79 Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ CHƯƠNG 4 (có đáp án) | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Bộ 79 Câu hỏi trắc nghiệm học phần Dẫn luận ngôn ngữ CHƯƠNG 4 (có đáp án) của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng giúp bạn ôn tập và đạt kết quả cao cuối học kỳ.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4 (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1: Ngành danh học có 2 phần đó là

A. Nhân danh học, địa lý học

B. Nhân danh học, nhân chủng học

C. Nhân danh học, địa danh học

D. Nhân danh học, văn hóa học.

Câu 2: Nghiên cứu mặt ngữ nghĩa của từ, tức là mặt nội dung của ngôn ngữ là định nghĩa của?

A. Từ điển học

B. Ngữ nghĩa học

C. Danh học

D. Từ vựng học

Câu 3: “Nó có quan hệ với mảng hiện thực mà nó biểu thị, có quan hệ với nhận thức, khái niệm, có quan hệ với người sử dụng và có quan hệ với đơn vị từ vựng khác trong hệ thống” là định nghĩa của?

A. Nghĩa của câu

B. Ngữ nghĩa học

C. Từ vựng học

D. Nghĩa của từ.

Câu 4: Từ có các loại ý nghĩa

A. Nghĩa cấu trúc, nghĩa sở chỉ

B. Nghĩa ngữ pháp, nghĩa từ vựng

C. Nghĩa bóng, nghĩa đen.

D. Nghĩa phái sinh, nghĩa từ vựng,

Câu 5: Để tránh tác động xấu đến môi trường, người ta sử dụng

A. Tiếng lóng

B. Nhã ngữ

C. Phương ngữ

D. Tiếng Anh.

Câu 6: Câu “Cô ấy hót hay thật”, “hót” là phương thức

A. Hoán dụ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ.

Câu 7: “Hội thi này có đủ mặt anh tài” thì từ nào dưới đây sử dụng phương thức hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể?

A. anh

B. hội

C. mặt

D. tài.

Câu 8: “Thành phố đang mong chờ thành công của cải cách hành chính” thì “thành phố” là

A. hoán dụ

B. ẩn dụ

C. so sánh

D. nhân hóa.

Câu 9: “Anh toàn rót những lời đường mật vào tai tôi” thì “lời đường mật” là

A. hoán dụ

B. so sánh

C. nhân hóa

D. ẩn dụ.

Câu 10: “Năm 2000 là năm bản lề cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị” thì “năm bản lề” là

A. hoán dụ

B. ẩn dụ

C. nhân hóa

D. so sánh

Câu 11: “Sau hôm ấy, cô ấy luôn nhìn tôi với cái nhìn sắc lạnh” thì “cái nhìn sắc lạnh” là

A. hoán dụ

B. nhân hóa

C. ẩn dụ

D. đối chiếu.

Câu 12: “Lúc giận cô ấy chẳng khác gì sư tử Hà Đông” thì “sư tử Hà Đông” là

A. ẩn dụ

B. hoán dụ

C. so sánh

D. đối chiếu.

Câu 13: “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” thì “đồng tiền đi trước” là

A. hoán dụ

B. ẩn dụ

C. so sánh

D. nhân hóa.

Câu 14: “Cô ấy toàn thốt ra những lời cay đắng” thì “lời cay đắng” là

A. ẩn dụ

B. hoán dụ

C. so sánh

D. đối chiếu.

Câu 15: “Đừng có mà Chí Phèo quá nhé” thì “Chí Phèo” là

A. hoán dụ

B. ẩn dụ

C. so sánh

D. nhân hóa.

Câu 16: “Cậu đã đọc Nguyễn Huy Thiệp chưa” thì “đọc Nguyễn Huy Thiệp” là

A. hoán dụ

B. nhân hóa

C. ẩn dụ

D. so sánh.

Câu 17: “Con ngựa đá con ngựa đá” , người ta gọi 2 từ “đá” trong câu là 2 từ gì?

