100 Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ CHƯƠNG 3 (có đáp án) | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Bộ100 Câu hỏi trắc nghiệm học phần Dẫn luận ngôn ngữ CHƯƠNG 3 (có đáp án) của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao cuối học kỳ.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3 (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1: Ngữ âm là gì?

A. Là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ

B. Là hình thức tồn tại của ngôn ngữ

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai.

Câu 2: Ngữ âm học nghiên cứu về điều gì?

A. Quy luật tổ chức, kết hợp âm

B. Chữ viết

C. Hình vị, âm vị, âm tố

D. Sắc thái ngôn ngữ.

Câu 3: Cơ sở vật lí có những đặc trưng trong âm học là gì?

A. Cao độ, cường độ, trường độ

B. Cao độ, âm sắc, trường độ

C. Cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc

D. Cả A B C đều sai.

Câu 4: Cơ sở sinh lí học có đặc trưng âm học gồm?

A. Cơ quan hô hấp, thanh hầu, thanh quản

B. Lưỡi, thanh hầu, thanh quản, mũi

C. Cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hưởng

D. Thanh hầu và cơ quan hô hấp.

Câu 5: Phụ âm vang [p],[t], [k], kết thúc âm tiết, ta gọi đó là gì?

A. Âm tiết khép

B. Âm tiết mở

C. Âm tiết nửa mở

D. Âm tiết nửa khép

Câu 6: [m],[n], [ng] kết thúc âm tiết ta gọi là gì?

A. Âm đầu lưỡi

B. Âm tiết khép

C. Âm tiết nửa khép

D. Âm tiết mở.

Câu 7: Người ta nói "thỏ thẻ","se sẻ" là những âm tiết gì?

A. Âm tiết khép

B. Âm tiết mở

C. Âm tiết nửa khép

D. Âm tiết nửa mở.

Câu 8: Người ta nói "mái đầu, mai sau" là những âm tiết gi?

A. Âm tiết mở

B. Âm tiết khép

C. Âm tiết nửa mở

D. Âm tiết nửa khép.

Câu 9: "Là đơn vị nhỏ nhất không thể phân chiết" đề cập đến khái niệm gì?

A. Âm vị

B. Hình vị

C. Âm tố

D. Âm tiết

Câu 10: [i], [e] là những nguyên âm gì?

A. Nguyên âm tròn môi

B. Nguyên âm không tròn môi

C. Nguyên âm cuối lưỡi

D. Nguyên âm cuống lưỡi.

Câu 11: [u], [o] là những nguyên âm gì?

A. Hàng trước, không tròn môi

B. Hàng sau, tròn môi

C. Hàng sau không tròn môi

D. Hàng trước, tròn môi.

Câu 12: [v], [f] là những phụ âm gì?

A. Phụ âm môi

B. Phụ âm răng

C. Phụ âm môi - răng

D. Phụ âm môi môi

Câu 13: [r] là phụ âm gì?

A. Phụ âm đầu lưỡi

B. Phụ âm môi

C. Phụ âm cuối lưỡi

D. Phụ âm họng

Câu 14: [m], [b] là phụ âm gì?

A. Phụ âm môi- môi

B. Phụ âm môi - răng

C. Phụ âm răng - răng

D. Phụ âm đầu lưỡi

Câu 15: [s], [tr] là phụ âm gì?

A. Phụ âm đầu lưỡi.

B. Phụ âm cuối lưỡi

C. Phụ âm răng

D. Phụ âm môi.

Câu 16: Hãy chọn cách miêu tả đúng nguyên âm /o/ trong thang nguyên âm dưới đây.

A. Nguyên âm khép vừa, hàng sau, tròn môi

B. Nguyên âm khép, hàng trước, tròn môi.

C. Nguyên âm khép vừa, hàng sau, tròn môi

D. Nguyên âm mở, hàng sau, không tròn môi

Câu 17: Trong tiếng Việt, hai phụ âm nào là phụ âm xát.

A. s, l

B. s, x

C. x, f

D. f, k.

Câu 18: "Với tư cách là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh với các đơn vị có nghĩa", định nghĩa này nói đúng với?

A. Âm tố

B. Hình vị

C. Âm tiết

D. Âm vị.

Câu 19: Trong tiếng Việt, hai đơn vị "hớt" và "hất" phân biệt nhau nhờ ?

