Bài tập ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ (có đáp án) | Kinh tế vĩ mô | Học viện Ngoại Giao

Trọn bộ câu hỏi ôn tập Chương 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô học phần KINH TẾ VĨ MÔ dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, nhận định đúng sai, bài tập,... được biên soạn tại Học Viện Ngoại Giao giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

Bài tập Chương 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô (có đáp án)

TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Tổng sản phẩm trong nước: là giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Hoạt động của nền kinh tế được đơn giản hóa thông qua mô hình dưới đây:

Tài liệu VietJackVới sơ đồ trên các hộ gia đình nắm trong tay nguồn lực xã hội, họ bán cho các hãng dưới hình thức các yếu tố sản xuất và nhờ đó có thu nhập từ các yếu tố sản xuất. Sau khi sản xuất xong các hãng bán hàng hoá và dịch vụ cho các hộ gia đình và các hãng nhận được thu nhập từ hàng hoá và dịch vụ. Các hộ gia đình có thu nhập phải chi tiêu hết và các hãng phải bán hết hàng hoá, dịch vụ để tiếp tục vòng sản xuất – tiêu dùng tiếp theo.

Các phương pháp đo lường GDP

Phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + NX

  • C: Tiêu dùng của các hộ gia đình
  • I: Tổng đầu tư; Trong đó: Đầu tư ròng = Tổng đầu tư – Khấu hao
  • G: Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của Chỉnh phủ
  • NX: Xuất khẩu ròng; NX = X – IM, X là giá trị xuất khẩu, IM là giá trị nhập khẩu.

Phương pháp thu nhập: GDP = w + r + i + Pr + OI + Te + Dep

  • w là thù lao lao động
  • r là tiền cho thuê tài sản
  • i là tiền lãi ròng
  • Pr là lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • OI là thu nhập doanh nhân.
  • Te là thuế gián thu ròng; Te = Thuế gián thu – Trợ cấp cho người sản xuất.

Phương pháp giá trị gia tăng:

                                                                         GDP=i=1nVAi

  • VA là giá trị gia tăng của các doanh nghiệp hoặc các ngành.

Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác

Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product – GNP) là tổng thu nhập do công dân của một nước tạo ra.

GNP = GDP + NFA

Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product – NNP) bằng GNP trừ đi khấu hao. Khấu hao là phần doanh thu được sử dụng để bù đắp giá trị tư bản đã hao mòn trong thời kỳ báo cáo.

NNP = GNP - Dep

Thu nhập quốc dân (National Income – NI) bằng NNP trừ thuế gián thu ròng.

NI = NNP - Te

Thu nhập cá nhân là thu nhập của các hộ gia đình và các đơn vị kinh doanh không phải làcông ty.

Thu nhập khả dụng là thu nhập cá nhân còn lại sau khi nộp thuế và các khoản đóng góp khác cho chính phủ như bảo hiểm xã hội...

GDP danh nghĩa (GDPn) là GDP được tính theo giá của năm nghiên cứu (giá hiện hành).

                                                                          GDPnt=qitpiti=1n

Trong đó:

  • i biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i với i = 1,2,3,...n;
  • t biểu thị thời kỳ tính toán (nghiên cứu);
  • q biểu thị lượng từng mặt hàng, qi biểu thị lượng của mặt hàng i;
  • p biểu thị giá của từng mặt hàng, pi biểu thị giá của của mặt hàng i.

GDP thực tế (GDPr) là GDP được tính theo giá cố định của một năm được gọi là năm gốc (năm cơ sở).

                                                                        GDPrt=qitpi0i=1n

Trong đó:

t = 0 biểu thị năm cơ sở hay năm gốc.

Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP. Nó được tính bằng công thức sau:

                                                                    DGDP=GDPnGDPr×100

Tổng sản phẩm trong nước và phúc lợi kinh tế. GDP thực tế là một chỉ tiêu quan trọng về phúc lợi kinh tế của một xã hội. Tuy nhiên GDP không phải là thước đo hoàn hảo về phúc lợi kinh tế. Chỉ tiêu GDP mới phản ánh được số lượng hoạt động của nền kinh tế một cách chưa đầy đủ. Chưa phản ánh được chất lượng hoạt động của nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng của GDP danh nghĩa phản ánh không chính xác sự gia tăng của sản lượng hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế vì nó có sự gia tăng của yếu tố giá.

                                                                   g'=GDPrt-GDPrt-1GDPrt-1×100

Trong đó:

  • qi0 : là lượng mặt hàng i trong giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng điển hình mua được xác định ở năm gốc;
  • pit : là giá của mặt hàng i trong giỏ hàng hóa tại năm hiện hành;
  • pi0 : là giá của mặt hàng i trong giỏ hàng hóa tại năm gốc.

Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức giá chung so với thời kỳ trước đó, và được tính bởi công thức sau:

                                                              π'=CPIt-CPIt-1CPIt-1×100%

Trong đó:

  • πt: Tỷ lệ lạm phát của năm t;
  • CPIt: chỉ số giá tiêu dùng ở năm t;
  • CPIt-1: chỉ số giá tiêu dùng ở năm t-1.

DGDP cũng là chỉ số đo lường mức giá chung nên cũng có thể sử dụng DGDP để tính tỷ lệ lạm phát, khi đó tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức sau:

                                                                        π'=DGDPt-DGDPt-1DGDPt-1×100%

CPI thường được sử dụng để tính toán lạm phát. Tuy nhiên CPI chưa phải là thước đo hoàn hảo phản ánh lạm phát. Ba nguồn chủ yếu tạo ra sai lệch về chỉ báo lạm phát là lệch do hàng hóa mới, lệch do chất lượng thay đổi và lệch thay thế.

DGDP CPI
Tính cho tất cả các hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nước và trong thời kỳ tính GDP. Chỉ tính cho những hàng hóa dịch vụ nằm trong giỏ hàng hóa dịch vụ cố định.
Tính cho những hàng hóa dịch vụ trong nước. Tính cho mọi hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
Hàng hóa dịch vụ tính DGDP tự động thay đổi theo thời gian. Giỏ hàng hóa được cố định trong nhiều năm

CPI được sử dụng để điều chỉnh các biến số kinh tế theo giá trị tính bằng tiền tại các thời điểm khác nhau.

Tiền lương và trợ cấp xã hội hay tiền thuê nhà được tính trượt giá theo lạm phát

Trượt giá được hiểu là sự hiệu chỉnh tự động của một khoản tiền để loại trừ hiệu ứng của lạm phát.

Điều chỉnh lạm phát có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các dữ liệu về lãi suất.

Lãi suất thực tế (r) = Lãi suất danh nghĩa (i) – Tỷ lệ lạm phát (π)

Tăng trưởng kinh tế giúp thu nhập thực tế tăng và người dân được tiêu dùng nhiều hơn hàng hóa dịch vụ mỗi ngày. Trong tính toán kinh tế ngày nay hệ số ICOR được coi là cơ sở để xác định tỷ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính phủ có thể thực hiện những chính sách sau: Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước; Khuyến khích đầu tư từ nước ngoài; Chính sách về vốn nhân lực; Bảo vệ quyền sở hữu và duy trì ổn định chính trị; Khuyến khích thương mại tự do; Kiểm soát tăng trưởng dân số; Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới.

CÂU HỎI BÀI TẬP

1. Nhận định đúng/ sai

Câu 1. Tiền mua giấy của một nhà xuất bản để in sách được tính vào GDP

Sai. Vì giấy mua về để in sách không phải là hàng hóa cuối cùng mà là hàng hóa trung gian.

Câu 2. Khoản tiền bạn Bình nhận được do chính phủ trợ cấp thất nghiệp được tính vào chi tiêu chính phủ và GDP.

