Công việc của Quản trị dữ liệu là gì?

Quản trị dữ liệu hay còn gọi là Database Administrator (DBA) là một chuyên gia chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của họ là đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Điều này bao gồm việc thiết lập cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất, sao lưu dữ liệu định kỳ, và đảm bảo rằng dữ liệu được bảo vệ khỏi các rủi ro bảo mật. Bên cạnh đó, những vị trí như Chuyên viên quản trị rủi ro, System Admin cũng thường đảm nhận các công việc tương tự.

Mô tả công việc của vị trí Quản trị dữ liệu

Thiết lập và duy trì cơ sở dữ liệu

DBA thường tham gia vào việc thiết lập cơ sở dữ liệu từ đầu bằng cách lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Sau đó, họ phải duy trì cơ sở dữ liệu này bằng cách thêm, sửa đổi và xóa dữ liệu cũng như cấu hình cơ sở dữ liệu để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.

Bảo mật dữ liệu 

DBA phải đảm bảo rằng dữ liệu của tổ chức được bảo vệ an toàn khỏi truy cập trái phép. Họ thực hiện việc cấu hình quyền truy cập, mã hóa dữ liệu, và thực hiện các biện pháp bảo mật khác để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn.

Sao lưu và phục hồi dữ liệu

Bởi quản trị các thông tin có liên quan đến vấn đề quyền truy cập người dùng hệ thống cơ sở dữ liệu đó và đảm bảo được tính bảo mật một cách tiết đối đối với hệ thống cơ sở dữ liệu.Để có thể đảm bảo được tính an toàn cho hệ thống cơ sở dữ liệu vừa mới thực hiện như trên thì việc sao chép và lưu giữ lại thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu là điều vô cùng cần thiết để phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. 

Tối ưu hóa hiệu suất

DBA thường thực hiện tối ưu hóa cơ sở dữ liệu để đảm bảo rằng các truy vấn dữ liệu chạy nhanh và không gây tắc nghẽn. Đảm bảo trong quá trình thực hiện các công việc quản trị cơ sở dữ liệu trên các cơ sở dữ liệu được hoạt động một cách hiệu quả và đạt hiệu suất cao. Điều này bao gồm cấu hình hệ thống, chỉ mục dữ liệu, và tối ưu hóa truy vấn SQL.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
2 ★
Khoảng lương năm 174 - 287 M
Cơ hội nghề nghiệp
4 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 3 năm

Quản trị dữ liệu có mức lương bao nhiêu?

174 - 287 triệu /năm
Tổng lương
161 - 265 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
13 - 22 triệu
/năm

Lương bổ sung

174 - 287 triệu

/năm
174 M
287 M
65 M 598 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Quản trị dữ liệu

Tìm hiểu cách trở thành Quản trị dữ liệu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Quản trị dữ liệu

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
4%
2 - 4
60%
5 - 7
26%
8+
10%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản trị dữ liệu?

Yêu cầu tuyển dụng của Quản trị dữ liệu

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản trị dữ liệu cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Bằng cấp và chuyên ngành: Để trở thành một Quản trị dữ liệu, bạn cần tốt nghiệp chuyên ngành như khoa học máy tính, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông,.. tại các trường đào tạo, cao đẳng, đại học trở lên. Có nền tảng kiến thức và nắm chắc các công việc có liên quan đến hệ thống mạng trong việc quản trị cơ sở dữ liệu.

  • Chứng chỉ và bằng cấp: Các chứng chỉ chuyên nghiệp như Oracle Certified Professional (OCP), Microsoft Certified: Azure Intern Database Administrator.

  • Hiểu biết về hiệu suất: Có kiến thức về tối ưu hóa hiệu suất cơ sở dữ liệu, sửa lỗi và giám sát hoạt động để đảm bảo dự án hoạt động một cách hiệu quả.

  • Sao lưu và khôi phục dữ liệu: Có khả năng thực hiện sao lưu định kỳ và khôi phục dữ liệu trong trường hợp sự cố.

