1. Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế là sự suy giảm các chỉ số, hoạt động của nền kinh tế như GDP, việc làm, đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp,… từ hai quý liên tiếp trở lên. Nếu chu kỳ này diễn ra quá lâu sẽ bị coi là khủng hoảng kinh tế. Hiểu được nguyên nhân, đặc điểm của suy thoái kinh tế có thể giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự đoán được tình hình, biết được khi nào nên đầu tư và khi nào nên rút tiền. Vì suy thoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thứ từ cổ phiếu, trái phiếu, lợi nhuận của doanh nghiệp đến thu nhập của người dân.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Như vậy, suy thoái kinh tế ở mức nghiêm trọng trong một khoảng thời gian dài có thể được đánh giá là khủng hoảng kinh tế hay suy sụp nền kinh tế.
2. Chu kỳ suy thoái kinh tế là gì?
Chu kỳ suy thoái nền kinh tế gồm 3 giai đoạn: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Trong số đó, suy thoái và hưng thịnh là hai giai đoạn chính, phục hồi mang tính chất là giai đoạn giữa kết nối.
Suy thoái
Suy thoái là pha trong đó trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì dấu hiệu suy thoái mới được xác nhận.
Phục hồi
Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng ngày trước lúc suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của một chu kỳ kinh tế.
Hưng thịnh
Pha hưng thịnh hay còn gọi là pha bùng nổ là khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái. Khi kết thúc pha hưng thịnh, một pha suy thoái mới sẽ được bắt đầu.
Đỉnh của chu kỳ kinh tế được xác lập thông qua điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới.
Đọc thêm: 3 cách tồn tại giữa "cơn bão" suy thoái 2023
3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình suy thoái kinh tế
Tất cả các cuộc suy thoái đều có nguyên nhân và hậu quả khác nhau. Các nền kinh tế đang trải qua tăng trưởng có khả năng rơi vào suy thoái như một phần của chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, các yếu tố khác có thể gây ra suy thoái kinh tế, nhiều yếu tố trong số đó không thể lường trước hoặc ngăn chặn được. Dưới đây là ba nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thoái kinh tế:
Cung vượt cầu
Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, các doanh nghiệp có xu hướng tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi nhu cầu đạt đỉnh và bắt đầu giảm, nguồn cung hàng hóa và dịch vụ quá mức không được tiêu thụ có thể dẫn đến suy thoái. Đặc biệt đối với các công ty cắt giảm sản lượng và thu hẹp quy mô.
Lạm phát
Lạm phát xảy ra khi đồng tiền bị mất giá, hàng hoá và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn. Trên thực tế, không phải tình trạng lạm phát nào cũng xấu. Nếu lạm phát ở mức độ nhẹ có thể góp phần thúc đẩy các hoạt động của nền kinh tế phát triển. Nhưng tỷ lệ lạm phát cao dễ xảy ra tình trạng đầu cơ của những người thừa tiền và hàng hóa, làm mất cân bằng giữa cung và cầu, gây nên suy thoái kinh tế.
Lãi suất cao
Lãi suất là khoản chi phí lãi vay mà cá nhân và doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ đến khi khoản vay được trả hết. Khi lãi suất thấp, doanh nghiệp có khả năng vay thêm tiền để đầu tư, mở rộng và phát triển kinh doanh. Khi lãi suất cao sẽ kéo theo tăng chi phí cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế.
Chiến tranh, thiên tai, địa chính trị
Thiên tai, động đất có thể làm phá huỷ các công trình cơ sở hạ tầng sản xuất dầu mỏ, khí đốt, làm cho các doanh nghiệp buộc phải tăng giá dầu. Từ đó lượng cầu giảm dẫn đến suy thoái kinh tế.
Đọc thêm: Những yêu cầu nhân sự của tập đoàn đa quốc gia
Tâm lý
Nỗi sợ về suy thoái sẽ khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, rút vốn đầu tư. Các doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí vận hành để vượt qua tình trạng giảm cầu. Điều này tạo thành vòng tuần hoàn cắt giảm chi phí, cắt giảm tiền lương, làm nhu cầu ngày càng thấp hơn.