A. Cao độ

B. Cường độ

C. Trường độ

D. Âm sắc.

Câu 20: Người ta nói "học" là một âm tiết gì?

A. Âm tiết khép

B. Âm tiết mở

C. Âm tiết nửa khép

D. Âm tiết nửa khép.

Câu 21: Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, một tiêu chí để phân biệt /f/ và /v/ là?

A. Chuyển động của lưỡi

B. Độ mở của miệng

C. Trường độ

D. Vô thanh - hữu thanh

Câu 22: Điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là?

A. Âm tố chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ, âm vị có trong tất cả ngôn ngữ

B. Âm vị chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ, âm tố có trong tất cả ngôn ngữ.

C. Âm vị có tính chất tự nhiên, âm tố có tính chất xã hội

D. Âm vị cụ thể, âm tố trừu tượng.

Câu 23: Có bao nhiêu âm tiết trong câu “This is John’s bicycle” ?

A. 5 âm tiết

B. 6 âm tiết

C. 7 âm tiết

D. 8 âm tiết.

Câu 24: “Luồng hơi đi ra không bị cản trở hoàn toàn mà lách qua các khe để thoát ra ngoài” là phương thức cấu âm của?

A. Âm xát

B. Âm tắc

C. Âm mũi

D. Âm rung.

Câu 25: Các âm “m,n,ng,nh” được gọi là phụ âm vang bởi vì?

A. Vì nó nằm ở cuối từ của âm tiết

B. Khi đọc âm thanh vang lên tự nhiên

C. Luồn hơi thoát ra từ khoan mũi

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 26: Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, một tiêu chí để phân biệt /p/ và /b/ là

A. Chuyển động của lưỡi

B. Độ mở của miệng

C. Trường độ

D. Vô thanh - hữu thanh

Câu 27: “Luồng hơi đi ra ngoài bị cản trở rồi thoát ra, sau đó bị cản trở và thoát ra” đây là cách mô tả phương thức cấu âm của?

A. Âm tắc

B. Âm xát

C. Âm mũi

D. Âm rung.

Câu 28: Trong hệ thống ngữ âm, trong phân đoạn ngữ lưu, đơn vị nhỏ nhất mà ta có thể nhận biết bằng thính giác là?

A. âm vị

B. Âm tố

C. Hình vị

D. Âm tiết.

Câu 29: Những yếu tố nào dưới đây là cơ sở sinh lí học của ngữ âm?

A. Thanh hầu

B. Thanh quản

C. Miệng

D. Lưỡi.

Câu 30: Điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là?

A. Âm vị trừu tượng, âm tố cụ thể

B. Âm vị mang tính tự nhiên, âm tố mang tính xã hội

C. Âm vị mở rộng mọi ngôn ngữ, âm tô bó hẹp ở 1 ngôn ngữ

D. A và B đều đúng.

Câu 31: Người ta nói “sing” là một âm tiết gì?

A. Âm tiết khép

B. Âm tiế nửa khép

C. Âm tiết mở

D. Âm tiết nửa mở

Câu 32: Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở mặt lưỡi?

A. [t]

B. [h]

C. [c]

D. [g]

Câu 33: Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở đầu lưỡi?

A. [m]

B. [t]

C. [g]

D. [k]

Câu 34: Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở vị trí môi?

A. [m]

B. [c]

C. [l]

D. [n]

Câu 35: Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Phụ âm xát luồn hơi không bị cản trở hoàn toàn

B. Phụ âm tắc luồn hơi không bị cản trở hoàn toàn

C. Phụ âm rung luồn hơi bị cản trở hoàn toàn

D. cả A,B và C đều đúng.

Câu 36: Hãy chọn cách miêu tả nguyên âm /i/

A. Nguyên âm hàng sau, không tròn môi

B. Nguyên âm hàng trước, tròn môi

C. Nguyên âm hàng giữa, tròn môi

D. Nguyên âm hàng trước, không tròn môi

Câu 37: Trong tiếng Việt, hai đơn vị “mắt” và “mát” phân biệt nhau nhờ

A. âm sắc

B. cao độ

C. cường độ

D. trường độ

Câu 38: Trong tiếng Việt, hai đơn vị “nam” và “năm” phân biệt nhau nhờ

A. trường độ

B. cường độ

C. âm sắc

D. cao độ.

Câu 39: Trong câu “I had bought this dictionary for Nam” có bao nhiêu âm tiết?

A. 9 âm tiết

B. 10 âm tiết

C. 11 âm tiết

D. 12 âm tiết.

Câu 40: “Đơn vị trừu tượng” là đặc điểm của

A. âm vị

B. âm tố

C. âm tiết

D. hình vị

Câu 41: “Chỉ bó hẹp trong ngôn ngữ” là đặc điểm của

A. Âm tố

B. Âm vị

C. Âm tiết

D. Hình vị.

Câu 42: Biến thể bị quy định bởi vị trí bối cảnh ngữ âm là gì?

A. Biến thể tự do

B. Biến thể ngẫu nhiên

C. Biến thể kết hợp

D. Biến thể âm tố.

Câu 43: Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là

A. Biến thể hình vị

B. Biến thể âm tiết

C. Biến thể âm tố

D. Biến thể âm vị.

Câu 44: Âm vị được thể hiện ra bằng các

A. Âm tiết

B. Âm sắc

C. Âm tố

D. Hình vị.

Câu 45: Những đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có tác dụng khu biệt nghĩa và dùng để cấu tạo nên vỏ vật chất được gọi là gì?

A. Âm sắc

B. Âm vị

C. Âm tố

D. Hình vị.

Câu 46: Hình thức âm thanh của ngôn ngữ là

A. Ngữ âm

B. Nguyên âm

C. Phụ âm

D. Âm tố.

Câu 47: Kết quả của sự chấn động các phân tử không khí do một vật thể nhất định nào đó tạo ra các dao động sóng âm.

A. âm thanh ngôn ngữ

B. âm sắc

C. âm vị

D. âm tố.

Câu 48: Sự chấn động nhanh hay chậm của các phân tử không khí trong các đơn vị thời gian dùng để chỉ

A. cao độ

B. cường độ

C. trường độ

D. âm sắc

Câu 49: Trọng âm được tạo nên bởi

A. cường độ

B. trường độ

C. âm sắc

D. cao độ.

Câu 50: Cường độ của âm thanh thể hiện ở

A. Độ mạnh, yếu của âm thanh

B. Độ dài của âm thanh

C. tần số dao động

D. sắc thái âm thanh.

Câu 51: Cao độ của âm thanh tùy thuộc vào

A. Độ mạnh, yếu của âm thanh

B. Độ dài của âm thanh

C. tần số dao động

D. sắc thái âm thanh.

Câu 52: Tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói là

A. Độ mạnh, yếu của âm thanh

B. Độ dài của âm thanh

C. tần số dao động

D. sắc thái âm thanh.

Câu 53: Tạo nên sự đối lập giữa nguyên âm này với nguyên âm khác trong một số ngôn ngữ dùng để chỉ

A. cường độ

B. trường độ

C. cường độ

D. âm sắc.

Câu 54: Sự khác nhau về mặt âm thanh giữa live và leave là để chỉ

A. cường độ

B. cao độ

C. trường độ

D. âm sắc

Câu 55: Sự khác nhau về mặt âm thanh giữa ship và sheep là để chỉ

A. cường độ

B. cao độ

C. trường độ

D. âm sắc

Câu 56: Sự khác nhau về mặt âm thanh giữa lord và law là để chỉ

A. cường độ

B. cao độ

C. trường độ

D. âm sắc

Câu 57: Cơ sở sinh lý học của ngữ âm là

A. hoạt động cấu âm

B. thanh hầu

C. cơ quan hô hấp

D. lưỡi.

Câu 58: Cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hưởng là

A. Cơ sở vật lý

B. Cơ sở sinh lý học

C. Cơ sở xã hội

D. Cả 3 đều sai.

Câu 59: Thanh hầu là

A. Cơ quan hô hấp

B. Cơ quan phát âm.

C. Cơ quan tiêu hóa

D. Cơ quan sinh dục.

Câu 60: Nguồn phát âm thanh của bộ máy phát âm thanh là

A. Thanh hầu

B. Thanh quản

C. Miệng

D. Lưỡi.

Câu 61: Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu là

A. Khoang cộng hưởng trên thanh hầu

B. Hộp cộng hưởng động

C. Khoang trống và ko kín

D. Khoang cộng hưởng nằm trong miệng.

Câu 62: Âm được khuếch đại nhờ

A. Khoang miệng, khoang mũi

B. Khoang miệng, khoang yết hầu

C. Khoang miệng, khoang mũi, khoang thanh hầu

D. Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu.

