1. Email xác nhận phỏng vấn là gì?
Email xác nhận phỏng vấn là một trong những thông điệp đầu tiên mà nhóm tuyển dụng nhận được từ bạn và nó nói lên rất nhiều điều về bạn, từ cách bạn tiếp cận các cuộc hẹn sắp tới đến ngôn ngữ bạn sử dụng trong giao tiếp kinh doanh. Chính vì vậy cách viết thư xác nhận phỏng vấn xin việc rất quan trọng!
Thời điểm lý tưởng nhất để gửi email xác nhận lịch hẹn là ngay sau khi nhận được thư mời hoặc cuộc gọi mời phỏng vấn. Nếu sau đó bạn bận chưa trả lời được thì hãy nhớ trả lời càng sớm càng tốt.
Đọc thêm: 4 nguyên tắc quan trọng khi gửi Email tìm việc
2. 5 Mẫu Email xác nhận phỏng vấn chuyên nghiệp 2024
Mẫu 1
Tiêu đề thư: Email xác nhận phỏng vấn vị trí ….– Nguyễn Minh Thanh
Kính gửi: Phòng nhân sự Công ty A
Sau khi nhận được Email thông báo từ Quý công ty, tôi rất vui mừng, xin cảm ơn vì đã dành cho tôi cơ hội phỏng vấn tuyển chọn nhân viên kế toán. Tôi xác nhận chắc chắn sẽ tham gia buổi phỏng vấn vào lúc … giờ, ngày … tháng … năm… tại phòng 303 của công ty với Mr/ Mrs…… Nếu cần cung cấp thêm tài liệu nào từ trước hoặc trong buổi phỏng vấn, xin Quý công ty vui lòng phản hồi để tôi có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất.
Xin cảm ơn
Minh Thanh
SĐT: 012345678
Gmail: [email protected]
Mẫu 2
TRẦN VĂN Q – THƯ XÁC NHẬN PHỎNG VẤN VỊ TRÍ CONTENT SEO.
Dear anh/chị + (tên và chức vụ)
Cảm ơn anh/chị đã mời tôi đến phỏng vấn cho vị trí….Tôi gửi thư này xin xác nhận đã nắm được thời gian và địa điểm phỏng vấn vào lúc …giờ, ngày…. tháng…., tại….. Tôi xác nhận sẽ đến đúng giờ và địa điểm trong thư mời. Nếu quý công ty cần giấy tờ gì hãy phẩn hồi lại thư để tôi chuẩn bị đầu đủ trước khi đến phỏng vấn. Tôi mong rằng những kỹ năng và kinh nghiệm tôi chia sẻ trong buổi phỏng vấn tới sẽ phù hợp với vị trí…quý công ty đang tuyển. Hi vọng buổi phỏng vấn sẽ diễn ra suôn sẻ.
Trân trọng!
(Chữ ký)
Đọc thêm: Porfolio là gì? 6 thông tin không thể thiếu trong Porfolio
Mẫu 3
TRẦN VĂN A – THƯ NHẬN VIỆC VỊ TRÍ DESIGNER
Thân gửi + tên công ty
Tôi rất vui khi nhận được email thông báo trúng tuyển vị trí… từ phía quý công ty. Cảm ơn quý công ty đã trao cho tôi cơ hội được hợp tác và cống hiến. Tôi xin phép xác nhận sẽ đến làm việc và có mặt lúc….giờ, ngày….tháng…năm…..
Hẹn gặp lại quý công ty! Dưới đây, tôi xin phép đính kèm một số thông tin quý công ty yêu cầu.
Chân thành cảm ơn!
Ký tên
Mẫu 4
TRẦN VĂN A – THƯ ĐỔI LỊCH PHỎNG VẤN
Dear anh/chị + (tên và chức vụ)
Tôi rất vui khi nhận được lời mời của quý công ty đến phỏng vấn cho vị trí…. Tuy nhiên vì…..nên tôi không thể tham gia buổi phỏng vấn theo đúng thời gian ghi trong thư mời. Vì vậy, quý công ty có thể sắp xếp cho tôi buổi phỏng vấn vào ngày…tháng…được không?
Tôi thực sự xin lỗi vì sự bất tiện này. Rất mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía quý công ty.
Trân trọng
(Chữ ký)
Mẫu 5
TRẦN VĂN A – THƯ TỪ CHỐI PHỎNG VẤN
Dear anh/chị + (tên và chức vụ)
Tôi rất vui khi nhận được lời mời của quý công ty đến phỏng vấn cho vị trí…. Tuy nhiên vì…..nên tôi không thể tham gia buổi phỏng vấn của quý công ty. Tôi hi vọng trong tương lai có cơ hội, tôi có thể hợp tác, phát triển cùng quý công ty. Mong rằng quý công ty sớm tìm được ứng viên phù hợp với vị trí này.
Chúc quý công ty ngày càng thành công và phát triển hơn nữa.
Trân trọng
(Chữ ký).
Đọc thêm: 6 thông tin cơ bản khi giới thiệu bản thân qua Email
3. Một số điều cần lưu ý trong email trả lời phỏng vấn
- Gửi thư mời phỏng vấn vào thời điểm thích hợp: không gửi vào rạng sáng hoặc đêm khuya cũng như sau giờ làm việc và các ngày cuối tuần.
- Chọn “Trả lời tất cả” (Reply all): Thay vì chỉ trả lời duy nhất 1 người gửi email cho mình, ứng viên nên ấn chọn gửi cho tất cả những người được thông báo về thư mời phỏng vấn này.
- Bắt buộc phải có tiêu đề: Một bức email không có tiêu đề sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng có là tin rác, không đọc và đem đến cảm giác thiếu tôn trọng đối với người nhận.