  • Hiểu biết về cơ sở dữ liệu phân tán: Nếu cần thiết, kiến thức về cơ sở dữ liệu phân tán và những thách thức liên quan đến nó.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng phân tích dữ liệu không chỉ là về việc hiểu và xử lý dữ liệu, mà còn liên quan đến khả năng biểu diễn và truyền đạt thông tin từ dữ liệu một cách hiệu quả và hấp dẫn, đặc biệt khi đối tượng là những người không có kiến thức sâu về dữ liệu. Việc viết báo cáo, thuyết trình và giải thích kết quả phân tích một cách rõ ràng, mạch lạc và hấp dẫn là một yếu tố quyết định cho sự thành công trong việc truyền đạt ý nghĩa từ dữ liệu.

  • Kỹ năng đánh giá và kiểm tra: Một trong những kỹ năng Quản trị dữ liệu cần có là kỹ năng đánh giá và kiểm tra. Một chuyên gia Quản trị dữ liệu đáng tin cậy không chỉ tập trung vào việc tạo ra kết quả phân tích, mà còn đặt sự chú trọng đến việc đánh giá và kiểm tra tính chính xác của chúng. Sự kỹ lưỡng và khả năng đối chiếu giữa dữ liệu gốc và kết quả phân tích là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình này.

  • Kỹ năng phản biện và thuyết phục tốt: Trong môi trường chuyên nghiệp, kỹ năng phân tích dữ liệu không chỉ liên quan đến việc xử lý dữ liệu mà còn đòi hỏi khả năng phản biện và thuyết phục người khác về những phân tích và kết quả mà bạn đưa ra. Việc đặt câu hỏi mạch lạc, phân tích sâu và trình bày lý do tại sao những thông tin đó có ý nghĩa và ảnh hưởng đối với tổ chức giúp thúc đẩy sự hiểu biết và quyết định.

Yêu cầu khác

  • Kinh nghiệm: Ưu tiên những người có kinh nghiệm từ năm 1 trở nên. Biết sử dụng toán học, các công cụ thống kê và các kỹ thuật hỗ trợ bởi máy tính cho mục đích dự báo, phân tích và hiển thị dữ liệu. Có kiến ​​thức cơ bản về xếp hàng, làm mịn, kinh tế lượng, phân tích cụm và các phương pháp phân tích thống kê khác.

Lộ trình thăng tiến của Quản trị dữ liệu 

Lộ trình thăng tiến của Quản trị dữ liệu có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1. Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu

Mức lương: 3 - 5  triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm 

Intern Database Administrator (Thực tập sinh quản trị cơ sở dữ liệu) là một vị trí thực tập trong lĩnh vực quản trị cơ sở dữ liệu. Người làm công việc này thường là sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong ngành công nghệ thông tin hoặc hệ thống thông tin và đang tìm hiểu về quản trị cơ sở dữ liệu.

>> Đánh giá: Trong lĩnh vực khoa học dữ liệu,Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những vị trí được đánh giá tương đối phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng. Theo đó, vai trò Thực tập sinh Quản trị cơ sở dữ liệu đó là hỗ trợ thực hiện các phân tích, đánh giá dữ liệu quan trọng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Là công việc thu hút rất nhiều ứng viên trẻ mới ra trường bởi mức lương hấp dẫn và lộ trình phát triển rộng mở.

>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh DBA lương cao

2. Quản trị dữ liệu

Mức lương: 7 - 12 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm 

Quản trị dữ liệu chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của họ là đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu hoạt động một cách hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Điều này bao gồm việc thiết lập cơ sở dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất, sao lưu dữ liệu định kỳ, và đảm bảo rằng dữ liệu được bảo vệ khỏi các rủi ro bảo mật.

>> Đánh giá: Để trở thành một quản trị cơ sở dữ liệu bạn phải đáp ứng được các yêu cầu rất khắt khe về mặt kiến thức như việc sử dụng và kiến thức sử dụng về phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu như Oracle và các phần mềm quản trị khác, kiến thức về phần mềm để có thể hoàn thành công việc thật tốt. 

