1. Tại sao phải giữ chân nhân viên?
Nhân sự là nguồn tài nguyên đáng quý nhất của tổ chức. Bởi vậy nếu không biết trọng dụng sẽ dễ dẫn đến việc lãng phí nguồn lực và giảm tới 200% hiệu suất làm việc.. Tình trạng nhân sự rời bỏ công ty có thể đem lại nhiều hệ lụy kéo theo như:
Tốn chi phí tuyển dụng và đào tạo người mới
Một nhân sự nhảy việc đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tìm một người hoàn toàn mới để lấp đầy chỗ trống mà họ để lại. Nghiên cứu của CAP (Center for American Progress) đã chỉ ra rằng chi phí trung bình để thay thế một nhân sự nghỉ việc là 16% tiền lương chi trả hàng năm cho các công việc lương thấp, 20% cho những vị trí tầm trung và lên tới 213% đối với các vị trí điều hành đòi hỏi trình độ cao. Có thể nói việc tuyển dụng nhân viên mới khá tốn kém so với chi phí bỏ ra cho một nhân sự đã có sẵn kinh nghiệm
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Mất đi đội ngũ nhân viên dày dặn thâm niên và kinh nghiệm
Những nhân sự nghỉ việc, đặc biệt là người đã có thâm niên thường là những người hiểu rất rõ về công ty. Vì họ đã có một khoảng thời gian dài tiếp xúc và quen thuộc với cách thức vận hành cũng như tầm nhìn và mục tiêu mà tổ chức theo đuổi. Bởi vậy họ là những người có thể đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Việc mất đi đội ngũ nhân sự cốt cán có thể khiến cho năng lực phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp bị suy giảm.
Gây hoang mang cho những người ở lại
Khi tình trạng nghỉ việc xảy ra quá thường xuyên trong tổ chức, những nhân viên ở lại sẽ bắt đầu nghi vấn và đặt ra những câu hỏi như: công ty có đang thực sự đãi ngộ tốt với nhân viên, có vấn đề gì đang xảy ra? Việc nhân viên mất lòng tin và tinh thần sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất của doanh nghiệp, thậm chí hiệu ứng Domino có thể thôi thúc ý định nghỉ việc của những người ở lại.
2. Tình trạng nhân sự nghỉ việc tại các doanh nghiệp
Những con số thực tế đã làm dấy lên nhiều nghi ngại về làn sóng nhảy việc và khiến cho nhiều nhà lãnh đạo ý thức hơn về tầm quan trọng của việc giữ chân nhân viên. Cụ thể, theo báo cáo từ McKinsey and Co khảo sát hơn 13.000 nhân viên trên thế giới cho thấy:
- Hơn 4 triệu người đã nhảy việc mỗi tháng trong năm 2022 – và xu hướng này chưa có dấu hiệu dừng lại.
- Khoảng 40% người lao động đang cân nhắc từ bỏ công việc hiện tại trong vòng 3 đến 6 tháng tới.
- Một số lĩnh vực đang trải qua cuộc khủng hoảng chảy máu chất xám: Hơn 60% người lao động nhảy việc trong lĩnh vực tiêu dùng/bán lẻ và tài chính/bảo hiểm. 54% người lao động từ bỏ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Những con số này đã chỉ ra tính bức thiết của chính sách giữ chân nhân viên trong các doanh nghiệp nếu như các giám đốc và nhà quản lý cấp cao không muốn tổ chức mất đi nhân tài.
Đọc thêm: 10 đặc điểm nhận diện nhân sự Công nghệ thông tin tiềm năng
3. Dấu hiệu nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp
Thông qua mục tiêu theo đuổi
Nhân tài của công ty luôn có những mục tiêu, định hướng rất rõ ràng trong ngắn hạn và dài hạn để hướng tới. Đó không chỉ là những mục tiêu cá nhân mà còn là mục tiêu trong công việc. Thấu hiểu rõ mục tiêu của nhân viên sẽ giúp bạn xác định được đâu thật sự là một nhân tài cần giữ trong công ty.
Thông qua năng lực và giá trị đem lại
Dĩ nhiên, để nhận biết nhân tài, bạn phải nhìn vào năng lực thật sự của họ trong công việc cũng như những cống hiến, những giá trị mà họ đem về cho công ty.
