Tuyến sinh ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Mở Hà Nội 2023

Tại Trường Đại học Mở Hà Nội, ngành Công nghệ Thông tin là ngành học được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn với các thông tin cụ thể về Ngành như trong bài viết dưới đây.

1. Tuyển sinh 330 chỉ tiêu ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Mở

Trong năm 2023, Đại học Mở công bố phương án tuyển sinh, trong đó trường nêu ra 330 chỉ tiêu cho ngành CNTT với 4 phương thức: Dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023; Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh; Xét dựa trên kết quả bài thi (bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, bài thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội).

Đối với riêng phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, thí sinh cần tham dự bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội hoặc Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, thời gian thi theo lịch thi của 2 cơ sở này công bố.

2. Các chuyên ngành 

2.1. Tổng quan ngành CNTT tại Đại học Mở

- Ngành Công nghệ thông tin đào tạo tạo các kỹ sư CNTT có trình độ vững vàng, kỹ năng thực hành chuyên sâu để nghiên cứu, xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT, đáp ứng nhu cầu phát  triển  kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.

- Sinh viên học ngành CNTT được trang bị những kiến thức chung về khoa học tự nhiên như toán học cao cấp, đại số tuyến tính và phương pháp tính toán khoa học… và những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin như toán học rời rạc, tin học đại cương, kỹ thuật điện tử số, kiến trúc máy tính, nguyên lý của các hệ điều hành, mạng máy tính, phương pháp lập trình cho máy tính, phương pháp tổ chức và khai thác xử lý dữ liệu trên máy tính phục vụ cho tính toán và lưu trữ…

- Đặc biệt, sinh viên ngành CNTT được trang bị những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu theo các hướng như công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng và bảo mật hệ thống, công nghệ đa phương tiện; đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng tốt các vị trí công việc trong thực tiễn, có khả năng chuyên môn hóa cao và năng lực thích ứng với sự phát triển của công nghệ tốt.

2.2. Thời gian học tập CNTT tại Đại học Mở

Hình thức đào tạo: Tín chỉ (tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học), sinh viên có thể lựa chọn thời gian học, giảng viên, tiến độ, chuyên ngành phù hợp với năng lực và nguyện vọng.

Thời gian đào tạo: 4 năm (khối lượng 150 tín chỉ)

2.3. 4 chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT tại Đại học Mở

Ngành Công nghệ thông tin có 4 chuyên ngành:

  • Công nghệ đa phương tiện
  • Công nghệ phần mềm
  • Hệ thống thông tin
  • Mạng và an toàn hệ thống

Chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành CNTT:

- Về kiến thức

  • Kiến thức căn bản về toán ứng dụng trong Công nghệ thông tin nhằm giúp cho người học có thể tiếp thu được những kiến thức cơ sơ ngành và chuyên ngành, cũng như khả năng nghiên cứu, học nâng cao trình độ.
  • Kiến thức căn bản về nền tảng CNTT, kiến thức về kiến trúc của máy tính, kiến thức về hệ điều hành máy tính, kiến thức về các hệ điều hành thông dụng đương đại giúp cho người học nắm được những nguyên lý cơ bản của một hệ thống máy tính.
  • Kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kiến thức về hệ thống thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp, kiến thức về phân tích và thiết kế hệ thống giúp cho người học nắm được nguyên lý cơ bản và giải pháp trong các hệ thống thông tin ở các tổ chức và doanh nghiệp.
  • Kiến thức cơ bản về cấu trúc dữ liệu, về giải thuật, kiến thức về lập trình cấu trúc và lập trình hướng đối tượng nhằm giúp cho người học có thể hiểu căn bản về lập trình, xây dựng các chương trình máy tính.
  • Kiến thức về Công nghệ phần mềm nhằm giúp cho người học nắm được qui trình xây dựng phần mềm trong công nghiệp công nghệ thông tin.
  • Kiến thức cơ bản về mạng máy tính nhằm giúp cho người học nắm được nguyên lý căn bản của mạng máy tính, mạng của các doanh nghiệp và tổ chức, dịch vụ mạng cũng như kiến thức về mạng Internet.
  • Kiến thức về lập trình tích hợp và kỹ thuật lập trình tích hợp.
  • Kiến thức về quản trị và bảo trì các hệ thống CNTT của một tổ chức hay cá nhân.
  • Kiến thức về nguyên lý an ninh và bảo toàn thông tin.
  • Kiến thức về sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin đương đại.

- Về kỹ năng

Kỹ năng cứng

  • Vận dụng kiến thức toán học và các khoa học cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực CNTT.
  • Sử dụng máy vi tính phục vụ cho học tập, cho công việc, cũng như cuộc sống hằng ngày; có khả năng xây dựng chương trình ứng dụng tin học căn bản.
  • Quản trị hệ thống CNTT của một tổ chức hay doanh nghiệp.
  • Tư vấn cho các tổ chức và các doanh nghiệp trong việc lựa chọn giải pháp và sản phẩm CNTT phù hợp.
  • Tiên đoán xu hướng phát triển của CNTT để đưa ra quyết định phù hợp cho tổ chức hay doanh nghiệp trong việc lựa chọn công nghệ và giải pháp cũng như chính sách phát triển CNTT.
  • Lập trình theo những hướng phát triển ứng dụng khác nhau.
  • Quản trị các hệ thống CNTT khác nhau của các tổ chức hay cá nhân.

