BỆNH ÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
1. Khái niệm
Tiểu đường type 2 hay bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat có đặc điểm tăng glucose máu do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin đến cơ thể hay gặp là đề kháng insulin.
Cơ chế của bệnh đầu tiên khi mới mắc bệnh đái tháo đường type 2 là sự đề kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể đủ insulin nhưng không thể sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào từ đó các tế bào sử dụng để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể.
2. Nguyên nhân
- Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường. Tăng huyết áp được định nghĩa là áp lực của máu lên thành mạch từ 140/90mmHg trở lên.
- Béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2 do sự dư thừa mỡ trong cơ thể càng thúc đẩy quá trình đề kháng insulin.
- Tiền đái tháo đường: Đây là tình trạng rối loạn dung nạp glucose nhưng chưa đến mức chẩn đoán bệnh đái tháo đương. Nếu không có chế độ kiểm soát glucose kịp thời thì hơn 50% người bệnh sẽ tiến triển thành đái tháo đường type 2 sau 5 – 10 năm.
- Chủng tộc: Người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa và người châu Á có nhiều khả năng mắc bệnh này.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường type2: Có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh đái tháo đường type2 thì nguy cơ bạn sẽ bị tiểu đường type 2.
- Rối loạn lipid máu: Những người rối loạn lipid máu tăng nguy cơ đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2.
- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) .
- Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Bao gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm hoặc dùng thuốc chống loạn thần đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
- Tuổi: 45 tuổi trở lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type2.
- Sinh hoạt và lối sống không lành mạnh: như hút thuốc nhiều, uống nhiều rượu, ít tập thể dục
3. Triệu chứng
- Đi tiểu nhiều: Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu.
- Hay bị khát, khô miệng: Việc tiểu nhiều sẽ làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất. Điều này sẽ kích thích làm người bệnh luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn.
- Thèm ăn nhiều hơn và nhanh đói: Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.
- Bị giảm cân hoặc tăng cân bất thường: Tăng hoặc giảm cân bất thường nhưng không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh đái tháo đường type2.
4. Mẫu bệnh án Đái tháo đường type 2
Bệnh án Đái tháo đường type 2 cần cảm bảo những nội dung sau:
I. Phần hành chính
- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân
II. Phần chuyên môn
- Ngày vào viện, lý do vào viện
- Bệnh sử: Tình trạng lúc nhập viện
- Tiền sử: Bản thân và gia đình
- Khám toàn thân và khám cơ quan: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận tiết niệu, thần kinh,...
- Tóm tắt bệnh án
- Chẩn đoán sơ bộ
- Cận lâm sàng
- Chẩn đoán xác định
- Điều trị
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh y khoa
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm bác sĩ nội trú
Mức lương của thực tập sinh y khoa là bao nhiêu?
Được cập nhật 30/03/2024
197 lượt xem