĩa, thì “máy ảnh, dưa hấu, xe đap...” là

A. Từ ghép mang tính thành ngữ

B. từ ghép có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố

C. Nghĩa của từ ghép thu hẹp nghĩa của thành tố

D. Không xác định được cả 2 thành tố.

Câu 42: Căn cứ vào cách hình thành nghĩa, thì “đầu trâu, chỉ năm ngón tay, nhà ổ chuột...”

A. Từ ghép mang tính thành ngữ

B. từ ghép có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố

C. Nghĩa của từ ghép thu hẹp nghĩa của thành tố

D. Không xác định được cả 2 thành tố.

Câu 43: Căn cứ vào cách hình thành nghĩa, thì “long lanh, bâng khuâng, vi vu, thơ thẩn...” là.

A. Từ ghép mang tính thành ngữ

B. từ ghép có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố

C. Nghĩa của từ ghép thu hẹp nghĩa của thành tố

D. Không xác định được cả 2 thành tố.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C A B C D B B A B D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A D A A B A D C B D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A A B A A A B B A D
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A D D B C B A A B C
41 42 43              
C A D              

 

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 1

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 2

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 3

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 4

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!