BỆNH ÁN GÃY XƯƠNG ĐÒN
1. Gãy xương đòn là gì?
Gãy xương đòn (gãy xương quai xanh) là tổn thương mất liên tục tại xương đòn sau một tai nạn thể thao, sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông.
Xương đòn hay xương quai xanh là một xương nằm dài nằm ngay dưới da vùng vai, nối giữa xương ức và hệ thống đai vai – cánh tay, có tác dụng như một thanh chống, giằng giữa thân mình và khớp vai, cho phép khớp vai hoạt động với cường độ tối ưu. Xương đòn cũng có chức năng bảo vệ các cấu trúc quan trọng phía dưới như bó mạch dưới đòn, đám rối cánh tay, phổi,…
Phân loại gãy xương đòn theo Allman được sử dụng phổ biến nhất dựa theo vị trí gãy trên xương đòn:
- Nhóm 1: Gãy thân xương đòn.
- Nhóm 2: Gãy đầu ngoài xương đòn.
- Nhóm 3: Gãy đầu trong xương đòn.
2. Nguyên nhân
Hầu hết các trường hợp gãy xương đòn là do ngã chống tay, phần vai va chạm mạnh trực tiếp gây gãy hoặc gián tiếp gãy trong tư thế duỗi khuỷu, dạng vai. Tai nạn giao thông, hay lao động, chấn thương thể thao là các nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương đòn. Gãy xương đòn tương đối phổ biến trong những môn thể thao dễ va chạm mạnh như bóng đá, đua xe đạp, trượt ván, bóng rổ, bóng bầu dục…
Ngoài ra, một lực tác động nhẹ cũng có thể gây gãy xương trong các trường hợp gãy xương bệnh lý do u xương hoặc gãy xương mỏi ít gặp, có thể bỏ sót.
Xương đòn không thực sự cứng và chắc cho tới khi trưởng thành, chính bởi lý do đó mà trẻ em là đối tượng phổ biến trong các trường hợp gãy xương đòn. Trẻ em thường rất hiếu động và dễ bị ngã, va đập trong quá trình hoạt động, vui chơi nên các tai nạn dẫn tới gãy xương có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Tỷ lệ gãy xương đòn (xương quai xanh) giảm xuống ở tuổi trưởng thành nhưng lại bắt đầu tăng lại ở người cao tuổi do mật độ xương giảm dần theo thời gian.
Một trường hợp hiếm gặp khác là gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh, do trong quá trình sinh nở gặp khó khăn do các bất lợi về ngôi thai khiến trẻ bị chèn ép gây ra gãy xương đòn.
3. Dấu hiệu
Sau một tai nạn hay một chấn thương, người bệnh sẽ cảm thấy đột ngột xuất hiện những triệu chứng sau đây và các mức độ của các dấu hiệu có thể tăng lên sau một vài ngày:
- Đau khu trú tại vùng vai sau tai nạn, các cơn đau vai tăng lên khi vận động
- Sưng phồng tại vùng vai, hõm xương vai
- Bầm tím vùng vai
- Cảm giác cứng nhắc, khó khăn để vận động vai
- Có tiếng rắc, cọ xương khi bạn cố vận động vai
- Có thể nhìn thấy đầu xương đòn di lệch đẩy lồi ra da.
- Trẻ không vận động cánh tay sau sinh có thể là dấu hiệu gãy xương đòn sơ sinh.
4. Mẫu bệnh án Gãy xương đòn
Bệnh án Gãy xương đòn cảm bảo những nội dung sau:
I. Phần hành chính
- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân
II. Phần chuyên môn
- Ngày vào viện, lý do vào viện
- Bệnh sử: Tình trạng lúc nhập viện
- Khám lâm sàng: tổng quát và bộ phận: cơ xương khớp, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết,...
- Tóm tắt bệnh án
- Chẩn đoán sơ bộ
- Biện luận lâm sàng
- Cận lâm sàng
- Chẩn đoán xác định
- Điều trị
- Tiên lượng
- Dự phòng
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm điều dưỡng viên
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Được cập nhật 05/04/2024
221 lượt xem