Điều đó không thể hiện qua bằng cấp chuyên môn, thâm niên công tác mà bằng chính hiệu quả, hiệu suất công việc. Hiệu quả này cần phải được đo đếm rõ ràng bằng sự thành công của các dự án, bằng doanh thu… không thể được xác định một cách cảm tính.
Thông qua thái độ làm việc
“Thái độ quan trọng hơn trình độ”. Những người thực sự tài năng luôn là những người có thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với công việc và không bao giờ có khái niệm đổ lỗi. Đồng thời, họ cũng là những người luôn xông pha, nhiệt tình nhận mọi nhiệm vụ được giao.
Sự tài năng của họ còn được thể hiện ở việc họ luôn chủ động đưa ra những ý tưởng mới đầy sáng tạo và có tính khả thi, thay vì “chỉ đâu đánh đó, bảo gì làm nấy” như những nhân viên thông thường.
Đọc thêm: Lợi ích của việc sử dụng hệ thống quản lý nguồn nhân sự
Thông qua đánh giá từ đồng nghiệp xung quanh
Để xác định được nhân tài của một công ty, người quản lý phải có ý kiến khách quan của riêng mình và không bị ảnh hưởng bởi tình cảm/thiện cảm cá nhân. Đánh giá từ đồng nghiệp là một nguồn thông tin quan trọng để xác định nhân tài. Những đồng nghiệp trực tiếp làm việc hàng ngày với nhân viên đó sẽ có những đánh giá khách quan về năng lực cũng như thái độ làm việc, sự hòa đồng vào tập thể.
4. 7 Chiến lược giữ chân nhân viên giỏi hiệu quả cho doanh nghiệp
Vậy làm thế nào để giải quyết và ngăn chặn được những vấn đề kể trên? Cách giữ chân nhân viên giỏi không chỉ dừng lại ở những phương pháp và hành động. Đó là nghệ thuật dùng người và là một chiến lược dài hạn để nuôi dưỡng nhân tài trong tổ chức. Hãy tìm hiểu những chiến lược để giữ chân nhân sự hiệu quả sau và áp dụng linh hoạt với tổ chức của bạn:
Trao quyền cho nhân viên
Không nhân sự nào thích cảm giác bị bó buộc, giám sát quá mức khi làm việc vì điều này rất dễ tạo ra căng thẳng và áp lực. Ngược lại, khi nhân viên có được sự tự chủ trong công việc và có tiếng nói trong tổ chức, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm và gắn bó hơn với công ty.
Hãy trao cho nhân viên quyền hạn, không gian và tài nguyên để hoàn thành công việc và cho họ quyền được đóng góp ý kiến trong những cuộc họp của công ty. Khi ở thế chủ động, họ sẽ cảm thấy hài lòng với tổ chức và công việc, khả năng cam kết nhờ đó cũng được củng cố và nâng cao.
Công nhận và khen thưởng
Đừng bỏ qua sự công nhận và các chế độ khen thưởng đối với nhân viên nếu không muốn họ rời bỏ tổ chức. Bởi lẽ được công nhận và khen thưởng cho các thành tích mà họ đạt được sẽ khiến nhân viên cảm thấy có giá trị và mọi nỗ lực họ bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng. Đây là sợi dây vô hình giúp gắn kết, giữ chân người tài cũng như duy trì được động lực để làm học việc và cam kết lâu dài với công ty.
Để ghi nhận đúng năng lực của nhân viên, các nhà quản lý cần xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá thành tích. Hiện nay có rất nhiều phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để quản trị thành tích nhân viên như:
- Các chỉ số KPIs, IFRs
- Sử dụng thẻ điểm cân bằng BSC
- Đánh giá 360 độ
- Sử dụng phần mềm đánh giá nhân viên
Bạn có thể áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp nhưng mấu chốt của việc xây dựng khung đánh giá năng lực là đưa ra chỉ dẫn cho nhân viên biết họ phải làm gì để đạt được mục tiêu.
Đọc thêm: C Suit là gì? Nhân sự cấp C có vai trò quan trọng như thế nào?