>> Xem thêm: Việc làm Quản trị dữ liệu lương cao

3. Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh

Mức lương: 10 - 20 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm 

Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh là những chuyên viên có khả năng chuyển đổi hình ảnh sang dạng kỹ thuật số và thực hiện các thao tác cần thiết để nhận được một số kết quả nhất định. Công việc của những nhân viên này là rất quan trọng trong việc tạo ra những hình ảnh đẹp và chất lượng cao cho công việc thiết kế, marketing, quảng cáo hay hoạt hình

>> Đánh giá: Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và chỉnh sửa những hình ảnh tuyệt vời. Với sự am hiểu sâu sắc về phần mềm Photoshop và kỹ năng xử lý dữ liệu, họ có khả năng tạo ra những hình ảnh đẹp và ấn tượng. Công việc này không chỉ mang lại niềm vui trên công việc mà còn là cơ hội để phát triển tài năng sáng tạo của bạn.

>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên xử lý dữ liệu hình ảnh đang tuyển dụng

4. Trưởng phòng phân tích dữ liệu

Mức lương: 20 - 40 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 8 năm 

Trưởng phòng phân tích dữ liệu là công việc tập trung vào việc thu thập, khai thác và xử lý bộ dữ liệu để đưa ra quan sát, nhận định, báo cáo về một vấn đề cụ thể. Mục đích của một báo cáo phân tích dữ liệu là để giúp lãnh đạo nắm được tình hình thực tế và để tham mưu đưa ra quyết định đúng đắn.

>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành phân tích dữ liệu đang ngày càng tăng, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng phân tích tốt. Sự thiếu hụt về nhân lực trong ngành này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà là hầu hết các quốc gia trên thế giới. Dù Trưởng phòng phân tích dữ liệu là một trong những ngành khát nhân lực nhất hiện nay nhưng hiện tại vẫn còn trống rất nhiều vị trí đo kỹ năng chưa đủ đáp ứng. Đây chính là cơ hội cho bạn.

>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng phân tích dữ liệu đang tuyển dụng

5 bước giúp Quản trị dữ liệu thăng tiến nhanh trong trong công việc

Học thêm kiến thức và kỹ năng

Đảm bảo bạn luôn cập nhật kiến thức về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phổ biến như Oracle, MySQL, SQL Server, PostgreSQL, MongoDB và các công nghệ liên quan. Nắm vững ngôn ngữ truy vấn SQL và các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu. Thi các chứng chỉ chuyên nghiệp như Oracle Certified Professional (OCP), Microsoft Certified: Azure Database Administrator hoặc AWS Certified Database - Specialty có thể giúp bạn thể hiện năng lực của mình và tạo dựng danh tiếng trong ngành.

Tư duy phân tích dữ liệu

Kỹ năng tư duy phân tích dữ liệu là khả năng suy luận logic và hiểu rõ sâu sắc về dữ liệu. Bạn cần biết cách đặt câu hỏi phù hợp, đặt giả thuyết và tìm kiếm thông tin ẩn sau dữ liệu để đưa ra những kết luận ý nghĩa. Định hình cho bạn cách tư duy trong việc xác định mô hình phân tích, đặt giả thuyết và điều tra dữ liệu để tìm ra những thông tin ẩn sau số liệu. Khả năng này giúp bạn hiểu rõ hơn về dữ liệu và đưa ra những quyết định có cơ sở.

Hiểu về ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay

Việc nắm vững ít nhất một ngôn ngữ lập trình không chỉ giúp bạn tạo ra các ứng dụng tùy chỉnh để xử lý dữ liệu mà còn giúp bạn hiểu cách dữ liệu được tổ chức và lưu trữ trong môi trường kỹ thuật. Python thường được ưa chuộng trong lĩnh vực này do cú pháp dễ đọc và cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ.

Thành thạo Excel và ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu

Sử dụng thành thạo Microsoft Excel là một trong những kỹ năng cần thiết để có thể quản trị dữ liệu một cách hiệu quả. Excel là chương trình bảng tính được hàng triệu người trên thế giới sử dụng để lưu trữ, chia sẻ thông tin, thực hiện các phép toán, thống kê cũng như tạo báo cáo, biểu đồ trực quan. Đối với các Quản trị dữ liệu thì đây là công cụ không thể thiếu trong quá trình làm việc.