4. Đặc điểm dễ nhận biết của suy thoái kinh tế
Các chỉ số kinh tế là cơ sở để nhận biết suy thoái kinh tế. Nhà đầu tư sẽ dựa vào sự suy giảm của các hoạt động kinh tế như đầu tư, lợi nhuận, việc làm,.. để có thể đánh giá một nền kinh tế có suy thoái hay không. Dưới đây là một vài đặc điểm dễ nhận biết của một chu kỳ suy thoái kinh tế:
Đồng USD tăng mạnh
Đồng đô la Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và tài chính quốc tế. Các quyết định của FED sẽ ảnh hưởng đến giá đồng USD. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) tăng lãi suất khiến đồng USD trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Trong bất kỳ môi trường kinh tế nào, đồng đô la được coi là một nơi an toàn để gửi tiền của nhà đầu tư. Ở bầu không khí hỗn loạn như đại dịch toàn cầu, chiến tranh căng thẳng ở Đông Âu khiến các nhà đầu tư có nhiều động lực hơn để mua đồng USD.
Bên cạnh đó, tỷ giá bảng Anh, đồng Euro, nhân dân tệ của Trung Quốc hay đồng Yên của Nhật Bản cùng nhiều đồng tiền khác cũng giảm. Điều này khiến các quốc gia tốn kém hơn trong việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nguyên nhiên liệu. Đáp lại, các ngân hàng trung ương của các quốc gia sẽ tăng lãi suất để củng cố đồng nội tệ, chống lại lạm phát.
Động lực kinh tế suy yếu
Ngành tiêu dùng là động lực hàng đầu của nền kinh tế của Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tuy nhiên khi hàng hoá liên tục tăng giá, trong khi mức lương không tăng khiến người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, khi lãi suất Mỹ đang tăng nhanh, lãi suất vay thế chấp mua nhà ở, bất động sản đẩy lên mức cao. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư và người mua nhà lâm vào tình cảnh lao đao.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị chững lại
Trong khoảng thời gian xảy ra đại dịch Covid, hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp đã tăng trưởng bùng nổ nhờ sức mua của người tiêu dùng trong nước, ngay cả khi lạm phát cao làm xói mòn lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, điều này sẽ không kéo dài quá lâu.
Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải công bố kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm lợi nhuận, doanh thu. Ngành vận tải, đặc biệt là vận tải biển là một chỉ báo quan trọng về “sức khỏe” của nền tài chính toàn cầu. Hầu hết hàng hóa trên thế giới như dầu thô, lương thực thực phẩm, ô tô, xe máy,.. thường sẽ được vận chuyển bằng đường tàu biển.
Bên cạnh đó hàng năm, các doanh nghiệp thường tích cực tuyển dụng nhân sự để đáp ứng cho các chiến dịch kinh doanh dịp lễ. Nhưng hầu hết năm nay, doanh nghiệp đều rất thận trọng, quan sát tình hình, thậm chí siết chặt nhân sự.
Đọc thêm: CPA là gì? Thời hạn của chứng chỉ CPA bao lâu
Bất ổn tình hình địa chính trị, chính sách
Một dấu hiệu khác cho thấy suy thoái kinh tế sắp diễn ra là sự thiếu nhất quán trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở một số nền kinh tế lớn, biểu hiện cụ thể là Anh. Giống như phần lớn các quốc gia khác trên thế giới, Anh đang phải vật lộn với tình trạng giá cả tăng cao chủ yếu do cú sốc đại dịch, tiếp đó là sự gián đoạn thương mại do chiến tranh Nga-Ukraine. Khi phương Tây giảm mua khí đốt tự nhiên của Nga, giá năng lượng ở châu Âu tăng vọt và nguồn cung bị siết chặt.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Thủ tướng Anh công bố kế hoạch giảm thuế lớn nhất trong 50 năm qua. Kế hoạch này đã vấp phải sự chỉ trích từ các nhà kinh tế vì nó diễn ra vào thời điểm lạm phát ở Anh đang đạt mức kỷ lục. Theo Thủ tướng Anh, mục đích của kế hoạch giảm thuế để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng trong nước, đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện giảm thuế, Chính phủ sẽ phải vay nợ. Điều này gây áp lực lớn lên nền kinh tế vốn đang gặp nhiều bất ổn.
1900 - tin tức việc làm đã mang đến cho bạn những thông tin tổng quan về suy thoái kinh tê. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn: