6 bước xác định phong cách lãnh đạo của bạn

Phong cách lãnh đạo là phương thức làm việc của một nhà quản trị, nó được thể hiện rõ trong đặc điểm, kỹ năng và hành vi của nhà lãnh đạo khi tương tác với cấp dưới. Mỗi một vị lãnh đạo sẽ có những phương pháp quản lý riêng phù hợp với doanh nghiệp và hoàn cảnh. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết về những bước xác định phong cách lãnh đạo sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là phương thức làm việc của một nhà quản trị, nó được thể hiện rõ trong đặc điểm, kỹ năng và hành vi của nhà lãnh đạo khi tương tác với cấp dưới. Mỗi một vị lãnh đạo sẽ có những phương pháp quản lý riêng phù hợp với doanh nghiệp và hoàn cảnh.

Phong cách lãnh đạo được thể hiện chủ yếu qua 3 phương diện:

  • Dấu ấn: Cách thức tương tác với đồng nghiệp.
  • Chức năng: Cách nhà lãnh đạo tác động đến tốc độ cũng như hiệu quả công việc.
  • Động lực: Khả năng thúc đẩy quá trình làm việc của các thành viên.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Cách xác định và định hình phong cách lãnh đạo

Ý thức tự giác

Các nhà lãnh đạo trình độ cao sẽ nhận thức được vai trò của họ. Bởi vậy, để định hình phong cách lãnh đạo hãy tự giác tìm hiểu chính mình. Hiểu được bản thân, biết rõ điểm mạnh, điểm yếu sẽ càng có nhiều cơ hội mở rộng. Phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, cởi mở hơn về quan điểm lãnh đạo để bạn có thể nâng cao trình độ, giá trị của bản thân.

Bí quyết ủy quyền cho nhân viên

Một nhà lãnh đạo thành công sẽ không quản lý vi mô, họ cần có cách nhìn người và phân phó công việc phù hợp với khả năng của từng thành viên. Giao việc cho nhân viên cũng là cách để họ cảm thấy được trao quyền, được tham gia nhiều hơn và có cơ hội để phát triển bản thân hơn. Từ đó, giúp nâng cao tinh thần tự giác cũng như trách nhiệm của từng thành viên đối với công việc mình đảm nhiệm.

Phát triển nhận thức tình huống

Nhà lãnh đạo giỏi là người có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và dự liệu được những vấn đề có thể xảy ra khi thực hiện công việc. Khả năng quan sát và đưa ra cách xử lý các vấn đề tiềm ẩn rất quan trọng đối với một nhà lãnh đạo. Nó có thể giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro và giúp bạn nhận ra những cơ hội phát triển mà nhiều người không nhìn thấy. 

Chức năng cốt lõi  

Có thể đánh giá chức năng phong cách lãnh đạo của một người quản trị bằng hai nhóm sau:

  • Định hướng và cấu trúc: hành động thúc đẩy các thành viên và truyền đạt rõ ràng các nhiệm vụ cần thực hiện.
  • Hỗ trợ và định hướng: hành động của nhà lãnh đạo hướng dẫn mọi người thực hiện công việc

Tự đánh giá, xác định kiểu lãnh đạo phù hợp với bản thân và doanh nghiệp. Kiến thức này có thể giúp nhà lãnh đạo điều chỉnh phương pháp thích hợp cho từng mục đích kinh doanh. 

Khả năng truyền cảm hứng

Khả năng động viên, truyền cảm hứng có thể giúp cho nhân viên có thêm sức mạnh, có thêm sự tin tưởng và đồng lòng làm việc. Khi có bất cứ thành viên nào cần sự hướng dẫn hay khuyến khích, đừng ngần ngại mà hãy đưa ra lời khuyên giúp cho tổ chức hoạt động tốt hơn. Đây cũng là cách thức để rèn luyện và định hình phong cách lãnh đạo cho các nhà quản trị mà mọi người có thể thực hiện mỗi ngày để nâng cao hình ảnh của mình trong mắt đồng nghiệp.

Khả năng giải quyết xung đột

Sự bất đồng ý kiến trong đội nhóm là vấn đề khó tránh khỏi. Nếu không được giải quyết kịp thời, xung đột giữa các thành viên có thể ảnh hưởng đến tiến trình cũng như hiệu quả của công việc. Thay vì trông chờ họ tự giải quyết, bạn hãy là một nhà lãnh đạo khéo léo bằng cách riêng của mình. Hãy gặp riêng các thành viên để tìm hiểu và gắn kết tinh thần làm việc giữa họ. Một đội nhóm đoàn kết sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt hơn nhiều. 

