Công việc của Chuyên viên quản trị rủi ro là gì?

Chuyên viên quản trị rủi ro là một vị trí thuộc bộ phận tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan, là người phân tích các hồ sơ, rà soát, đánh giá và đề xuất các yêu cầu tín dụng, đề xuất các khoản đầu tư cho khách hàng; lập báo cáo thẩm định các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đề xuất các biện pháp và trình cấp có thẩm quyền.

Mô tả công việc của Chuyên viên quản trị rủi ro

Hiện nay, tùy vào từng doanh nghiệp mà công việc của nhân viên quản lý rủi ro sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung họ sẽ vẫn chịu trách nhiệm cho các đầu việc như sau:

  • Phân tích toàn diện các hồ sơ đầu tư
  • Rà soát, đánh giá rủi ro đầu tư
  • Đề xuất đầu tư cho khách hàng
  • Lập báo cáo thẩm định rủi ro và các báo cáo cần thiết để gửi khách hàng xem xét
  • Lập báo cáo định kỳ trình cấp trên
  • Triển khai thực hiện các chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp và công tác phòng chống rửa tiền theo đúng quy định
  • Kiểm soát các rủi ro tài chính có thể dẫn tới và đưa ra biện pháp
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 130 - 195 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Chuyên viên quản trị rủi ro có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
65 M 390 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Chuyên viên quản trị rủi ro

Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên quản trị rủi ro, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Chuyên viên quản trị rủi ro

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
6%
2 - 4
59%
5 - 7
27%
8+
8%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên quản trị rủi ro?

Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên quản trị rủi ro 

Đối với vị trí này, các nhà tuyển dụng thường đặt ra yêu cầu, tiêu chí khá khắt khe. Cụ thể, bạn sẽ cần đảm bảo:

Học vấn

Tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh.

Kinh nghiệm làm việc

Yêu cầu ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm làm việc trong vị trí tương đương hoặc có kiến thức về quản trị rủi ro.

Kiến thức chuyên môn

  • Nắm vững về khung quản trị rủi ro và các yếu tố quản trị rủi ro
  • Kiến thức về kinh tế học vi mô và vĩ mô, kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp
  • Nhạy bén với các con số và xu hướng thay đổi của thị trường.

Có khả năng đọc và hiểu được các báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu quan trọng, là bộ mặt và là sự đánh giá, tổng kết người hoạt động của một đơn vị công ty, doanh nghiệp nào đó, vậy nên với một người phân tích tài chính cần phải biết cách đọc, hiểu và phân tích được những thông tin quan trọng được đề cập trong đó, nhìn thấu được ý nghĩa của những con số từ đó đưa ra được những nhận xét đúng đắn, mang tính thực tế cao. Sau đó có cách nhìn về hiệu quả của hoạt động tài chính của công ty, đơn vị mà bạn hợp tác hiện đang như thế nào, biết họ cần gì và có thể đưa ra các chiến lược tốt để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Kỹ năng lập báo cáo, thuyết trình

Khi lập báo cáo chắc hẳn chúng ta đều rất chán nản với những số liệu giấy tờ phức tạp và không biết phải xử lý chúng sao cho đúng thì hãy tham khảo cách lập báo cáo như thế này nhé ! Trong báo cáo cần nêu rõ được 3 vấn đề chính là cách nhìn nhận, cách nêu vấn đề và cách chốt vấn đề, đặc biệt là những thông tin nào cốt lõi mang tính chất quyết định đều phải được đưa vào.

Kỹ năng lập báo cáo không chỉ dựa vào mỗi kỹ năng viết nội dung mà nó còn được thể hiện qua kỹ năng thuyết trình, bạn phải biết cách biến kế hoạch của mình thành một xâu chuỗi logic từ đó thuyết phục được sếp của mình, sau đó là khách hàng bằng những lập luận có căn cứ và đủ bằng chứng chứng minh.

Kỹ năng thu thập và tổng hợp thông tin

Khi được giao một dự án nào đó, chúng ta nên quan tâm đến những thông tin quan trọng của công ty đó bao gồm những hoạt động của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ …đến nhân viên hay những đánh giá của khách hàng của báo chí hay các tổ chức đang chuẩn bị hợp tác. Từ những thông tin trên, bạn sẽ có cho mình bộ tài liệu hỗ trợ tốt nhất để làm nên một chiến lược tài chính thuyết phục được khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Kỹ năng khác 

  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức Giỏi
  • Là người có khả năng phân tích, chịu áp lực công việc cao
  • Là người vững chuyên môn tài chính, luôn tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích của cả khách hàng lẫn doanh nghiệp
  • Là người trung thực, quyết đoán

Lộ trình thăng tiến Chuyên viên quản trị rủi ro 

Mức lương bình quân của Chuyên viên quản trị rủi ro có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Dưới 1 năm kinh nghiệm: Thực tập sinh quản trị rủi ro 

Vị trí thực tập sinh quản trị rủi ro dành cho người mới bắt đầu hoặc sinh viên thực tập. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được học hỏi và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro trong môi trường thực tế. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ các Chuyên viên quản trị rủi ro trong việc phân tích dữ liệu, chuẩn bị tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khác.