Câu 63: Phát âm khác nhau ở các vùng miền (gi, r → d; s,x → x; a → oa; a → ô; v → z) nói đến

A. Tính chất xã hội ngữ âm

B. Cơ sở vật lý

C. Cơ sở sinh lý học

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 64: Âm tiết khép là những âm tiết

A. Không vang

B. Vang.

C. Bán nguyên âm

D. không có đáp án đúng.

Câu 65: Âm tiết nửa khép là những âm tiết

A. Không vang

B. Vang.

C. Bán nguyên âm

D. không có đáp án đúng.

Câu 66: Âm tiết mở là những âm tiết

A. Giữ nguyên âm sắc của đỉnh nguyên âm ở đỉnh âm tiết.

B. Kết thức bằng phụ âm vang

C. kết thúc bằng phụ âm không vang

D. Cả A va B đều đúng.

Câu 67: Âm tiết nửa mở là những âm tiết

A. Giữ nguyên âm sắc của đỉnh nguyên âm ở đỉnh âm tiết.

B. Kết thức bằng phụ âm vang

C. kết thúc bằng phụ âm không vang

D. Bán nguyên âm.

Câu 68: (o), (u), (y), (i) không nằm ở đỉnh âm tiết, kết thúc âm tiết được gọi là

A. Phụ âm

B. Bán nguyên âm

C. Âm tiết vang

D. Âm tiết không vang.

Câu 69: Nguyên âm được hình thành

A. Dây thanh rung nhiều

B. Dây thanh rung ít

C. Nhiều tiếng động

D. Luồng hơi ra mạnh.

Câu 70: Nguyên âm được hình thành

A. Luồng hơi ra mạnh

B. Luồng hơi đi tự do, hơi yếu.

C. A và B sai

D. A và B đúng.

Câu 71: Phụ âm được hình thành

A. Dây thanh rung nhiều

B. Dây thanh rung ít

C. Nhiều tiếng thanh

D. A và C đúng.

Câu 72: Phụ âm được hình thành

A. Dây thanh rung ít, nhiều tiếng động

B. Luồng hơi đi tự do, hơi yếu.

C. A và B đúng

D. A và B sai.

Câu 73: Các tiêu chí phân loại nguyên âm

A. Vị trí lưỡi, hình dạng đôi môi, trường độ

B. Độ nâng của lưỡi, cao độ

C. Vị trí lưỡi, hình dạng đôi môi, cao độ

D. Không có đáp án đúng.

Câu 74: Các tiêu chí phân loại phụ âm

A. Vị trí lưỡi, hình dạng đôi môi, trường độ

B. Độ nâng của lưỡi, cao độ

C. Phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.

D. A và C đúng.

Câu 75: Nguyên âm hàng trước, nguyên âm hàng giữa, nguyên âm hàng sau là tiêu chí của

A. Chuyển động của lưỡi

B. Hình dạng đôi môi

C. Độ mở của miệng

D. Trường độ của âm.

Câu 76: Khi nói đến tiêu chí chuyển động của lưỡi là nói đến

A. Hẹp, rộng,hơi rộng

B. Tròn môi, không tròn môi

C. Nguyên âm dài, nguyên âm ngắn

D. Hàng trước, hàng sau.

Câu 77: Nguyên âm [i], [e] là

A. Hàng sau

B. Hàng giữa

C. Hàng trước

D. Tròn môi.

Câu 78: Khi phát âm, đầu lưỡi đưa về phía trước, đề cập đến nguyên âm nào?

A. /i/, /u/

B. /u/, o/

C. /e/, /o/

D. /i/, /e/

Câu 79: Khi phát âm, đầu lưỡi nâng lên phía ngạc nói về hàng nào?