Sai. Trợ cấp thất nghiệp là một khoản chuyển giao thu nhập (không thể hiện việc mua sắm hàng hóa dịch vụ) nên không được tính vào chi tiêu chính phủ và GDP.

Câu 3. Sự gia tăng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp không được tính vào khoản mục đầu tư khi tính GDP.

Sai. Hàng tồn kho nằm trong khoản mục đầu tư để tính GDP.

Câu 4. Thu nhập quốc dân (NI) được tính bằng GNP tính theo giá thị trường trừ đi khấu hao (Dep) và thuế gián thu ròng (Te).

Đúng. GNP tính theo giá thị trường trừ đi khấu hao sẽ được sản phẩm quốc dân ròng. Sản phẩm quốc dân ròng trừ đi thuế gián thu sẽ được thu nhập quốc dân.

NI = NNP – Te = GNP – Dep – Te

Câu 5. Khi giá một chiếc ô tô nhập khẩu từ Đức tăng lên làm cho chỉ số DGDP tăng lên.

Sai. DGDP = GDPnt/GDPrt. Trong đó GDP không bao gồm hàng hóa nhập khẩu.

Câu 6. Một gia đình mua một chiếc xe nhập khẩu từ Nhật với giá 8000 USD, giao dịch này sẽ làm tăng GDP của Việt Nam một lượng tương ứng.

Sai. Giao dịch này không làm thay đổi GDP của Việt Nam vì chiếc xe này không được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi khoản mục chi cho tiêu dùng tăng lên thì khoản mục xuất khẩu ròng lại giảm đi một lượng tương ứng.

Câu 7. Nếu một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại Anh, thì thu nhập của người đó là một phần GNP của Anh và một phần GDP của Việt Nam.

Sai. Thu nhập của người đó là một phần GNP của Việt Nam và một phần GDP của Anh.

Câu 8. Giá xe ô tô Yaris nhập khẩu từ Nhật về Việt Nam tăng thêm 8%. Điều này tác động tới chỉ số điều chỉnh GDP của Việt Nam.

Sai. Chiếc xe này sản xuất tại Nhật nên biến động này không tác động đến chỉ số điều chỉnh GDP mà chỉ tác động đến CPI do hàng hóa này nằm trong giỏ hàng hóa cố định của người tiêu dùng điển hình.

Câu 9. Nếu giá xoài tăng khiến cho người tiêu dùng mua ít xoài và mua nhiều nho hơn thì việc tính toán CPI sẽ bị lệch do không tính được sự thay đổi của chất lượng.

Sai. Đây là lệch thay thế.

Câu 10. GDP thực tế là GDP được tính theo giá của năm hiện hành.

Sai. GDP thực tế tính theo giá năm gốc

2. Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu 1. Nhà Hùng vừa mua nhà ở mới, theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi tiêu này của Hùng được tính là:

a. Tiêu dùng

b. Đầu tư

c. Chi tiêu của chính phủ

d. Không được tính vào GDP

Câu 2. Giá trị lô túi xách được sản xuất vào năm 2020 và được bán trong năm 2021, được tính vào khoản mục nào của GDP năm 2021 theo cách tiếp cận chi tiêu:

a. Tiêu dùng

b. Đầu tư

c. Chi tiêu của chính phủ

d. Không được tính vào GDP

Câu 3. Vải Thiều Bắc Giang được một doanh nghiệp sản xuất hoa quả đóng hộp mua về sản xuất:

a. Là hàng hóa cuối cùng và được tính vào GDP

b. Là hàng hóa cuối cùng nhưng không được tính vào GDP

c. Là hàng hóa trung gian và không được tính vào GDP

d. Là hàng hóa trung gian và được tính vào GDP

Câu 4. Nhận định nào sau đây là sai:

a. Cả hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng đều được tính vào GDP

b. GDP có thể được tính bằng cách sử dụng giá cả hiện hành hoặc giá cả của năm gốc

c. Chỉ tính những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu

d. GDP không tính các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.