A. hoán dụ

B. đồng âm

C. đồng nghĩa

D. trái nghĩa.

Câu 18: “Con ruồi đậu mâm xôi đậu”, người ta gọi 2 từ “đậu” trong câu là 2 từ gì?

A. hoán dụ

B. đồng âm

C. đồng nghĩa

D. trái nghĩa.

Câu 19: Trong câu “Có hai cô giáo đoạt viên phấn vàng” thì “viên phấn vàng” là

A. ẩn dụ

B. so sánh

C. nhân hóa

D. hoán dụ.

Câu 20: Câu “Là thành phần ngữ nghĩa vốn có do mối quan hệ giữa từ với đối tượng mà từ nó biểu thị, đối tượng mà từ biểu thị có thể là những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế, và không thực tế” là định nghĩa của?

A. Nghĩa cấu trúc.

B. Nghĩa sở chỉ.

C. Nghĩa ngữ dụng.

D. Nghĩa sở biểu.

Câu 21: Trong câu “Nhà có 5 miệng ăn” thì “năm miệng ăn” là

A. hoán dụ

B. ẩn dụ

C. nhân hóa

D. so sánh

Câu 22: Trong câu “Ông đang cố giữ cái ghế giám đốc” thì từ “ghế” có nghĩa là

A. Nghĩa thường trực

B. Nghĩa không thường trực

C. Nghia tự do

D. Nghĩa hạn chế.

Câu 23: Nguyễn Duy có câu “Áo trắng bây giờ ở đâu?” thì “áo trắng” là nghĩa

A. Nghĩa thường trực

B. Nghĩa không thường trực

C. Nghia tự do

D. Nghĩa hạn chế.

Câu 24: Trong câu “Anh Nguyễn Văn A đẹp duyên cùng chị...” thì “đẹp duyên” là

A. Từ chuyên môn

B. Từ cổ

C. Nhã ngữ

D. từ lóng.

Câu 25: Chuyên nghiên cứu giải thích những hình thức và ý nghĩa ban đầu của các từ và những đơn vị tương đương với từ là ngành gì?

A. Ngữ nghĩa học

B. Nhân danh học

C. Từ nguyên học

D. Từ điển học.

Câu 26: Quan sát câu “Tôi đang nghe anh nè!” từ “nè” thuộc lớp

A. Từ địa phương

B. Từ cổ

C. Từ lóng

D. Nhã ngữ.

Câu 27: “Bàn tay vàng” là

A. ẩn dụ

B. hoán dụ

C. so sánh

D. nhân hóa

Câu 28: “Nhà bếp phục vụ tốt” là

a. so sánh

b. nhân hóa

c. ẩn dụ

d. hoán dụ.

Câu 29: “Ngưỡng cửa cuộc đời” là

A. ẩn dụ

B. so sánh

C. hoán dụ

D. nhân hóa

Câu 30: Trong câu “Tòa án cho bị cáo một câu ân huệ trước khi chết”, từ nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?

A. ân huệ

B. chết

C. toà án

D. bị cáo.

Câu 31: Trong câu “Tay nghề của anh ấy rất cao” thì “tay nghề” là

A. hoán dụ

B. nhân hóa

C. ẩn dụ

D. so sánh.

Câu 32: Từ “Trạng nguyên” là

A. Từ cổ

B. Từ vay mượn

C. Từ lóng

D. A và B đúng.

Câu 33: Từ “ngữ pháp” là

A. từ chuyên môn

B. từ mới

C. từ cổ

D. từ thuần.

Câu 34: Từ “hóa trị” là

A. Từ toàn dân

B. từ mới

C. từ chuyên môn

D. từ cổ.

Câu 35: Từ “khu chế xuất” là

A. Từ chuyên môn

B. từ mới

C. từ địa phương

D. từ cổ.

Câu 36: Từ “tivi” là

A. Từ vay mượn

B. từ cổ

C. từ mới

D. từ thuần,

Câu 37: Từ “sắc phong” là

A. Từ cổ

B. từ thuần

C. từ địa phương

D. từ lóng.

Câu 38: Từ “trẫm” là

E. Từ cổ

F. từ thuần

G. từ địa phương

H. từ lóng.

Câu 39: Từ “đường ray” là

A. Từ vay mượn

B. từ cổ

C. từ mới

D. từ thuần,

Câu 40: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể qua quan hệ cú pháp với các đơn vị khác trong câu nói” là định nghĩa của ai?