Đọc thêm: Lãnh đạo bằng ảnh hưởng cá nhân là gì? 6 bước xây dựng phong cách lãnh đạo lôi cuốn

3. Một số phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay

Mỗi nhà lãnh đạo lại có những phương thức quản lý riêng, phù hợp với công việc, hoàn cảnh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số phong cách lãnh đạo phổ biến: 

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền

Phong cách lãnh đạo chuyên quyền đặc trưng bởi sự kiểm soát cá nhân đối với các quyết định. Nhà lãnh đạo chuyên quyền thường đưa ra các lựa chọn dựa trên suy nghĩ và phán đoán của họ và hiếm khi nghe góp ý từ nhân viên. Phong cách độc đoán vẫn có hiệu quả khi được áp dụng trong môi trường doanh nghiệp với phần đông người lao động ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, làm việc một cách độc đoán có thể kìm hãm sự sáng tạo và khiến nhân viên có cảm giác không thoải mái khi làm việc. 

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi đặc trưng bởi sự khuyến khích và truyền cảm hứng cho mọi người. Họ tập trung xây dựng ý thức mạnh mẽ về văn hóa doanh nghiệp, quyền sở hữu và khả năng chủ động trong công việc của nhân viên. Phong cách này mang đến cho nhân viên nhiều cơ hội sáng tạo và thể hiện khả năng của bản thân. Từ đó, nhân viên sẽ được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết để trở thành thế hệ lãnh đạo chuyển đổi tiếp theo. 

Phong cách lãnh đạo thuyết phục

Phong cách lãnh đạo thuyết phục đòi hỏi người lãnh đạo cần có tính cách thu hút. Khi trao đổi, nhân viên trong đội sẽ dễ dàng được truyền cảm hứng, động lực và năng lượng để thực hiện công việc. Phong cách lãnh đạo này có rất nhiều ưu điểm, bởi khi nhân viên đã được truyền cảm hứng và tin tưởng bạn, họ sẽ đồng lòng cống hiến cho mục đích chung của doanh nghiệp. 

 Đọc thêm: 5 yếu tố phân biệt phong cách lãnh đạo ủy quyền và lãnh đạo giao dịch

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Trong phong cách lãnh đạo dân chủ, các thành viên được tham gia nhiều hơn vào quá trình thảo luận và đưa ra quyết định. Phương pháp này khá phổ biến, có thể áp dụng rộng rãi cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí là trường học và cơ quan chính phủ. Tuy tập trung vào bình đẳng nhóm, các thành viên đều được nêu ý kiến và trao đổi những người lãnh đạo vẫn cần có chứng kiến, xem xét những khía cạnh khác nhau để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp. 

Phong cách lãnh đạo tốc độ

Phong cách lãnh đạo tốc độ đặc trưng bởi những mục tiêu cao ngất và sự mong mỏi gặt hái thành công. Những nhà lãnh đạo này đặt mục tiêu rất cao cho người khác, và tất nhiên họ cũng rất hà khắc với bản thân mình. Phong cách này khá hiệu quả với đội nhóm có những thành viên chung mục đích và chung tinh thần nhiệt huyết. Còn với những thành viên khác, họ sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và mệt mỏi vì áp lực và công suất làm việc quá lớn.  

Phong cách lãnh đạo dẫn đường

Người lãnh đạo dẫn đường sẽ đưa ra mục tiêu cao và đòi hỏi đội ngũ làm việc của mình phải về đích nhanh chóng theo đúng hướng. Phong cách này phù hợp nhất cho nhóm làm việc có thành viên cùng kỹ năng và được truyền lửa mạnh mẽ từ người dẫn đầu. Tuy nhiên, với phong cách làm việc như vậy cũng khiến nhiều thành viên cảm thấy căng thẳng và bỏ dở giữa chừng.

4. Lưu ý khi áp dụng các phong cách lãnh đạo 

Các nguyên lý lãnh đạo nhân sự không cố định trong mọi trường hợp và do đó, bạn phải đánh giá tình hình, cân nhắc những ưu nhược điểm trước khi chọn bất kỳ phong cách lãnh đạo nào hoặc kết hợp các phong cách cho một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, có những phong cách lãnh đạo chỉ phù hợp với một số tình huống nhất định.

Cụ thể, phong cách lãnh đạo Định hướng, Liên kết, Dân chủ và Huấn luyện có ảnh hưởng tích cực tại nơi làm việc vì nó thúc đẩy sự hài hòa và hài lòng của nhân viên. Mặt khác, phong cách lãnh đạo Dẫn đầu và Chỉ huy có thể hoàn thành công việc hiệu quả nhưng cũng sẽ tạo ra một môi trường làm việc thù địch, căng thẳng mà cuối cùng có thể bóp nghẹt động lực và khả năng sáng tạo ở nơi làm việc.

Đọc thêm:  Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì? Góc nhìn tích cực từ sự độc đoán của nhà lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo nhân viên là điều quan trọng và cần thiết để doanh nghiệp đạt được thành công. 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về phong cách đào tạo lãnh đạo. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của việc lãnh đạo và áp dụng hiệu quả!

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!