Yêu thích làm việc với con số và máy tính

Quản trị dữ liệu là người làm việc trực tiếp với dữ liệu, thường xuyên phải tiếp xúc với con số khô khan nên đòi hỏi bạn cũng cần có một chút niềm đam mê để gắn bó với nghề.Đặc biệt phải luôn đặt tính bảo mật của dữ liệu lên làm đầu. Bởi toàn bộ dữ liệu thu thập được đều có tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp nên yêu cầu tính bảo mật rất cao.

Đọc thêm:

Việc làm Chuyên viên quản trị rủi ro với mức lương hấp dẫn

Việc làm System Administrator đang tuyển dụng

Đánh giá, chia sẻ về Quản trị dữ liệu

Các Quản trị dữ liệu chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Quản trị dữ liệu

Toàn bộ vấn đề là về kỹ thuật
3.0 ★
TECH MAHINDRA VIỆT NAM
Quản trị dữ liệu
Q: Toàn bộ vấn đề là về kỹ thuật
20/11/2023
Bạn biết gì về java
3.0 ★
TECH MAHINDRA VIỆT NAM
Quản trị dữ liệu
Q: Bạn biết gì về java
20/11/2023
Hãy kể cho tôi nghe về trải nghiệm của bạn.
4.0 ★
VUS
Quản trị dữ liệu
Q: Hãy kể cho tôi nghe về trải nghiệm của bạn.
20/11/2023
Bạn mong muốn làm việc với người sếp như thế nào với vị trí Database administrator?
1900.com.vn
Quản trị dữ liệu
Q: Bạn mong muốn làm việc với người sếp như thế nào với vị trí Database administrator?
15/11/2023
1 câu trả lời

Mình kỳ vọng một lãnh đạo biết tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ. Họ không chỉ là người quản lý công việc mà còn là người hướng dẫn, tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và chuyên sâu về chuyên môn.

 

 

Câu hỏi thường gặp về Quản trị dữ liệu

Công việc của Database Administrator (DBA) là quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. DBA đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu hoạt động một cách hiệu quả, an toàn, và luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Phỏng vấn Database Administrator (DBA) thường đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý cơ sở dữ liệu. Dưới đây là một tóm tắt về những câu hỏi phỏng vấn phổ biến cho DBA:

  • Hãy chia sẻ về kinh nghiệm làm việc và học vấn của bạn?
  • Trình bày về hiểu biết về hệ quản trị cơ sở dữ liệu ?
  • Cách bạn tối ưu hóa hiệu suất của cơ sở dữ liệu và xử lý vấn đề liên quan đến hiệu suất.
  • Khả năng làm việc trong môi trường nhóm và sự linh hoạt trong việc thích nghi với các tình huống mới?
  • Sự hiểu biết của bạn về các xu hướng và công nghệ mới như NoSQL, containerization, và cloud database services.
  • Cách bạn quản lý khả năng mở rộng của cơ sở dữ liệu để đáp ứng nhu cầu tăng cường.

Nhớ chuẩn bị kỹ về kiến thức và kinh nghiệm của bạn trước khi tham gia phỏng vấn cho vị trí Database Administrator.

Lộ trình thăng tiến của một Database Administrator (DBA) bắt đầu từ vị trí thực tập sinh và có thể phát triển thông qua các cấp bậc khác nhau trong sự nghiệp. Dưới đây là một ví dụ về lộ trình thăng tiến từ thực tập sinh DBA:

  • Thực tập sinh DBA (Database Intern)
  • DBA Junior
  • DBA Trung cấp (Mid-level DBA)
  • DBA Senior
  • DBA Chuyên gia (DBA Expert)

Mức lương của Database Administrator (DBA) tại Việt Nam có thể biến đổi tùy theo nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc, vùng địa lý, và kích thước của công ty. Tuy nhiên, vào năm 2021, mức lương trung bình cho một DBA tại Việt Nam thường dao động từ khoảng 10 triệu đến 30 triệu VND mỗi tháng. Các DBA có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu có thể kiếm được mức lương cao hơn, trong khi các DBA mới ra trường thường có mức lương thấp hơn.

Đánh giá (review) của công việc Database Administrator được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.

Bài viết xem nhiều