A. Cao Xuân Hạo

B. Trần Ngọc Thêm

C. Ngô Bảo Châu

D. Hồ Chí Minh.

Câu 41: Tính cách của từ là

A. đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất

B. đơn vị mang nghĩa lớn nhất

C. Khả năng kết hợp từ vựng

D. Thể hiện mối quan hệ giữa từ và ngữ.

Câu 42: Nhóm từ nào không cùng loại?

A. cats, dogs, pigs

B. walk, run, drink

C. because, be, for

D. Because, for, although.

Câu 43: Căn cứ vào nội dung nào để xác định từ “Gấu trúc” là từ?

A. Cấu tạo

B. Nội dung

C. Cấu trúc.

D. A , B, C đều đúng.

Câu 44: Từ “lung linh” được cấu tạo bởi phương thức nào?

A. từ láy

B. từ ghép

C. từ đơn

D. từ phức.

Câu 45: Để xét về từ, ta có căn cứ nào?

A. Cấu tạo, nghĩa

B. Nghĩa, chức năng, ngữ pháp

C. Cấu tạo, nghĩa, chức năng

D. Cấu tạo, nội dung, chức năng.

Câu 46: Nghĩa ngữ pháp là

A. Khả năng kết hợp từ vựng

B. Khả năng kết hợp cú pháp

C. A và B đúng

D. A và B sai.

Câu 47: Ý nghĩa ngữ pháp của từ không được thể hiện bằng bất cứ phương tiện hình thức nào ở trong bản thân từ?

A. Phức

B. Ghép

C. Đơn lập

D. biến hình

Câu 48: Nhận diện nghĩa ngữ pháp nhờ hệ thống hữu hạn của các phụ tố

A. đơn lập

B. chắp dính

C. hòa kết

D. lập khuôn.

Câu 49: Nghĩa của từ gồm

A. Nghĩa ngữ pháp

B. Nghĩa từ vựng

C. Nghĩa nội dung.

D. A va B đúng.

Câu 50: Nghĩa sở chỉ là

A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó

B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng

C. Là mối quan hệ của từ với ý

D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.

Câu 51: Nghĩa sở biểu là

A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó

B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng

C. Là mối quan hệ của từ với ý

D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.

Câu 52: Nghĩa ngữ dụng là

A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó

B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng

C. Là mối quan hệ của từ với ý

D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.

Câu 53: Nghĩa cấu trúc là

A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó

B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng

C. Là mối quan hệ của từ với ý

D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.

Câu 54: Người ta muốn diễn đạt cho hay, cho bóng bảy nên đã tìm các từ khác để cho lời nói của mình thích hợp hơn với hình thức giao tiếp là

A. Nguyên nhân ngôn ngữ học

B. Nguyên nhân mang tính xã hội

C. A và B đúng

Câu 55: Không dùng từ “chết” mà nói “hai năm mươi”, “trăm tuổi”, “khuất núi”, “nằm xuống” là

A. Dùng từ trang nhã, lịch sự

B. Dùng từ lóng

C. Dùng từ địa phương

D. Dùng từ cổ.

Câu 56: Phương thức ẩn dụ là

A. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng

B. Là hiện tượng chuyển tên gọi sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hay hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các hiện tượng

C. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng

D. B và C đúng.

Câu 57: Phương thức hoán dụ là

A. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng

B. Là hiện tượng chuyển tên gọi sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hay hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các hiện tượng

C. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng

D. B và C đúng.

Câu 58: “cánh buồm”, “cánh quạt”, “mũi đất”, “mũi tiến công” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ cách thức

B. ẩn dụ chức năng

C. ẩn dụ hình thức

D. ẩn dụ màu sắc

Câu 59: “xám lông chuột”, “xanh lá mạ”, “hồng dâu”, “nâu đất” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ hình thức

B. ẩn dụ màu sắc

C. ẩn dụ cách thức

D. ẩn dụ chức năng.

Câu 60: “Trồng người”, “nấu cháo điện thoại”, “học tủ” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ cách thức

B. ẩn dụ màu sắc

C. ẩn dụ hình thức

D. ẩn dụ chức năng,

Câu 61: “chìa khóa thành công”, “đường đến tương lai”, “trái tim cửa đóng, then cài” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ cách thức

B. ẩn dụ màu sắc

C. ẩn dụ hình thức

D. ẩn dụ chức năng.

Câu 62: “Bán trời không văn tự”, “hâm hôn”, “chạy trường”, “hàn gắn tình cảm” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ màu sắc

B. ẩn dụ cách thức

C. ẩn dụ chức năng

D. ẩn dụ hình thức.

Câu 63: “đóng cửa trái tim”, “đi guốc trong bụng”, “mở lòng”, “hái sao trên trời” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ màu sắc

B. ẩn dụ cách thức

C. ẩn dụ chức năng

D. ẩn dụ hình thức.

Câu 64: “nhà ga sân bay”, “cụm cảng hàng không”, “nồi ủ”, “cửa ngõ Sài Gòn” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ màu sắc

B. ẩn dụ cách thức

C. ẩn dụ chức năng

D. ẩn dụ hình thức.

Câu 65: “giọng chua chát”, “cái nhìn cay nghiệt”, “giai điệu nồng ấm”, “gương mặt nhạt nhẽo” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ cảm giác

B. ẩn dụ hình thức

C. ẩn dụ chức năng

D. ẩn dụ cách thức.

Câu 66: “giấc mơ ngọt ngào”, “tình yêu dịu ngọt”, “lời nói đường mật”, “cái nhìn nồng ấm” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ cảm giác

B. ẩn dụ hình thức

C. ẩn dụ chức năng

D. ẩn dụ cách thức.

Câu 67: “lỗ hổng niềm tin”, “bát cơm của người lao động”, “cái rốn của vũ trụ”, “cái gai trong mắt” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ trừu tượng đến cụ thể

B. ẩn dụ cụ thể đến trừu tượng

C. ẩn dụ chức năng

D. ẩn dụ hình thức.

Câu 68: “lửa nhiệt huyết”, “màu Cách mạng”, “cú ngã định mệnh”, “ghế cao trong xã hội” là hình thức ẩn dụ gì?

A. ẩn dụ trừu tượng đến cụ thể

B. ẩn dụ cụ thể đến trừu tượng

C. ẩn dụ chức năng

D. ẩn dụ hình thức.

Câu 69: “chị líu lo suốt cả ngày”, “bão gào rú”, “gió quật từng cơn”, “người đàn ông gầm gừ”, thì “líu lo, gào rú, quật, gầm gừ” là là hình thức ẩn dụ gì?

A. chuyển từ người sang hiện tượng tự nhiên

B. chuyển từ hiện tượng tự nhiên sang người

C. chuyển từ người sang vật

D. chuyển từ vật sang người.

Câu 70: “Con ngựa bất kham của lớp”, “sơn ca của cha”, “họa mi của mẹ”, thì con ngựa họa mi, sơn ca là hình thức ẩn dụ gì?