Kỹ năng mềm

  • Đạt trình độ Tiếng Anh/Tiếng Pháp tương đương trình độ B1
  • Viết tài liệu mô tả kỹ thuật, báo cáo khoa học hay viết dự án, và thuyết trình.
  • Làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo nhóm làm việc, kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột, sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ cho việc hợp tác làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá đóng góp của thành viên nhóm.

3. Điểm chuẩn qua các năm 

Ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Mở Hà Nội xét điểm chuẩn của 3 khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) và D01(Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh). 

Điểm chuẩn ngành CNTT trong năm 2020 là 23 điểm, năm 2021 là 24.85 điểm và gần đây đạt 24.55 điểm cho năm 2022. Điểm chuẩn của trường Đại học Mở Hà Nội xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có khả năng sẽ tăng từ 1 đến 2 điểm so với năm 2022.

4. Học phí 

Mức học phí thay đổi phụ thuộc vào các ngành. Năm 2022 mức học phí như sau:

- Kế toán, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Tài chính – Ngân hàng, Luật kinh tế, Luật quốc tế: 16.600.000đ/năm học.

- Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kiến trúc, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung quốc: 17.364.000đ/năm học.

Theo mức tăng học phí các năm trước. Dự kiến học phí năm 2023 trường Đại học Mở Hà Nội sẽ tăng 10% so mới năm 2022. Tương ứng 17.000.000 triệu đồng – 19.000.000 triệu đồng/năm học.

5. Cơ hội việc làm ra trường

 

Sinh viên trường Đại học Mở ngành Công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm đa dạng và rộng mở, cụ thể với các vị trí như: 

- Kỹ sư an ninh mạng, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu người dùng

- Kỹ sư kiểm thử/kiểm soát chất lượng/đảm bảo chất lượng

- Kỹ sư lập trình/phát triển các hệ thống trên các nền tảng như Desktop, Web, Mobile, IoT, Cloud Computing, Hệ thống nhúng, AI, …

- Kỹ sư phân tích thiết kế hệ thống, phân tích nghiệp vụ (BA)

- Kỹ sư quản trị CSDL, làm việc với dữ liệu lớn (Big Data)

- Nghiên cứu, giảng dạy, huấn luyện CNTT

- Phân tích, thiết kế, cải tiến trải nghiệm người dùng (UX)

- Quản lý nhóm, quản lý dự án

- Quản trị, vận hành hệ thống, hỗ trợ khách hàng,…

- Thiết kế website và các sản phẩm truyền thông khác

- Các vị trí công việc khác …

6. Tại sao nên chọn ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Mở 

Trường Đại học Mở Hà Nội là một cơ sở giáo dục đại học công lập, nhiều cấp độ, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và các hoạt động phong trào, sinh viên trường đại học Mở Hà Nội tự tin vượt qua những thách thức trong thời đại mới với 

- Đội ngũ cán bộ

Hiện tại, Đại học Mở Hà Nội có: 29 Giáo sư, 123 Phó Giáo sư, 322 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ và 487 Thạc sĩ đang công tác và giảng dạy tại trường. Đây đều là những nhà giáo có năng lực sư phạm tốt cùng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đang công tác, giảng dạy.

- Cơ sở vật chất

Nhà trường có diện tích rơi vào khoảng 60.000 m2, trong đó có 153 phòng học và các phòng thí nghiệm, thực hành. Ngoài ra, nhà trường còn cho xây dựng các phòng máy tính, phòng thí nghiệm nhằm phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.

7. Mức lương ngành CNTT

Lương dành cho thực tập sinh hay các bạn sinh viên mới ra trường ngành Công nghệ thông tin dao động từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. 

Với nhân viên ngành IT đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên mức lương là 10 - 25 triệu/tháng tùy theo vị trí công việc và kinh nghiệm cá nhân.

Với các vị trí cao hơn như Manager, Director thường được tính bằng đô la Mỹ (USD) rơi vào khoảng 1400 - 3000 USD/tháng tương đương với 33 - 70 triệu đồng/tháng.

Đây là mức lương đại trà tại các công ty ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ trả mức lương cao hơn nữa cho các ứng viên phù hợp. Ngành Công nghệ thông tin sẽ ngày càng nhận được nhiều sự chú ý hơn nữa trong tương lai và mức lương 120 triệu đồng/tháng là có thể đạt được và thậm chí cao hơn nữa.

Đại học Mở hiện là một trong những nơi học tập đáng mơ ước dành cho các bạn sinh viên có đam mê với lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!