Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên quản trị rủi ro?

Chuyên viên quản trị rủi ro là một vị trí thuộc bộ phận tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan, là người phân tích các hồ sơ, rà soát, đánh giá và đề xuất các yêu cầu tín dụng, đề xuất các khoản đầu tư cho khách hàng; lập báo cáo thẩm định các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đề xuất các biện pháp và trình cấp có thẩm quyền.

Lộ trình thăng tiến Chuyên viên quản trị rủi ro 

Dưới 1 năm kinh nghiệm: Thực tập sinh quản trị rủi ro 

Vị trí thực tập sinh quản trị rủi ro dành cho người mới bắt đầu hoặc sinh viên thực tập. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được học hỏi và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro trong môi trường thực tế. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ các Chuyên viên quản trị rủi ro trong việc phân tích dữ liệu, chuẩn bị tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khác.

Từ 1 - 2 năm kinh nghiệm: Nhân viên quản trị rủi ro

Là vị trí cơ bản nhất trong lĩnh vực quản trị rủi ro, có nhiệm vụ phân tích, đánh giá và quản lý các rủi ro trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp, bạn có thể là sinh viên vừa mới tốt nghiệp, hoặc có kinh nghiệm khoảng 1 năm làm việc. 

Từ 2 - 3 năm: Chuyên viên quản trị rủi ro

Sau khi đảm nhận vị trí nhân viên cơ bản nhất, bạn đã có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, năng lực và kỹ năng, bạn sẽ được thăng chức lên Chuyên viên quản trị rủi ro, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, đề xuất giải pháp, theo dõi và đánh giá hiệu quả. 

Sau 3 - 5 năm: Trưởng phòng hoặc Trưởng bộ phận Quản trị rủi ro 

Chuyên viên quản trị rủi ro có thể được thăng chức lên vị trí Trưởng phòng quản trị rủi ro hoặc Chuyên gia cao cấp, đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo và quản lý các hoạt động quản trị rủi ro, lập kế hoạch và chiến lược, quản lý nhân sự, nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro và báo cáo các kế hoạch, chiến lược đề ra với Giám đốc quản trị rủi ro. 

Sau 5 - 7 năm: Giám đốc quản trị rủi ro

Vị trí cao nhất mà một Chuyên viên quản trị rủi ro có thể đạt được là Giám đốc quản trị rủi ro, là người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động quản trị rủi ro trong một tổ chức, để có được vị trí này, bạn cần xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức chuyên môn, kỹ năng cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo hơn. 

Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên quản trị rủi ro 

Đối với vị trí này, các nhà tuyển dụng thường đặt ra yêu cầu, tiêu chí khá khắt khe. Cụ thể, bạn sẽ cần đảm bảo:

Học vấn

Tốt nghiệp đại học trở lên, ưu tiên các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh.

Kinh nghiệm làm việc

Yêu cầu ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm làm việc trong vị trí tương đương hoặc có kiến thức về quản trị rủi ro.

Kiến thức chuyên môn

  • Nắm vững về khung quản trị rủi ro và các yếu tố quản trị rủi ro
  • Kiến thức về kinh tế học vi mô và vĩ mô, kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp
  • Nhạy bén với các con số và xu hướng thay đổi của thị trường.

Có khả năng đọc và hiểu được các báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu quan trọng, là bộ mặt và là sự đánh giá, tổng kết người hoạt động của một đơn vị công ty, doanh nghiệp nào đó, vậy nên với một người phân tích tài chính cần phải biết cách đọc, hiểu và phân tích được những thông tin quan trọng được đề cập trong đó, nhìn thấu được ý nghĩa của những con số từ đó đưa ra được những nhận xét đúng đắn, mang tính thực tế cao. Sau đó có cách nhìn về hiệu quả của hoạt động tài chính của công ty, đơn vị mà bạn hợp tác hiện đang như thế nào, biết họ cần gì và có thể đưa ra các chiến lược tốt để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Kỹ năng lập báo cáo, thuyết trình

Khi lập báo cáo chắc hẳn chúng ta đều rất chán nản với những số liệu giấy tờ phức tạp và không biết phải xử lý chúng sao cho đúng thì hãy tham khảo cách lập báo cáo như thế này nhé ! Trong báo cáo cần nêu rõ được 3 vấn đề chính là cách nhìn nhận, cách nêu vấn đề và cách chốt vấn đề, đặc biệt là những thông tin nào cốt lõi mang tính chất quyết định đều phải được đưa vào.