A. chuyển từ người sang hiện tượng tự nhiên

B. chuyển từ hiện tượng tự nhiên sang người

C. chuyển từ người sang vật

D. chuyển từ vật sang người.

Câu 71: “Lớp có một vài gương mặt nổi trội” , “nó là tay chân của bọn chỉ điểm”, “nó có chân trong cán bộ lớp” thì gương mặt, tay chân, chân là hình thức hoán dụ gì?

A. Lấy bộ phận chỉ toàn thể

B. lấy toàn thể chỉ bộ phận

C. Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống, làm việc ở đó

D. Lấy trang phục quần áo thay cho con người.

Câu 72: “Cả nước đứng dậy”, “giới trẻ năng động”, “tháng thanh niên” là là hình thức hoán dụ gì?

A. Lấy bộ phận chỉ toàn thể

B. lấy toàn thể chỉ bộ phận

C. Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống, làm việc ở đó

D. Lấy trang phục quần áo thay cho con người.

Câu 73: “Nhà nước phát động phong trào”, “Tiền Giang được mùa”, “công ty tham gia hội trại” là hình thức hoán dụ gì?

A. Lấy bộ phận chỉ toàn thể

B. lấy toàn thể chỉ bộ phận

C. Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống, làm việc ở đó

D. Lấy trang phục quần áo thay cho con người.

Câu 74: “Cây ghi ta của lớp”, “tay trống cừ phách”, “cây bút đại thụ” là hình thức hoán dụ gì?

A. hoán dụ dụng cụ, đồ dùng thay cho người sử dụng

B. Lấy bộ phận chỉ toàn thể

C. lấy toàn thể chi bộ phận

D. Lấy âm thanh thay đối tượng.

Câu 75: “có một vài hột cơm vào bụng”, “biết dăm ba chữ thì làm gì”, thì vài, dăm ba là là hình thức hoán dụ gì?

A. Lấy địa điểm thay sự kiện

B. Lấy số ước lượng thay cho số cụ thể.

C. Lấy số cụ thể thay cho số ước lượng

D. Lấy tên tác giả thay cho tác phẩm.

Câu 76: “Đi bằng gối”, “bó tay”, “luôn ngẩng cao đầu” là hình thức hoán dụ gì?

A. dựa trên quan hệ vật chứa - vật được chứa đựng

B. Dựa trên quan hệ nhân - quả

C. Lấy địa điểm thay sự kiện

D. Lấy số ước lượng thay cho số cụ thể.

Câu 77: “uống một tách”, “ăn hai chén”, “hút nửa bình”, “nuốt hai tô” là hình thức hoán dụ gì?

A. dựa trên quan hệ vật chứa - vật được chứa đựng

B. Dựa trên quan hệ nhân - quả

C. Lấy địa điểm thay sự kiện

D. Lấy số ước lượng thay cho số cụ thể.

Câu 78: “Cho hai đen”, “bán ba tái gầu”, “cho một đậu đỏ”, “cho một nướng, một luộc, hai xá xị” là hình thức hoán dụ gì?

A. dựa trên quan hệ vật chứa - vật được chứa đựng

B. Dựa trên quan hệ nhân - quả

C. Lấy địa điểm thay sự kiện

D. Lấy số ước lượng thay cho số cụ thể.

Câu 79: “xem Cao Xuân Hạo”, “đọc Nguyễn Huy Thiếp”, “đọc Nguyễn Đức Dân” là hình thức hoán dụ gì?

A. Lấy địa điểm thay sự kiện

B. Lấy số ước lượng thay cho số cụ thể.

C. Lấy số cụ thể thay cho số ước lượng

D. Lấy tên tác giả thay cho tác phẩm.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C B D B B D C A D B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C A B A B A B B A B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
  B B C C A A D A C
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
A D A C A A A E A A
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
A C B A D C C C D D
51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
C A B B A C B C B A
61 62 63 64 65 66 67 68 69 70
D B B C A A B B A D
71 72 73 74 75 76 77 78 79 80
A B C A C B A A D  

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 1

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 2

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 3

Câu hỏi trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 5

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!