Đưa ra mức lương cạnh tranh
Vấn đề lương bổng vẫn là chủ đề nhạy cảm gây nhiều tranh cãi mỗi khi được đề cập trong lý do nghỉ việc của nhân viên. Tuy nhiên không để phủ nhận sức nặng của đồng tiền đối với việc giữ chân người lao động. Bởi lẽ khi đã đóng góp và tạo ra giá trị cho công ty thì họ cũng muốn nhận lại những giá trị mà mình xứng đáng có được. Vậy nên xây dựng một cơ chế lương cạnh tranh và minh bạch là vô cùng cần thiết nếu muốn giữ chân nhân viên giỏi.
Bạn có thể áp dụng các cơ chế trả lương phù hợp với khả năng của nhân viên bằng công thức lương 3P. Đó là trả lương theo Vị trí (Position), Năng lực (Person) và Hiệu suất làm việc (Performance)
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên
Bên cạnh lương thưởng, chăm lo cho đời sống của nhân viên cũng là một yếu tố các doanh nghiệp cần chú tâm để xây dựng sự gắn kết với nhân viên. Giúp nhân viên đạt được sự cân bằng giữa công việc – và cuộc sống sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi nhất để họ có nâng cao năng suất làm việc, gia tăng sự hài lòng và củng cố lòng trung thành của họ với tổ chức.
Muốn đạt được điều này, bạn cần đa dạng các chính sách phúc lợi cho nhân viên để họ có chỗ dựa vững chắc và yên tâm làm việc, một số chính sách có thể kể đến là:
- Đảm bảo đầy đủ các khoản phụ cấp cho nhân viên.
- Cung cấp đủ thời gian nghỉ phép để nhân viên có cơ hội “nạp năng lượng”.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ nhân sự.
- Cung cấp các phúc lợi dành cho con cái và người thân trong gia đình nhân viên.
Tạo cơ hội để nhân viên phát triển
Những nhân viên cầu tiến sẽ không bao giờ muốn đứng im tại chỗ và bằng lòng với những kết quả hiện tại. Bởi vậy muốn giữ chân nhân viên giỏi thì bạn phải tạo cơ hội hết mức để họ có thể học hỏi, phát triển và rèn luyện.
Một số chiến lược các doanh nghiệp có thể áp dụng để phát triển nguồn nhân lực bao gồm:
- Luân chuyển nhân sự sang các phòng ban, chi nhánh khác.
- Đề bạt nhân viên cho những dự án đặc biệt.
- Cử nhân sự tham gia các chương trình bồi dưỡng tài năng.
Bên cạnh đó, việc xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng là cần thiết để chỉ rõ cho nhân viên thấy những cơ hội mà họ có thể đạt được.
Đọc thêm: Hành chính nhân sự là gì ? Mô tả 5 công việc hành chính nhân sự
Xây dựng môi trường lành mạnh
Một môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, công tâm và công bằng sẽ “đánh thức” động lực làm việc của nhân viên, cho họ cơ hội được bộc lộ năng lực và thể hiện bản thân.
Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ dựa trên các yếu tố:
- Không gian: Không gian mở, khuyến khích sự sáng tạo, có các hình thức thư giãn sau giờ làm.
- Con người: Sếp có tâm và có tầm, đồng nghiệp thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Việc xây dựng và áp dụng đúng các chính sách nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả và nhân sự sẽ trở nên gắn bó với tổ chức hơn.
Áp dụng quản lý linh hoạt
Bạn đã bao giờ nghe tới thuật ngữ “quản lý linh hoạt” (agile management) ? Mặc dù khái niệm này còn khá xa lạ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng “quản lý linh hoạt” đang trở thành một xu hướng đi đầu trong ngành quản lý nhân sự trên thế giới.
Vậy làm thế nào để áp dụng phương pháp quản lý linh hoạt để giữ chân nhân viên? Tất cả những gì bạn cần làm là:
- Tạo cơ hội khám phá: Cho phép nhân sự tự do sáng tạo ra những cách thức mới, chấp nhận rủi ro để đổi mới.
- Khuyến khích phát triển: Nhà quản lý chỉ cung cấp điều kiện và công cụ làm việc. - - - Nhân viên sẽ tự học hỏi và phát triển các kỹ năng cần có trong quá trình.
- Tạo động lực: Đưa ra tầm nhìn, mục tiêu và các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên.
Nhân sự có trình độ chính là một phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Hi vọng với bài viết trên 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để áp dụng vào cuộc sống.