Kỹ năng lập báo cáo không chỉ dựa vào mỗi kỹ năng viết nội dung mà nó còn được thể hiện qua kỹ năng thuyết trình, bạn phải biết cách biến kế hoạch của mình thành một xâu chuỗi logic từ đó thuyết phục được sếp của mình, sau đó là khách hàng bằng những lập luận có căn cứ và đủ bằng chứng chứng minh.

Kỹ năng thu thập và tổng hợp thông tin

Khi được giao một dự án nào đó, chúng ta nên quan tâm đến những thông tin quan trọng của công ty đó bao gồm những hoạt động của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ …đến nhân viên hay những đánh giá của khách hàng của báo chí hay các tổ chức đang chuẩn bị hợp tác. Từ những thông tin trên, bạn sẽ có cho mình bộ tài liệu hỗ trợ tốt nhất để làm nên một chiến lược tài chính thuyết phục được khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Kỹ năng khác 

  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức Giỏi
  • Là người có khả năng phân tích, chịu áp lực công việc cao
  • Là người vững chuyên môn tài chính, luôn tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích của cả khách hàng lẫn doanh nghiệp
  • Là người trung thực, quyết đoán

Học gì để trở thành Chuyên viên quản trị rủi ro ?

Với công việc liên quan đến tiền bạc như chuyên viên tư vấn tài chính thì bạn buộc phải có ít nhất bằng Cử nhân về các ngành liên quan như Quản trị kinh doanh, Kế toán hoặc Tài chính. Trong quá trình học Cử nhân, bạn sẽ có cơ hội tham gia chương trình thực tập tại các công ty tài chính để học hỏi kinh nghiệm cũng như xác định xem bản thân có thực sự phù hợp với hướng đi này không. Một số ngành cụ thể:

Chuyên ngành Quản lý tài chính công

Khi theo đuổi chuyên ngành Quản lý tài chính công, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng về quản lý tài chính công ở nước ta. Sinh viên chuyên ngành này còn được phân phối những thông lệ quốc tế để có thể vận dụng vào quá trình triển khai quản lý tài chính tại các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước .

Là một trong những trường đào tạo chuyên ngành Quản lý tài chính công, Học viện Tài chính đưa ra mức điểm năm nay – 25.94 điểm với tổ hợp 4 môn xét tuyển A00; A01; D01; D07. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng xét tuyển 4 tổ hợp môn tương tự A00; A01; D01; D07 với mức điểm chuẩn là 24 điểm.

Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Với chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sinh viên được cung cấp khối lượng lớn kiến thức về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán, chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp như: Phân tích tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và quản trị tài chính.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang là một trong số ít trường đại học đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng. Năm 2023, ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển vào chuyên ngành này là 27,10 điểm với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D07. 

Chuyên ngành Tài chính quốc tế

Đây là một trong những chuyên ngành thuộc ngành tài chính – ngân hàng được nhiều sinh viên lựa chọn nhất trong thời gian vừa qua. Với những kiến thức chuyên sâu về Tài chính quốc tế, sinh viên hoàn toàn tự tin thực hiện tốt công việc của mình sau khi ra trường.

Chuyên ngành Tài chính quốc tế đang được nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo như: trường Đại học Ngoại thương (27,45 điểm đối với cơ sở phía Bắc và 27,8 điểm đối với cơ sở phía Nam), trường Đại học Kinh tế TP.HCM (26,6 điểm), trường Đại học Công nghệ TP.HCM (16 điểm), trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (19 điểm), trường Đại học Công nghệ Miền Đông (15 điểm).

Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính

Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính đem lại cho người học những kỹ năng đa dạng về định giá doanh nghiệp, tư vấn M&A hay đầu tư chứng khoán, đầu tư phát sinh. Sinh viên còn có thể hiểu sâu kiến thức ngành Tài chính và nắm vững những kiến thức chuyên ngành.

Hiện nay, trường Đại học Ngoại Thương đang là một trong những trường đi đầu về chất lượng giảng dạy chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính. Năm 2023, ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển vào chuyên ngành này là 27,45 điểm đối với khu vực phía Bắc và 27,8 điểm đối với khu vực phía Nam.

Học ngành Quản trị rủi ro ở đâu?

Mặc dù Quản trị rủi ro là một ngành mới nhưng đã được đưa vào chương trình đào tạo và giảng dạy tại nhiều trường đại học. Một số trường kinh tế bạn có thể lựa chọn nếu muốn theo đuổi ngành nghề này là:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Nam

Với sự tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn, Chuyên viên quản trị rủi ro có thể đạt được vai trò quản lý cao hơn và đóng góp đáng kể vào việc định hình chiến lược và quản trị rủi ro của tổ chức.

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Chuyên viên quản trị rủi ro. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Chuyên viên quản trị rủi ro phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.