Từ 1 - 2 năm kinh nghiệm: Nhân viên quản trị rủi ro

Là vị trí cơ bản nhất trong lĩnh vực quản trị rủi ro, có nhiệm vụ phân tích, đánh giá và quản lý các rủi ro trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp, bạn có thể là sinh viên vừa mới tốt nghiệp, hoặc có kinh nghiệm khoảng 1 năm làm việc. 

Từ 2 - 3 năm: Chuyên viên quản trị rủi ro

Sau khi đảm nhận vị trí nhân viên cơ bản nhất, bạn đã có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, năng lực và kỹ năng, bạn sẽ được thăng chức lên Chuyên viên quản trị rủi ro, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, đề xuất giải pháp, theo dõi và đánh giá hiệu quả. 

Sau 3 - 5 năm: Trưởng phòng hoặc Trưởng bộ phận Quản trị rủi ro 

Chuyên viên quản trị rủi ro có thể được thăng chức lên vị trí Trưởng phòng quản trị rủi ro hoặc Chuyên gia cao cấp, đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo và quản lý các hoạt động quản trị rủi ro, lập kế hoạch và chiến lược, quản lý nhân sự, nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro và báo cáo các kế hoạch, chiến lược đề ra với Giám đốc quản trị rủi ro. 

Sau 5 - 7 năm: Giám đốc quản trị rủi ro

Vị trí cao nhất mà một Chuyên viên quản trị rủi ro có thể đạt được là Giám đốc quản trị rủi ro, là người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động quản trị rủi ro trong một tổ chức, để có được vị trí này, bạn cần xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức chuyên môn, kỹ năng cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo hơn. 

Đánh giá, chia sẻ về Chuyên viên quản trị rủi ro

Các Chuyên viên quản trị rủi ro chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Chuyên viên quản trị rủi ro

Quan điểm chính sách rủi ro tín dụng và kỹ năng quản lý danh mục đầu tư
4.2 ★
Ngân hàng HSBC VietNam - HSBC
Chuyên viên quản trị rủi ro
Q: Quan điểm chính sách rủi ro tín dụng và kỹ năng quản lý danh mục đầu tư
20/10/2023
(1) Bạn nghĩ gì về vị trí này? (2) Khả năng sẵn sàng của bạn là gì? (3) Bạn có muốn đi du lịch không? (4) Nếu đây là công việc thực tập không lương thì bạn nghĩ sao?
4.1 ★
Deloitte Viet Nam
Chuyên viên quản trị rủi ro
Q: (1) Bạn nghĩ gì về vị trí này? (2) Khả năng sẵn sàng của bạn là gì? (3) Bạn có muốn đi du lịch không? (4) Nếu đây là công việc thực tập không lương thì bạn nghĩ sao?
20/10/2023
Bạn biết gì về vị trí này? Nó nói về cái gì và bạn phù hợp với nó như thế nào?
4.1 ★
Deloitte Viet Nam
Chuyên viên quản trị rủi ro
Q: Bạn biết gì về vị trí này? Nó nói về cái gì và bạn phù hợp với nó như thế nào?
26/10/2023
Tôi đã học được gì ở trường đại học, khá chi tiết, ví dụ. Bạn đã học gì về Thống kê
3.8 ★
MSB
Chuyên viên quản trị rủi ro
Q: Tôi đã học được gì ở trường đại học, khá chi tiết, ví dụ. Bạn đã học gì về Thống kê
20/10/2023

Câu hỏi thường gặp về Chuyên viên quản trị rủi ro

Chuyên viên quản trị rủi ro là người có nhiệm vụ phân tích các hồ sơ, rủi ro, đánh giá và khai thác, tạo ra các giải pháp đầu tư cho khách hàng; lập báo cáo thăm dò rủi ro, ...

Để trở thành một Chuyên viên quản trị rủi ro, kiếm được thu nhập cao, có thời cơ thăng quan tiến chức trong sự nghiệp, chắc như đinh không hề thiếu những kiến thức và kỹ năng và kiến thức và kỹ năng sau :

  • Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
  • Kỹ năng quản trị xung đột
  • Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
  • Tư duy tập trung vào kết quả
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
  • Năng lực giải trình
  • Kỹ năng đối mặt với áp lực
  • Kỹ năng đào tạo

Hiện nay, mức lương trung bình của  Chuyên viên quản trị rủi ro dao động trong khoảng 10 - 15 triệu/ tháng

Một số câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên quản trị rủi ro thường gặp:

  • Mô tả một ngày làm việc điển hình của 1 nhân viên quản lý rủi ro.
  • Bạn có thể mô tả những điểm cần nắm vững trong chuyên môn của 1 người tư vấn tài chính được không?
  • Theo bạn, khả năng thuyết phục khách hàng (bên cạnh các khả năng khác như khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy, …) chiếm bao nhiêu phần trăm trong sự thành công của 1 chuyên viên quản lý rủi ro?
  • Nêu quá trình phân tích 1 dự án/ khoản đầu tư. Bạn sẽ để ý những thông số nào?
  • Khi có vấn đề với gói đầu tư của khách hàng, bạn sẽ rà soát các thông số như thế nào và nên có cơ chế đền bù gì cho khách hàng?
  • Nêu các mục cần có trong 1 bản báo cáo định kỳ trình lên quản lý.

Bài viết xem nhiều