A. Hàng sau

B. Hàng giữa

C. Hàng trước

D. Hàng trên.

Câu 80: Nguyên âm [ơ], [u] là

A. Hàng sau

B. Hàng trước

C. Hàng giữa

D. Hàng dưới.

Câu 81: Khi phát âm, phần sau lưỡi nâng về phía ngạc mềm

A. Hàng sau

B. Hàng giữa

C. Hàng trước

D. Hàng trên.

Câu 82: Nguyên âm [o], [u] là

A. Hàng trước

B. Hàng sau

C. Hàng giữa

D. Hàng trên.

Câu 83: Nguyên âm hàng sau là

A. /o/, /u/

B. /u/, /i/

C. /i/, /e/

D. /e/, /o/

Câu 84: Chọn phương án sai

A. Nguyên âm hàng giữa khi phát âm, phần giữa của lưỡi nâng lên ngạc

B. Nguyên âm hàng sau là nguyên âm khi phát âm, phần sau của lưỡi nâng về phía ngạc mềm

C. Nguyên âm hàng trước là nguyên âm khi phát âm đầu lưỡi đưa về phía sau

D. A và B sai.

Câu 85: Phụ âm [t], [d], [t’] là

A. Âm đầu lưỡi quặt

B. Âm đầu lưỡi răng

C. Âm môi - răng

D. Âm hầu họng.

Câu 86: Nguyên âm hẹp là

A. /i/, /o/

B. /o/, /e/

C. /i/, /u/

D. /u/, /e/

Câu 87: Nguyên âm hơi hẹp là

A. /i/

B. /o/

C. /a/

D. /u/

Câu 88: Nguyên âm [ê], [ô] là

A. Hơi rộng

B. Hơi hẹp

C. Hẹp

D. Rộng.

Câu 89: Nguyên âm [e], [o] là

A. hơi hẹp

B. Hơi rộng

C. Hẹp

D. Rộng.

Câu 90: Nguyên âm hơi rộng là

A. /e/, /o/

B. /i/, /e/

C. /u/, /i/

D. /i/, /o/.

Câu 91: Nguyên âm rộng là

A. /a/, /ă/

B. /a/, /o/

C. /o/, /i/

D. /u/, /a/

Câu 92: Nguyên âm tròn môi là

A. /o/, /i/

B. /o/, /u/

C. /u/, /i/

D. /i/, /o/

Câu 93: Nguyên âm không tròn môi là

A. /i/, /o/

B. /u/, /i/

C. /u/, /o/

D. /i/, /e/.

Câu 94: Phụ âm [p],[b], [k], [t], [d] là

A. Phụ âm rung

B. Phụ âm nổ thuần túy

C. Phụ âm mũi

Câu 95: Phụ âm [ch], [nh] là

A. Âm đầu lưỡi răng

B. Âm lưỡi quặt

C. Âm họng

D. Âm mặt lưỡi.

Câu 96: Phụ âm mũi là

A. /p/, /t/, /k/

B. /m/, /n/, /ng/, /nh/

C. /m/, /n/, /t/

D. /t/, /m/, /h/

Câu 97: Phụ âm [k], [ng], [g] là

A. Âm đầu lưỡi

B. Âm cuối lưỡi

C. Âm họng

D. Âm lưỡi quặt.

Câu 98: Phụ âm xát

A. /v/, /ph/, /m/

B. /v/, /ph/, /t/

C. /v/, /ph/, /h/

D. /v/, /h/, /t/.

Câu 99: Phụ âm môi là

A. m,n

B. m,ng

C. m,b

D. b,h.

Câu 100: Phụ âm [s], [tr] là

A. âm môi

B. âm mũi

C. Âm lưỡi quặt

D. Âm mặt lưỡi.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C A   C A C B C C B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B C A A A C A D C A
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
D B B A C D D D A A
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
B C B A A B D A B A
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
B C D A B A A A A A
51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
C B B C C C A B B A
61 62 63 64 65 66 67 68 69 70
A D D A A A D B A B
71 72 73 74 75 76 77 78 79 80
B A A C A D C D B C
81 82 83 84 85 86 87 88 89 90
A B A C B C B B A A
91 92 93 94 95 96 97 98 99 100
A B D B D B B C C C

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 1

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 2

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 4

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 5

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!