Câu 5. Trong các khoản mục sau đây, khoản mục sẽ được tính vào GDP năm nay:

a. Một ngôi nhà mới xây xong trong năm nay được một gia đình mua

b. Máy tính cá nhân sản xuất trong năm trước được một công ty mua để trang bị thêm cho văn phòng

c. Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài

d. Nhà máy Long An vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước

Câu 6. Trong các khoản mục sau đây, khoản mục nào không được tính vào GDP theo phương pháp chi tiêu:

a. Dịch vụ trông trẻ mà một gia đình thuê

b. Ngôi nhà mới được gia đình Vân vừa mua

c. Vải mà công ty may Việt Hưng mua về để sản xuất quần áo

d. Bộ sách giáo khoa bán cho học sinh

Câu 7. Nếu giá nho tăng khiến cho người tiêu dùng mua ít nho và mua nhiều xoài hơn thì việc tính toán CPI sẽ bị:

a. Lệch do chất lượng thay đổi.

b. Lệch do hàng hóa mới.

c. Lệch thay thế.

d. Tất cả các phương án trên.

Câu 8. Một gia đình mua một chiếc điện thoại nhập khẩu từ Trung Quốc với giá 500 USD:

a. Giao dịch này không làm thay đổi GDP của Việt Nam.

b. Giao dịch này sẽ làm tăng GDP của Việt Nam một lượng tương ứng.

c. Giao dịch này làm tăng tiêu dùng (C) một lượng tương ứng nên GDP của Việt Nam tăngmột lượng tương ứng.

d. Giao dịch này sẽ làm tăng nhập khẩu (IM) một lượng tương ứng nên GDP của Việt Nam giảm một lượng tương ứng.

Câu 9. “Thành phố Hà Nội trải lại thảm nhựa con đường Trần Duy Hưng”. Giao dịch này có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu, như sau:

a. G không đổi => GDP không đổi

b. I không đổi => GDP không đổi

c. I tăng => GDP tăng

d. G tăng => GDP tăng

Câu 10. “Chính phủ tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp trước bối cảnh Covid-19”. Giao dịch này có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu, như sau:

a. G tăng => GDP tăng

b. C không đổi => GDP không đổi

c. C tăng => GDP tăng

d. G không đổi => GDP không đổi

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B B C A A C C A D D

3. Bài tập tự luận

Xem thêm:

Bài tập Kinh tế vĩ mô Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô

Bài tập Kinh tế vĩ mô Chương 3: Sản lượng cẩn bằng

Bài tập Kinh tế vĩ mô Chương 6: Lạm phát thất nghiệp

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh kiểm toán

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên kế toán

Mức lương của Thực tập sinh kiểm toán là bao nhiêu? 

 

Bài tập ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ (có đáp án) | Kinh tế vĩ mô | Học viện Ngoại Giao (trang 1)
Trang 1
Bài tập ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ (có đáp án) | Kinh tế vĩ mô | Học viện Ngoại Giao (trang 2)
Trang 2
Bài tập ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ (có đáp án) | Kinh tế vĩ mô | Học viện Ngoại Giao (trang 3)
Trang 3
Bài tập ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ (có đáp án) | Kinh tế vĩ mô | Học viện Ngoại Giao (trang 4)
Trang 4
Bài tập ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ (có đáp án) | Kinh tế vĩ mô | Học viện Ngoại Giao (trang 5)
Trang 5
Bài tập ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ (có đáp án) | Kinh tế vĩ mô | Học viện Ngoại Giao (trang 6)
Trang 6
Bài tập ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ (có đáp án) | Kinh tế vĩ mô | Học viện Ngoại Giao (trang 7)
Trang 7
Bài tập ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ (có đáp án) | Kinh tế vĩ mô | Học viện Ngoại Giao (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!