- Thêm thông tin cá nhân: chữ ký ở cuối email, có thể thêm địa chỉ, số điện thoại của bạn vì trong trường hợp có vấn đề gì đó phát sinh, nhà tuyển dụng sẽ gọi điện thoại cho bạn.
- Thư trả lời phải rõ ràng: mạch lạc ngắn gọn, súc tích và đầy đủ các phần như cấu trúc ở trên, không quá dài dòng và cũng không quá ngắn. Và quan trọng là bạn nhớ kiểm tra lỗi chính tả cẩn thận trước khi gửi mail.
4. Cấu trúc viết Email trả lời thư phỏng vấn
Tiêu đề email
Dòng tiêu đề là ấn tượng đầu tiên. Cách bạn diễn đạt chủ đề xác nhận cuộc phỏng vấn sẽ cho người quản lý tuyển dụng biết cách bạn giới thiệu thông điệp kinh doanh. Giữ dòng chủ đề email của bạn ngắn gọn nhất có thể, trong khi vẫn bao gồm những điều cơ bản:.
- Dòng chữ “xác nhận phỏng vấn”
- Chức danh công việc
- Tên của bạn
VD: " Xác nhận phỏng vấn " – Ứng tuyển vị trí Marketing - Trần Văn Nguyên
Lời chào trang trọng
Mở đầu email phải có lời chào trang trọng đến người gửi email phỏng vấn. Không nên trả lời bằng cách vào thẳng ngay vấn đề mà không có mở đầu. Nếu biết rõ tên của người gửi email thì cách tốt nhất là thêm trực tiếp.
VD: “Kính gửi Công ty…”, “Kính gửi Anh…”, “Dear…”,… Cách mở đầu thân thiện sẽ mang đến cảm giác thoải mái cho người đọc.
Lý do viết thư
Đến phần này bạn nên trình bày ngay vào vấn đề, hạn chế viết lòng vòng, phức tạp. Hãy viết lời cảm ơn và xác nhận lịch hẹn phỏng vấn mà nhà tuyển dụng đã đề xuất. Hoặc nếu nhà tuyển dụng cho bạn chọn lựa thời gian thì bạn hãy chọn và nêu thật rõ ngày giờ phỏng vấn.
Nếu bạn có thêm thắc mắc gì về buổi phỏng vấn hoặc các giấy tờ cần thiết khi đến công ty thì bạn cũng nên trực tiếp hỏi trong email này. Tuy nhiên, phần này không quan trọng, bạn có thể bỏ qua.
Lời cảm ơn
Thư trả lời phỏng vấn nhất định phải có lời cảm ơn. Dù ở trên đã có nhưng tốt nhất bạn vẫn nên viết lại ở phần này kèm theo lời cam kết đến đúng hẹn. Có thể kết bằng vài từ như “trân trọng”, “thân mến”… để email được trang trọng hơn.
VD: "Cảm ơn anh/chị/bạn vì những lời tốt đẹp của bạn về sơ yếu lý lịch của em/tôi. Em/Tôi mong được nói chuyện với anh/chị/bạn về cách em/tôi có thể sử dụng kinh nghiệm của mình để mang lại lợi ích cho công ty".
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Câu hỏi và xác nhận về những gì bạn nên mang theo
Thông lệ tiêu chuẩn là mang theo ít nhất năm bản sơ yếu lý lịch của bạn đến buổi phỏng vấn, sẽ cần nhiều hơn nếu có nhiều người phỏng vấn. Ngay cả khi bạn biết người quản lý tuyển dụng đã có một bản sao, bạn vẫn muốn sẵn sàng trong trường hợp họ yêu cầu thêm. Có thể có ai đó trong cuộc phỏng vấn không có sẵn bản sao hoặc có thể muốn có bản cứng cho hồ sơ của bạn.
Để thể hiện rằng bạn hiểu nghi thức phỏng vấn, hãy cho biết trong thư trả lời xác nhận rằng bạn sẽ có sẵn những bản sao đó. Nó tạo ra một sự khác biệt hiệu quả và chuyên nghiệp khi hỏi người phỏng vấn muốn bạn có thêm điều gì. Nếu người quản lý tuyển dụng đã yêu cầu bạn mang theo thứ gì đó, hãy xác nhận điều đó.
Kết thư
Giống như lời chào, đây là một yếu tố của email xác nhận phỏng vấn có thể dễ gây căng thẳng. “Best Regards” quá bình thường? “Trân trọng” có quá trang trọng không? Nếu họ đã sử dụng “Best Regards”, thì bạn cũng vậy. Nếu họ thích “Trân trọng”, bạn sẽ không cảm thấy quá trang trọng nếu bạn tự mình sử dụng nó.
Tên và thông tin liên lạc của bạn
Bất cứ khi nào bạn liên lạc với một công ty tuyển dụng, bạn nên ghi địa chỉ email và số điện thoại của mình dưới phần chữ ký.
VD: Nếu bạn biết rằng nhóm tuyển dụng này đã hỏi tên Skype của bạn, hãy thêm nó dưới phần chữ ký. Điều đó cho thấy bạn đã lắng nghe và bạn muốn giúp công ty dễ dàng liên hệ với bạn.
Đọc thêm: Phỏng vấn qua Email là gì? Trả lời phỏng vấn qua Email đạt kết quả cao
Trả lời email khi xin việc là quan trọng sau khi tham gia phỏng vấn của các ứng viên, có khả năng quyết định bạn có được nhận hay không? Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm hy vọng đã cung cấp chp bạn thông tin hữu ích để trả lời email phỏng vấn xin việc. HY vọng bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả!